Thuận Châu hoàn thành chi trả dịch vụ môi trường rừng

Năm 2020 huyện Thuận Châu có 50.308 ha rừng đủ điều kiện chi trả dịch vụ môi trường rừng, với tổng số tiền trên 12,2 tỷ đồng. Đây là năm thứ 2 trên địa bàn huyện thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng thông qua bên cung ứng dịch vụ là Ngân hàng CSXH.

 

Mô hình trồng chanh leo từ nguồn vốn dịch vụ môi trường rừng của nhóm phụ nữ tiết kiệm bản Cổng Chặp, xã Phổng Lái (Thuận Châu).

 

Để bảo đảm việc triển khai thực hiện chính sách công khai, minh bạch,  đúng quy định của pháp luật, Chi nhánh Quỹ bảo vệ phát triển rừng Thuận Châu - Quỳnh Nhai đã tăng cường phối hợp với chính quyền các xã, ngành kiểm lâm và các chủ rừng tổ chức rà soát diện tích rừng đủ điều kiện chi trả dịch vụ môi trường rừng. Ông Đỗ Quốc Hưng, Quyền Trưởng Chi nhánh, cho biết: Đến thời điểm này, đơn vị đã phối hợp với Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Thuận Châu cơ bản chi trả xong tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2020 cho 3.089 chủ rừng; trong đó có 518 chủ rừng là cộng đồng, nhóm hộ và 2.571 chủ rừng là cá nhân, hộ gia đình. Việc chi trả qua Ngân hàng CSXH đã thực sự phát huy hiệu quả, bảo đảm chính xác, đặc biệt là an toàn trong quá trình chi trả.

Với lợi thế có hệ thống giao dịch của Ngân hàng CSXH triển khai đến 100% số xã trên địa bàn, tại mỗi xã, thực hiện giao dịch vào một ngày cố định trong tháng, nên khi chi trả qua tài khoản, bà con không phải đi xa để nhận tiền. Ông Lê Xuân Tuyền, Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Thuận Châu, thông tin: Trong các phiên giao dịch tại xã, bà con được cán bộ ngân hàng hướng dẫn sử dụng tài khoản để có thể rút tiền hoặc gửi tiết kiệm, vừa tiện lợi, lại bảo đảm an toàn.

Cùng với thực hiện kịp thời, hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, Chi nhánh Quỹ bảo vệ phát triển rừng Thuận Châu - Quỳnh Nhai đã tăng cường phối hợp với chính quyền các xã, ban quản lý các bản tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ, phát triển rừng và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng đúng mục đích. Trong đó, tiền dịch vụ môi trường rừng chi trả cho chủ rừng là cộng đồng chủ yếu phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng. Các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, dụng cụ tuần tra canh gác, PCCCR; xây dựng bổ sung quy ước, hương ước của bản. Đặc biệt là từ nguồn kinh phí này, các bản đã xây dựng được nhiều công trình phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân, như làm đường bê tông, xây dựng nhà văn hóa bản, công trình nước sinh hoạt, sân thể thao... Cũng từ nguồn kinh phí chi trả cho các chủ rừng là cá nhân, hộ gia đình đã giúp bà con có điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Anh Sùng A Só, Trưởng bản Cổng Chặp, xã Phổng Lái, thông tin: Bản hiện có gần 400 ha rừng tự nhiên, cộng đồng bản vừa được chi trả hơn 240 triệu đồng tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2020. Ngoài ra, chủ rừng là 3 tổ chức (Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội phụ nữ bản) được chi trả hơn 37 triệu đồng và 140 chủ rừng là hộ gia đình được chi trả 587 triệu đồng. Đây thực sự là số tiền không nhỏ giúp bản có điều kiện làm tốt hơn việc bảo vệ rừng và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế. Với số tiền của cộng đồng, Ban quản lý bản đã xin ý kiến bà con để xây dựng kế hoạch chi tiêu; trong đó, sẽ xây dựng mới sân bóng đá và ưu tiên hoàn thiện các công trình công cộng theo chương trình xây dựng nông thôn mới và tiếp tục giành một phần kinh phí giao cho nhóm phụ nữ tiết kiệm của bản để giúp chị em có nhu cầu vay vốn phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó, Quỹ Bảo vệ phát triển rừng tỉnh cũng đã chi trả trực tiếp cho Ban quản lý rừng đặc dụng - phòng hộ Thuận Châu hơn 2,6 tỷ đồng. Ông Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Ban quản lý, thông tin: Đơn vị đang tập trung giải ngân cho các cộng đồng bản nhận khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng đặc dụng và hướng dẫn việc sử dụng kinh phí đúng quy định, hỗ trợ bà con tham gia phát triển rừng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng; hỗ trợ xây dựng và củng cố các tổ, đội bảo vệ và PCCCR trên địa bàn các bản do Ban quản lý.

Để phát huy hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng, ngay sau khi hoàn thành việc chi trả, Chi nhánh Quỹ bảo vệ phát triển rừng đã phối hợp với Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện, kiểm lâm và chính quyền các xã tăng cường kiểm tra, giám sát. Đồng thời, tiếp tục rà soát diện tích rừng trên địa bàn đủ điều kiện làm căn cứ thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2021.

Ngọc Thuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Thời sự - Chính trị -
    Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 30/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La tham gia thảo luận tại tổ đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
  • 'Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Quốc phòng -
    Triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, tạo sự chuyển biến vững chắc về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện sát với tình hình của đơn vị, tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, phong trào, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu biểu”.
  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
  • 'Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động trên vùng đất quần cư lâu đời của nhiều dân tộc, với sự đan xen, dung hòa các giá trị văn hóa đậm bản sắc, cùng nhiều di tích lịch sử, các nhà máy thủy điện và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, hội viên Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Mường La đã có nhiều tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, giới thiệu hình ảnh quê hương Mường La với bạn bè trong và ngoài tỉnh.