Mô hình chăn nuôi hiệu quả ở Chiềng Bôm

Với bản tính cần cù, chịu khó, anh Đoàn Văn Trưởng, bản Nhộp, xã Chiềng Bôm (Thuận Châu) là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, dám nghĩ, dám làm, vươn lên làm giàu.

 

Mô hình nuôi vịt cổ xanh của anh Đoàn Văn Trưởng.

                 

Sinh ra trong gia đình thuần nông ở ngoại thành Hà Nội, kinh tế eo hẹp, nên anh Trưởng chỉ học xong lớp 12 rồi ở nhà giúp bố, mẹ làm công việc đồng áng. Năm 2000, anh quyết định rời quê hương lên lập nghiệp tại xã Chiềng Bôm (Thuận Châu). Anh Trưởng cho biết: Năm 2010, tôi thử nghiệm nuôi vịt cổ xanh với 10 triệu đồng tiền vay mượn để đầu tư làm chuồng trại và mua được 36 con giống. Sau một thời gian nuôi, tôi nhận thấy giống vịt cổ xanh Thuận Châu dễ nuôi, dễ chăm sóc, chất lượng thịt thơm ngon được thị trường ưa chuộng. Tôi đã vay thêm 450 triệu đồng từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Thuận Châu để mở rộng diện tích chăn nuôi lên 4.000 m² và mua con giống. Cùng với đó, tôi thường xuyên tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi do Hội Nông dân xã, huyện tổ chức. Được trang bị kiến thức chăn nuôi, tôi áp dụng vào chăm sóc đàn vịt sinh trưởng và phát triển rất tốt, đến nay, đàn có gần 3.000 con với đủ các loại vịt như: vịt giống, vịt thịt, vịt siêu đẻ... cung ứng cho thị trường huyện Thuận Châu và các huyện trong tỉnh, mang lại thu nhập ổn định từ 150 - 200 triệu đồng/năm.

                 

Tham quan khu chăn nuôi vịt, chúng tôi không khỏi ấn tượng bởi chuồng trại được xây dựng quy mô và kiên cố, chuồng trại chăn nuôi được đổ bê tông cách đất khoảng 1,5 m theo kiểu nhà sàn, lợp mái Fiproximăng, dưới gầm sàn là ao có nguồn nước ra vào. Ban ngày, vịt bơi lội, kiếm ăn dưới gầm sàn, tối đến hoặc khi đẻ trứng thì lên chuồng.

                 

Nói về kỹ thuật chăm sóc đàn vịt, anh Trưởng chia sẻ: Để đàn vịt sinh trưởng và phát triển tốt, đòi hỏi người nuôi vịt phải nắm vững kỹ thuật chăn nuôi. Bắt đầu từ khâu chọn giống, nếu giống vịt tốt, sẽ cho trứng và con giống chất lượng cao. Trong quá trình nuôi, phải luôn quan sát tỉ mỉ để điều chỉnh, bổ sung lượng thức ăn, thuốc phòng dịch bệnh cho hợp lý. Đối với vịt đẻ trứng thì 2 năm phải thay giống một lần, mới đảm bảo năng suất và chất lượng trứng tốt.

                 

Hiện nay, anh Trưởng còn đầu tư 2 máy ấp trứng công nghiệp với tổng công suất 24.000 quả/lần, để cung cấp vịt giống, trứng giống cho nhân dân trong vùng và các vùng lân cận với mức giá 3.000 đồng/quả trứng và 6.000 đến 12.000 đồng/con vịt giống. Không chỉ phát triển kinh tế gia đình, anh Trưởng còn nhiệt tình hướng dẫn kỹ thuật, cung ứng giống vịt theo phương thức trả chậm cho một số hộ nông dân có nhu cầu nuôi vịt. Là một trong những người được anh Trưởng giúp đỡ về con giống và kỹ thuật chăn nuôi vịt, anh Lò Văn Thuận, bản Hùn, xã Chiềng Cọ (Thành phố) nói: Gia đình tôi đã mua trên 1.000 con vịt giống cổ xanh của nhà anh Trường, do vịt giống được tiêm phòng đầy đủ nên đàn vịt lớn nhanh, phát triển rất tốt, gia đình tôi bán vịt thương phẩm và trứng, thu lãi hơn 100 triệu đồng/năm.

                 

Từ mô hình phát triển kinh tế trang trại nuôi vịt cổ xanh, anh Trưởng được huyện tặng Giấy khen, chứng nhận là hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện. Dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao, mô hình nuôi vịt cổ xanh của anh Đoàn Văn Trưởng đang mở ra hướng phát triển mới trong chuyển đổi vật nuôi hiệu quả; cần được nhân rộng, góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Trung Hiếu
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư

    Phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư

    Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, lựa chọn nhà đầu tư các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư, khu đô thị ở tỉnh ta những năm gần đây được các cấp, các ngành quan tâm, góp phần tăng nguồn cung bất động sản, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
  • 'Dạy thực chất, học thực chất

    Dạy thực chất, học thực chất

    Khoa Giáo -
    Tập trung đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt”, đưa việc “Dạy thực chất, học thực chất” ngày càng đi vào chiều sâu, đã góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của huyện Mai Sơn.
  • 'Chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động

    Chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động

    Xã hội -
    Với phương châm “Hướng về cơ sở, vì người lao động”, các cấp công đoàn của huyện Thuận Châu đã cụ thể hóa các phong trào thi đua phù hợp với cơ quan, đơn vị; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, đoàn viên, công chức, viên chức, người lao động.
  • 'Sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững ở Mường Sang

    Sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững ở Mường Sang

    Kinh tế -
    Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững, phường Mường Sang, thị xã Mộc Châu đã vận động, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ dân thực hiện sản xuất theo hướng hữu cơ, tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp sạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • 'Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

    Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

    Xã hội -
    Huyện đoàn Mường La có 27 cơ sở đoàn, với gần 11.500 đoàn viên. Với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, tuổi trẻ của huyện đã phát huy sức trẻ, lòng nhiệt huyết và tinh thần cống hiến, triển khai nhiều công trình, phần việc thiết thực vì cuộc sống cộng đồng.
  • 'Quỳnh Nhai nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

    Quỳnh Nhai nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

    Xây dựng Đảng -
    Nghiêm túc quán triệt các nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở đảng bộ xã, phường, thị trấn gắn với củng cố hệ thống chính trị cơ sở”, Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt mọi mặt trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng Đảng bộ ngày càng trong sạch vững mạnh.
  • 'Phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Hạn chế thấp nhất tình trạng cháy, nổ, huyện Sông Mã đã tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường kiểm tra, hướng dẫn nhân dân các biện pháp phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
  • 'Chủ động bảo vệ rừng mùa khô

    Chủ động bảo vệ rừng mùa khô

    Xã hội -
    Huyện Phù Yên có gần 62.190 ha rừng, với độ che phủ rừng đạt trên 49,6%. Đang là kỳ cao điểm mùa khô hanh, huyện đã chủ động triển khai nhiều biện pháp bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng.