Thanh long ruột đỏ Thuận Châu liên tiếp “ghi điểm”

Thực hiện phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, những năm gần đây, huyện Thuận Châu gặt hái được nhiều thành công khi sản phẩm nông nghiệp được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Đài Loan... Đặc biệt, năm 2020 sản phẩm thanh long ruột đỏ của huyện Thuận Châu liên tiếp “ghi điểm” khi bảo đảm chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Nga và nhận được phản hồi tích cực của khách hàng, mở ra cơ hội cho cây thanh long ruột đỏ phát triển bền vững.

Lãnh đạo huyện Thuận Châu kiểm tra chất lượng quả thanh long ruột đỏ tại xã Chiềng Pha. 

             

Năm 2018, cây thanh long ruột đỏ chính thức được đưa vào trồng thử nghiệm ở Thuận Châu theo Dự án phát triển sản phẩm thanh long liên kết theo chuỗi giá trị giai đoạn 2018-2020 tại các xã: Chiềng Pha, Phổng Lái, Chiềng Ly. Trong đó, HTX Ngọc Hoàng ở huyện Mai Sơn được chọn là đơn vị liên kết thực hiện cung ứng giống, hướng dẫn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm cho người nông dân.

             

Sản phẩm thanh long ruột đỏ tại xã Chiềng Pha.

             

Gia đình ông Trần Văn Đồng, bản Tiên Hưng, xã Phổng Lái, là hộ tiên phong đưa cây thanh long ruột đỏ vào trồng. Qua 2 năm chăm sóc, tháng 7 vừa qua sản phẩm thanh long ruột đỏ của gia đình ông liên tiếp đủ tiêu chuẩn có mặt trong 2 lô hàng thanh long ruột đỏ của huyện Thuận Châu xuất khẩu sang Nga. Ông Đồng phấn khởi nói: Năm 2020, gia đình có 4 ha thanh long ruột đỏ cho thu hoạch khoảng 10 tấn, trong đó đã xuất khẩu 3 tấn sang thị trường Nga. Nếu so sánh 1 ha chè trước kia cho thu nhập khoảng 150 triệu đồng/năm, thì với cây thanh long ruột đỏ cho thu nhập khoảng hơn 300 triệu đồng/năm, gia đình rất phấn khởi.

             

Đồng hành với người dân trồng thanh long ở Thuận Châu từ những ngày đầu, chị Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc HTX Ngọc Hoàng nắm rõ diện tích từng hộ, từng khoảnh, phấn khởi khi sản phẩm thanh long của huyện Thuận Châu xuất ngoại thành công, chị Dung chia sẻ: Thực hiện chủ trương của huyện về phát triển chuỗi giá trị thanh long, HTX đã liên kết với các hộ dân trên địa bàn huyện để đưa cây thanh long vào trồng, mở các lớp tập huấn hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc thanh long theo hướng hữu cơ cho người dân. Mục tiêu của HTX là đưa toàn bộ diện tích sản xuất thanh long ở xã Chiềng Pha vào giám sát bằng camera để bảo đảm chất lượng xuất khẩu trong những năm tiếp theo.

             

Sau chuyến xuất khẩu 2 tấn thanh long đầu tiên “chào hàng” thị trường Nga vào đầu tháng 7 vừa qua, sản phẩm thanh long ruột đỏ của Thuận Châu nhận được phản hồi tích cực. Ngay sau đó, huyện tiếp tục xuất khẩu thêm 10 tấn vào thị trường này theo đường chính ngạch thông qua HTX Nông nghiệp Ngọc Hoàng và Công ty TNHH Thực phẩm hữu cơ Hà Nội.

             

Trực tiếp có mặt tại huyện Thuận Châu để khảo sát, đánh giá và lựa chọn thanh long xuất khẩu, bà Đinh Thị Khánh Chi, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm hữu cơ Hà Nội, cho biết: Sản phẩm thanh long của Thuận Châu có mùi thơm tự nhiên mà ở nhiều khu vực khác không có. Đặc biệt, thanh long Thuận Châu có vị chua thanh, rất mát, thị trường các nước rất thích vị này, chúng tôi đang kỳ vọng có thể tiếp tục xuất khẩu sản phẩm thanh long ruột đỏ của Thuận Châu sang thị trường châu Âu trong thời gian tới.

             

Trên cơ sở nghiên cứu, nhận thấy khả năng phát triển, hiệu quả kinh tế từ cây thanh long, huyện Thuận Châu đã quy hoạch vùng trồng thanh long ruột đỏ thuộc khu vực các xã: Phổng Lái, Chiềng Pha, khu vực đèo Pha Đin. Đến nay, huyện Thuận Châu có 33 ha, trong đó 26 ha cho thu hoạch, sản lượng ước tính đạt 200 tấn, giá bán bình quân từ 20.000-25.000 đồng/kg. Năm 2020, huyện Thuận Châu phấn đấu xuất khẩu 20 tấn thanh long ruột đỏ theo đường chính ngạch sang thị trường Nga, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản. Ông Tòng Văn Diện, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho biết: Hiện, cây thanh long là 1 trong 6 chuỗi liên kết sản xuất về phát triển cây ăn quả bền vững của huyện. Dự kiến giai đoạn 2020-2025, huyện Thuận Châu sẽ phát triển chuỗi thanh long ruột đỏ lên 150-200 ha. Qua đánh giá và phản hồi của khách hàng, quả thanh long ruột đỏ trồng trên địa bàn huyện Thuận Châu có trọng lượng từ 500-800g/quả, mẫu mã đẹp, chất lượng an toàn và được người tiêu dùng ưa chuộng. 

             

Việc xuất khẩu thành công quả thanh long ruột đỏ theo đường chính ngạch là tín hiệu đáng mừng đối với nông dân huyện Thuận Châu. Tin rằng, với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự chung tay vào cuộc của doanh nghiệp, HTX và người dân, sản phẩm thanh long ruột đỏ của huyện Thuận Châu sẽ còn vươn ra và khẳng định thương hiệu ở nhiều thị trường các nước trên thế giới.

Duy Tùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư

    Phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư

    Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, lựa chọn nhà đầu tư các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư, khu đô thị ở tỉnh ta những năm gần đây được các cấp, các ngành quan tâm, góp phần tăng nguồn cung bất động sản, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
  • 'Dạy thực chất, học thực chất

    Dạy thực chất, học thực chất

    Khoa Giáo -
    Tập trung đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt”, đưa việc “Dạy thực chất, học thực chất” ngày càng đi vào chiều sâu, đã góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của huyện Mai Sơn.
  • 'Chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động

    Chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động

    Xã hội -
    Với phương châm “Hướng về cơ sở, vì người lao động”, các cấp công đoàn của huyện Thuận Châu đã cụ thể hóa các phong trào thi đua phù hợp với cơ quan, đơn vị; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, đoàn viên, công chức, viên chức, người lao động.
  • 'Sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững ở Mường Sang

    Sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững ở Mường Sang

    Kinh tế -
    Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững, phường Mường Sang, thị xã Mộc Châu đã vận động, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ dân thực hiện sản xuất theo hướng hữu cơ, tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp sạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • 'Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

    Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

    Xã hội -
    Huyện đoàn Mường La có 27 cơ sở đoàn, với gần 11.500 đoàn viên. Với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, tuổi trẻ của huyện đã phát huy sức trẻ, lòng nhiệt huyết và tinh thần cống hiến, triển khai nhiều công trình, phần việc thiết thực vì cuộc sống cộng đồng.
  • 'Quỳnh Nhai nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

    Quỳnh Nhai nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

    Xây dựng Đảng -
    Nghiêm túc quán triệt các nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở đảng bộ xã, phường, thị trấn gắn với củng cố hệ thống chính trị cơ sở”, Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt mọi mặt trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng Đảng bộ ngày càng trong sạch vững mạnh.
  • 'Phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Hạn chế thấp nhất tình trạng cháy, nổ, huyện Sông Mã đã tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường kiểm tra, hướng dẫn nhân dân các biện pháp phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
  • 'Chủ động bảo vệ rừng mùa khô

    Chủ động bảo vệ rừng mùa khô

    Xã hội -
    Huyện Phù Yên có gần 62.190 ha rừng, với độ che phủ rừng đạt trên 49,6%. Đang là kỳ cao điểm mùa khô hanh, huyện đã chủ động triển khai nhiều biện pháp bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng.