Đưa khoa học kỹ thuật đến với nông dân

Những năm qua, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Thuận Châu đã thực hiện tốt việc chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân trên địa bàn, góp phần nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi.

Dây chuyền sản xuất chè của HTX sản xuất kinh doanh và dịch vụ tổng hợp Bình Thuận.

           

Ông Trần Việt Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm, thông tin: Thực hiện phương châm cầm tay chỉ việc, đơn vị đã phân công cán bộ phụ trách từng xã để tư vấn, hướng dẫn phù hợp với khả năng tiếp thu của người dân; tư vấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng và nhân rộng các mô hình khuyến nông. Đồng thời, tham mưu cho UBND huyện triển khai nhiều mô hình nông nghiệp để thúc đẩy phát triển sản xuất.

           

Từ đầu năm đến nay, Trung tâm đã tổ chức hàng chục buổi tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn sản xuất cho gần 6.600 lượt người, chủ yếu về kỹ thuật làm mạ, các biện pháp phòng chống rét cho mạ; chăm sóc, thâm canh, phòng trừ sâu bệnh hại lúa, cây trồng trên nương, rau màu; kỹ thuật bón phân, tỉa mầm, phòng trừ sâu bệnh hại cây ăn quả, cây công nghiệp; phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh dịch trên đàn vật nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời; cách xây chuồng trại chăn nuôi đảm bảo ấm về mùa đông, thoáng về mùa hè... Đến nay, toàn huyện có 3.500 ha cây ăn quả được trồng bằng giống chất lượng cao; hình thành 10 liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, như: Xoài, thanh long ruột đỏ, chanh leo, khoai sọ, cà phê...

           

Vườn ổi Đài Loan hơn 300 cây của gia đình anh Lường Văn Quảng, bản Lạnh, xã Tông Lạnh, được trồng thẳng hàng, xanh tốt, quả được bao túi cẩn thận. Anh Quảng cho biết: Nhận thấy ổi Đài Loan là cây dễ trồng, nên tôi mua giống về trồng thử nghiệm, một năm sau đã cho thu hoạch, bán được giá. Tôi được tham gia các buổi tập huấn của Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện hướng dẫn sử dụng phân bón hữu cơ bón, bao túi cho trái, phòng trừ sâu bệnh. Bên cạnh đó, tôi còn được huyện hỗ trợ làm hệ thống phun mưa, tưới nhỏ giọt với diện tích 8.000 m², tổng thu nhập từ cây ăn quả trên 100 triệu đồng/năm.

           

Còn tại xã Phổng Lái, từ năm 2018, HTX sản xuất kinh doanh và dịch vụ tổng hợp Bình Thuận được Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện hướng dẫn xây dựng mô hình canh tác theo phương pháp hữu cơ, bà Nguyễn Thị Bình, Phó Giám đốc HTX, cho biết: HTX đang liên kết với gần 400 hộ dân trồng và chăm sóc chè. Trung bình mỗi năm, HTX bao tiêu khoảng 2.500 tấn chè búp tươi cho bà con và sản xuất 500 tấn chè khô cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang thị trường Đài Loan. Đặc biệt, mô hình 10 ha chè sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh, chế phẩm sinh học và thuốc trừ sâu sinh học thảo mộc sẽ giúp HTX nâng tầm thương hiệu sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

           

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Thuận Châu đã và đang là “cầu nối” đưa khoa học kỹ thuật đến với người dân, góp phần từng bước làm thay đổi phương thức canh tác, đưa các giống mới có năng suất, chất lượng vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Trung Hiếu
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Thời sự - Chính trị -
    Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 30/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La tham gia thảo luận tại tổ đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
  • 'Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Quốc phòng -
    Triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, tạo sự chuyển biến vững chắc về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện sát với tình hình của đơn vị, tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, phong trào, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu biểu”.
  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
  • 'Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động trên vùng đất quần cư lâu đời của nhiều dân tộc, với sự đan xen, dung hòa các giá trị văn hóa đậm bản sắc, cùng nhiều di tích lịch sử, các nhà máy thủy điện và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, hội viên Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Mường La đã có nhiều tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, giới thiệu hình ảnh quê hương Mường La với bạn bè trong và ngoài tỉnh.