Phát triển thương hiệu các sản phẩm nông sản địa phương

Huyện Thuận Châu có nhiều sản phẩm nông nghiệp được người tiêu dùng biết đến và tin tưởng lựa chọn, như: Khoai sọ, chè Phổng Lái, cá sông Đà... Để các sản phẩm của địa phương cạnh tranh được với các sản phẩm hàng hóa cùng chủng loại trên thị trường, huyện Thuận Châu đã và đang xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng.

 

Gian hàng trưng bày nông sản của huyện Thuận Châu tại Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến lần thứ III, giai đoạn 2015-2020. 

Xác định phát triển nông nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, huyện Thuận Châu đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tuyên truyền, vận động nhân dân đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất, gắn với phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản; xây dựng thương hiệu sản phẩm, truy xuất nguồn gốc xuất xứ, phát triển chuỗi cung ứng các sản phẩm nông, thủy sản an toàn. Nhắc đến nông sản Thuận Châu, phải kể đến sản phẩm chè gắn liền với thương hiệu “Chè Phổng Lái”. Sau nhiều cố gắng, nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương và người dân, năm 2018, sản phẩm chè của huyện Thuận Châu được cấp Nhãn hiệu chứng nhận “Chè Phổng Lái Thuận Châu”, đây là động lực to lớn để bà con trồng chè tiếp tục phát triển cây chè, tạo thu nhập ổn định và trở thành một trong những điểm sáng trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của huyện. Đến nay, ngoài xã Phổng Lái, diện tích chè đã được mở rộng ra nhiều xã trong huyện, như: Chiềng Pha, Mường É, Phổng Lập, với diện tích trên 1.200 ha. Riêng tại xã Phổng Lái, hiện đang có gần 800 ha chè, tạo việc làm, thu nhập cho trên 2.000 lao động với hơn 400 hộ trồng, chế biến, kinh doanh chè. Đặc biệt, để phát huy thế mạnh của nông sản, đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu, những năm gần đây, các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh chè đã tham gia hợp tác, hướng dẫn người trồng chè ứng dụng công nghệ tiên tiến, từ khâu trồng, chăm sóc, chế biến theo tiêu chuẩn VietGAP, sản xuất hữu cơ, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Bà Nguyễn Thị Bình, Phó Giám đốc HTX sản xuất, kinh doanh và dịch vụ tổng hợp Bình Thuận, cho biết: Từ khi được công nhận nhãn hiệu chứng nhận “Chè Phổng Lái”, các sản phẩm chè của HTX bán ra thị trường trong nước và quốc tế được khách hàng đánh giá cao. Năm 2019, HTX đã xây dựng thành công sản phẩm OCOP của tỉnh với thương hiệu “Chè Trọng Nguyên”. Hiện, HTX đẩy mạnh hướng dẫn người dân sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP, hướng dần sang sản xuất hữu cơ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Chúng tôi cũng đã xây dựng Website giới thiệu sản phẩm chè, tham gia trưng bày, quảng bá trong và ngoài tỉnh. Quan điểm của HTX là phải đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm lên hàng đầu, tạo niềm tin từ khách hàng và từ đó xây dựng thương hiệu “Chè Phổng Lái Thuận Châu”.

Cùng với cây chè, khoai sọ cũng là cây trồng phù hợp với khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng của huyện Thuận Châu. Hiện nay, huyện có hơn 120 ha khoai sọ, sản lượng trung bình khoảng 1.400 tấn/năm. Khoai sọ được trồng tập trung chủ yếu ở các xã: Chiềng Ly, Chiềng Bôm, Nậm Lầu và Muổi Nọi. Năm 2018, huyện Thuận Châu đã công bố chứng nhận Nhãn hiệu tập thể “Khoai sọ Thuận Châu”. Để hướng đến phát triển khoai sọ bền vững, trở thành sản phẩm đặc sản thương hiệu của địa phương, huyện Thuận Châu đã quy hoạch vùng sản xuất khoai sọ, nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để từng bước nâng cao chất lượng, cũng như sản lượng khoai sọ, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Đến nay, huyện Thuận Châu đã có 5 sản phẩm nông nghiệp được cấp văn bằng bảo hộ, gồm: Chè Phổng Lái, khoai sọ, cá sông Đà, quả sơn tra và cà phê Sơn La. Đặc biệt, huyện đang tập trung phát triển hệ thống cửa hàng kinh doanh sản phẩm nông sản an toàn, xúc tiến thương mại đưa nông sản của huyện tiếp cận với các hệ thống bán lẻ, siêu thị, xuất khẩu ra nước ngoài; triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), mục tiêu đấu đến hết năm 2025, huyện sẽ có 3-5 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, xây dựng và hình thành vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Phổng Lái.

Nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu các sản phẩm nông sản địa phương, cùng với sự quan tâm, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, HTX, người dân cần phải tuân thủ đúng quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản an toàn chất lượng sản phẩm. Có như vậy, nông sản của Thuận Châu mới tiếp tục khẳng định và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Duy Tùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng

    Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng

    Xây dựng Đảng -
    Công tác cải cách hành chính trong Đảng là nội dung quan trọng, góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác CCHC trong các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ.
  • 'Ngăn chặn trẻ em lao động trái pháp luật

    Ngăn chặn trẻ em lao động trái pháp luật

    Xã hội -
    Là trung tâm công nghiệp của tỉnh Sơn La, huyện Mai Sơn có nhiều công ty, doanh nghiệp, cơ sở chế biến nông sản đang hoạt động, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ thu hút trẻ em lao động trái pháp luật. Vì vậy, huyện luôn quan tâm phòng ngừa lao động sớm ở trẻ em.
  • 'Lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn

    Lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn

    Xây dựng Đảng -
    Xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, phù hợp thực tế; chủ động đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, Đảng bộ Sở Giao thông Vận tải đã chỉ đạo các chi bộ trực thuộc phát huy vai trò hạt nhân chính trị, thực hiện tốt nhiệm vụ các lĩnh vực quản lý của ngành.
  • 'Đa dạng các sản phẩm du lịch tạo sự khác biệt

    Đa dạng các sản phẩm du lịch tạo sự khác biệt

    Du lịch -
    Cùng với chú trọng củng cố tổ chức hội vững mạnh, thời gian qua, Hiệp hội Du lịch tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp giúp hội viên phát triển thêm sản phẩm du lịch mới, thu hút du khách tới tham quan, trải nghiệm tại các khu, điểm du lịch của tỉnh Sơn La.
  • 'Tư vấn, giải quyết việc làm cho người lao động

    Tư vấn, giải quyết việc làm cho người lao động

    Xã hội -
    Những năm qua, huyện Sông Mã đã kết nối với các đơn vị tuyển dụng lao động tổ chức hội nghị thông tin về thị trường lao động tại các xã, bản; tổ chức ngày hội tư vấn giới thiệu việc làm, giúp người lao động tìm được việc làm phù hợp, có thu nhập ổn định, góp phần thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.
  • 'Tăng cường phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

    Tăng cường phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

    VẤN ĐỀ HÔM NAY -
    Từ đầu năm đến nay, các ngành chức năng, chính quyền các địa phương trong tỉnh Sơn La đã tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Đồng thời, triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi, nhất là đối với đồng bào vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn của tỉnh, góp phần ổn định sản xuất, tạo việc làm, thu nhập cho nông dân.
  • 'Bảo vệ cây trồng trước hiện tượng thời tiết cực đoan

    Bảo vệ cây trồng trước hiện tượng thời tiết cực đoan

    Xã hội -
    Sương muối và mưa đá là những hiện tượng thời tiết cực đoan gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng. Các địa phương trong tỉnh đang chủ động triển khai các biện pháp bảo vệ các loại cây vụ đông và cây trồng lâu năm trước tác động bất lợi của thời tiết.
  • 'Tổng thống Bulgaria gặp gỡ bạn bè Việt Nam từng học tập, làm việc tại Bulgaria

    Tổng thống Bulgaria gặp gỡ bạn bè Việt Nam từng học tập, làm việc tại Bulgaria

    Đối ngoại -
    Bày tỏ vui mừng thăm chính thức Việt Nam và có cuộc gặp gỡ thân tình với các bạn bè Việt Nam từng học tập, làm việc tại Bulgaria, Tổng thống Rumen Radev chúc mừng đất nước và người dân Việt Nam về những thành tựu đạt được trong công cuộc Đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội.