Ngày 25/3, đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì cuộc làm việc với Chủ tịch Hội đồng Công ty TNHH Mia Group về giải pháp hỗ trợ phát triển và tiêu thụ nông sản của tỉnh. Dự làm việc có đại diện một số sở, ngành, đơn vị liên quan.
Thuận Châu là vùng đất có truyền thống lịch sử, văn hóa mang đậm đà bản sắc các dân tộc vùng núi Tây Bắc. Với hệ sinh vật phong phú, đa dạng, huyện còn có nhiều địa điểm được khách du lịch quan tâm, tìm đến trải nghiệm. Tận dụng những tiềm năng lợi thế đó, Thuận Châu đã và đang phát triển du lịch trở thành điểm đến hấp dẫn, an toàn của du khách trong và ngoài tỉnh.
Sản phẩm sắn tham gia xuất khẩu của tỉnh Sơn La từ đầu năm đến nay ước khoảng 21.000 tấn, giá trị xuất khẩu ước đạt 8,94 triệu USD, tăng 45,12% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 13,45% so với kế hoạch xuất khẩu năm 2022.
Những năm qua, huyện Thuận Châu đã chỉ đạo các phòng chuyên môn, các xã phối hợp với Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao tuyên truyền, vận động người dân mở rộng diện tích vùng nguyên liệu gắn với tiêu thụ, chế biến sản phẩm, tạo chuỗi liên kết, đảm bảo phát triển bền vững.
Đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử là một trong những hoạt động xúc tiến thương mại linh hoạt, sáng tạo đang được nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã lựa chọn để quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ nông sản. Bằng cách làm này, sản phẩm nông sản tiêu biểu, đặc trưng của tỉnh đã được nhiều khách hàng trong và ngoài nước biết đến, góp phần nâng cao giá trị, vị thế nông sản Sơn La.
Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 32 cơ sở chế biến nông sản, tập trung chủ yếu ở khu vực Mai Sơn, Mộc Châu, Thành phố. Chế biến các sản phẩm chủ yếu, gồm: Cà phê, chè, tinh bột sắn, đường, sữa và các loại hoa quả.
Ngày 24/2, đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng Đoàn công tác của tỉnh đã kiểm tra phát triển vùng nguyên liệu cung cấp cho Trung tâm chế biến rau, quả Doveco Sơn La, thuộc Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, Chi nhánh Sơn La, trên địa bàn huyện Sốp Cộp.
Phát triển cụm công nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút đầu tư để phát triển công nghiệp; tạo việc làm cho lao động và tăng thu ngân sách, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, hoàn thành các mục tiêu cụ thể trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và đưa Sơn La thành trung tâm chế biến nông sản của vùng Tây Bắc.
Từ những kinh nghiệm trong việc hỗ trợ nông dân kết nối, tiêu thụ nông sản, Hội Nông dân tỉnh đã chủ động xây dựng nhiều phương án kết nối, mở rộng thị trường, sẵn sàng hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản năm 2022, với mục tiêu không để sản phẩm nông dân làm ra không tiêu thụ được.
Năm 2021, được sự hỗ trợ của các ngành và tỉnh, huyện Sông Mã vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19, không những kết nối, hỗ trợ tiêu thụ hơn 71.000 tấn nhãn cho người dân, mà còn xuất khẩu được quả nhãn tươi vào thị trường EU, Vương quốc Anh.
Toàn tỉnh hiện có trên 500 cơ sở, nhà máy chế biến nông sản, trong đó có 50 cơ sở, nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu, trong đó, 35 cơ sở sản xuất chè, 1 nhà máy đường, 2 nhà máy tinh bột sắn, 7 cơ sở chế biến cà phê nhân, 1 nhà máy tơ tằm, 1 nhà máy sơ chế, chế biến chanh leo, 1 nhà máy chế biến mủ cao su, 2 nhà máy chế biến rau, quả.
Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp kết nối tiêu thụ nông sản theo hình thức trực tuyến, đảm bảo thích ứng, linh hoạt, hiệu quả; hỗ trợ các cơ sở sản xuất công nghiệp duy trì sản xuất, không để đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất, bao tiêu nông sản. Đó là những nỗ lực của ngành Công Thương vượt qua một năm gian khó do Covid-19, thực hiện tốt chức năng tham mưu, triển khai hiệu quả các nhiệm vụ được giao.
Sau hơn 5 mùa xuân thực hiện chủ trương của tỉnh về phát triển cây ăn quả trên đất dốc, Sơn La vươn lên thành vựa trái cây đứng thứ 2 cả nước, với hơn 82.800 ha; nhiều mô hình thu nhập cao từ 200 - 400 triệu đồng/ha, đặc biệt, na thu hơn 350 triệu đồng/ha; dâu tây 420 triệu đồng/ha... Cây ăn quả và sơn tra phủ xanh những nương đồi, mang về những mùa quả ngọt, đưa thương hiệu trái cây Sơn La vươn ra thị trường thế giới.
Năm 2021, những công trình, nhà máy, dự án trên địa bàn tỉnh đã và đang được đầu tư xây dựng, hoàn thiện đưa vào hoạt động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập không chỉ cho công nhân mà còn cho hàng vạn nông dân, một nắng hai sương nơi vùng nguyên liệu tập trung. Thiên thời, địa lợi, nhân hòa cùng các cơ chế, chính sách hấp dẫn đang chào đón các nhà đầu tư trải lòng trên đồng đất Sơn La. Đó cũng là tín hiệu vui, sau một năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 21/1/2021 của BCH Đảng bộ tỉnh về định hướng hoạt động thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, để Sơn La hiện thực hóa mục tiêu phát triển xanh, nhanh, bền vững.
Xuân Nhâm Dần, thành phố Sơn La trải qua 60 năm xây dựng và phát triển. Xuân mới, niềm tin mới, khí thế mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố thêm sức mạnh, phát huy mọi nguồn lực, tiềm năng, quyết tâm xây dựng thành phố Sơn La sớm trở thành đô thị loại I, đô thị sinh thái, hiện đại, mang bản sắc văn hóa các dân tộc đặc thù tiểu vùng Tây Bắc.
Năm 2021, tỉnh Sơn La đã hỗ trợ các doanh nghiệp kết nối, xúc tiến thương mại giới thiệu 17 sản phẩm nông sản sang thị trường 21 nước, tăng 5 nước so với năm 2020 và vùng lãnh thổ. Một số nông sản hỗ trợ kết nối và tiêu thụ sang thị trường tiềm năng, như: Sản phẩm xoài sang thị trường Nga, Ả Rập, Mông Cổ; nhãn sang thị trường Ba Lan, Hà Lan, Anh; mận sang thị trường Singapore, Malaysia.
Ngày 14/1, tại huyện Sốp Cộp, đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã trao Quyết định số 3309/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của UBND tỉnh Sơn La về việc quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư cho Công ty cổ phần Mắc ca Liên Việt Sơn La. Dự công bố có ông Huỳnh Ngọc Huy, Tổng thư ký Hiệp hội Mắc ca Việt Nam; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh, huyện Sốp Cộp.
Triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện “mục tiêu kép” phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe nhân dân và phục hồi, phát triển KT-XH, trong năm 2021, Cuộc vận động được triển khai với nhiều hình thức đa dạng, góp phần nâng cao ý thức cho cán bộ, công chức, người lao động và nhân dân ưu tiên dùng hàng Việt Nam.