Chiềng Lề xưa và nay

Phố phường nhộn nhịp, những ngôi nhà cao tầng san sát; nhiều khu dân cư được xây dựng theo quy hoạch; những tuyến đường ngõ xóm được rải asphalt, đổ bê tông sạch, đẹp... Đó chỉ là một vài nét phác thảo về phường Chiềng Lề, trung tâm chính trị, văn hóa của thành phố Sơn La.

           

Tự hào truyền thống cách mạng

           

Cùng chị Lò Thị Mai, cán bộ làm công tác hành chính phường Chiềng Lề, đến thăm gia đình ông Trần Phiến, tổ 3, phường Chiềng Lề. Ông Phiến từng là Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, phường đội trưởng nhiệm kỳ 1986-1988; Phó Bí thư Đảng ủy phường nhiệm kỳ 1991-1993; Bí thư Đảng ủy phường từ năm 1993 đến năm 2005. Ông Phiến tự hào: Tôi may mắn được chứng kiến những bước phát triển qua các thời kỳ của phường Chiềng Lề. Phát huy truyền thống cách mạng, nhân dân nơi đây luôn năng động, sáng tạo xây dựng phường ngày càng phát triển.

           

Lãnh đạo Thành phố Chuyển trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho phường Chiềng Lề năm 2019.

Ảnh: Hoàng Nga (CTV)

           

Theo ông Phiến, sử sách đã ghi lại rằng, phường Chiềng Lề ra đời cách đây 1 thế kỷ, là một trong hai phố chợ hình thành đầu tiên trên địa bàn tỉnh Sơn La. Chiềng Lề là tên gọi của đồi Chiêng Le (tiếng Thái là Pom Chiêng Le), sau này gọi là đồi Châu, gần với đồi Khau Cả. Thời điểm đó, chuyển trụ sở tỉnh lỵ từ Vạn Bú về đóng trên đồi Khau Cả, thực dân Pháp đã mở đường, chợ, trường học, nhà tù, khu chợ được bắt đầu xây dựng tại chân đồi Chiêng Le. Nhận thấy, việc buôn bán, trao đổi tấp nập như phố, phường ở miền xuôi, nên người dân đã gọi khu buôn bán này là phố Chiềng Lề.

           

Một góc phường Chiềng Lề (thành phố) hôm nay.

           

Lật trang sử vàng của Đảng bộ tỉnh, tháng 12/1939, Chi bộ Đảng Nhà tù Sơn La được thành lập. Chi bộ đã chú trọng xây dựng, phát triển các tổ chức quần chúng cách mạng bên ngoài nhà tù. Với vị trí trung tâm tỉnh lỵ, nhân dân phường Chiềng Lề lúc bấy giờ có nhiều điều kiện tiếp xúc trực tiếp với các đảng viên trong Chi bộ nhà tù, vì vậy sớm giác ngộ, tiếp thu tư tưởng cách mạng của Đảng sớm hơn so với các địa bàn khác trong tỉnh.

           

Đầu năm 1943, Chi bộ nhà ngục Sơn La bí mật thành lập tổ chức cách mạng Thanh niên cứu quốc đầu tiên ở Chiềng Lề, gồm các đồng chí: Chu Văn Thịnh; Quàng Đôn; Tòng Lanh; Nguyễn Phúc, do đồng chí Chu Văn Thịnh phụ trách. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chi bộ nhà ngục, cùng với Tổ thanh niên cứu quốc ở Mường La, Tổ thanh cứu quốc ở Chiềng Lề là nơi tiếp nhận chủ trương, đường lối của Đảng từ Chi bộ nhà ngục Sơn La, là hạt nhân xây dựng và lan tỏa phong trào cách mạng ở địa phương. Nhiều người dân Chiềng Lề sớm giác ngộ, trở thành lớp chiến sỹ cách mạng đầu tiên của tỉnh Sơn La; một số gia đình tiểu thương, vợ con binh lính ở phố Chiềng Lề trở thành địa điểm liên lạc bí mật của cách mạng.

           

Trong 2 cuộc kháng chiến cứu nước, nhân dân Chiềng Lề đã góp sức người, sức của, tích cực hưởng ứng các phong trào: “3 đảm đang”; “3 giỏi”; “3 sẵn sàng”, “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Lớp lớp con em nô nức nhập ngũ; nhiều gia đình có 3-4 người con tham gia chiến đấu trên các chiến trường để giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Nhiều người mãi mãi không trở về và cũng có nhiều người để lại một phần xương máu trên chiến trường. Trên địa bàn phường có 48 gia đình liệt sỹ; 53 thương binh, bệnh binh.

           

Năng động, sáng tạo trong xây dựng cuộc sống mới

           

Ông Lò Văn Phới, tổ 8, phường Chiềng Lề, kể: Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, thời kỳ bước vào thực hiện công cuộc đổi mới, cơ sở hạ tầng của phường nghèo lắm, nhà ở dân cư chủ yếu là nhà tranh hoặc tóoc xi lợp ngói; điện lưới thắp sáng chưa phủ khắp; gia đình nào khá giả mới có điện thoại để bàn...

           

Rặng tếch cổ thụ ở phường Chiềng Lề.

           

Ngày ấy, phường Chiềng Lề đã bố trí lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển nông - lâm nghiệp kết hợp; mở rộng sản xuất tiểu thủ công nghiệp, hàng tiêu dùng; phát triển hợp lý các ngành nghề truyền thống; kinh doanh, dịch vụ... Nhờ vậy, hai năm (1994, 1995), Chiềng Lề có 766 hộ phát triển kinh doanh và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu trao đổi, mua bán và tiêu dùng của nhân dân.

Chợ Rặng Tếch, phường Chiềng Lề.  

           

Còn bà Trần Thị Hợi, tổ 8, phường Tô Hiệu (Thành phố) kể: Trước đây, gia đình tôi sống ở khu vực rặng tếch (hiện là tổ 8, phường Chiềng Lề). Tôi nguyên là xã viên Hợp tác xã 79 - một trong những hợp tác xã điển hình tiên tiến của Chiềng Lề đầu những năm 70 của thế kỷ XX. Ngày trước nghèo lắm, bây giờ đổi thay nhiều nên tôi không còn nhận ra nữa. Chỉ có rặng tếch cổ thụ vẫn còn đó, chứng kiến bao đổi thay của phố phường.

           

Nói về chặng đường phát triển kinh tế, xã hội của phường, đồng chí Đèo Thị Phương, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy phường Chiềng Lề, tự hào: Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân chung của Thành phố và dẫn đầu khối xã, phường; các lĩnh vực văn hóa, giáo dục không ngừng phát triển. Đảng bộ phường nhiều năm liên tục đạt trong sạch, vững mạnh.

           

Lãnh đạo Thanh phố và phường Chiềng Lề chụp ảnh với các đồng chí lão thành cách mạng.

Ảnh: Hoàng Nga (CTV)

           

Năm 2020, lĩnh vực thương mại, dịch vụ của phường phát triển mạnh cả quy mô, loại hình. Toàn phường có 1.256 hộ phát triển kinh tế theo hướng kinh doanh thương mại, dịch vụ, với nhiều loại hình: Đại lý mua bán xe máy; dịch vụ y tế; kinh doanh hàng quần áo may mặc sẵn... Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 706 tỷ đồng, tăng gấp 3,1 lần so với năm 2015.

           

Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp được đầu tư chiều sâu, đổi mới trang thiết bị, máy móc, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, với các sản phẩm chủ yếu là gò, hàn sen hoa, khung nhôm cửa kính, chế biến gỗ lâm sản, chế biến lương thực, thực phẩm... tổng doanh thu năm 2020 đạt 79,33 tỷ đồng, tăng 65% so với năm 2015, góp phần tạo việc làm và chuyển đổi cơ cấu kinh tế của phường theo hướng đô thị, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, với tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành kinh tế bình quân đạt 22,5%/năm. 95% số hộ đã xây dựng được nhà ở kiên cố và bán kiên cố; 100% tuyến đường dân sinh tại các tổ, bản được đổ bê tông và có hệ thống chiếu sáng. Các công trình nhà văn hóa, hè phố, rãnh thoát nước... được đầu tư cải tạo và nâng cấp, góp phần làm cho diện mạo phường thêm khang trang.

           

Chất lượng giáo dục của phường được nâng lên, có 4/5 trường học trên địa bàn đạt chuẩn quốc gia, trong đó trường mầm non và tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. Các lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao phát triển theo hướng giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 13 đội văn nghệ quần chúng, 1 câu lạc bộ thơ, 21 câu lạc bộ thể thao các loại hình: Cầu lông, dưỡng sinh, bóng chuyền hơi, cờ tướng, bóng bàn, võ thuật, tennis... đã góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. Hằng năm, Chiềng Lề có 85% tổ, bản và 95% số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa...

           

Đánh giá về quá trình phát triển của phường Chiềng Lề, đồng chí Đỗ Văn Trụ, Chủ tịch UBND Thành phố nhận xét: Đảng bộ, chính quyền và nhân dân phường Chiềng Lề luôn phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết, năng động trong công cuộc đổi mới; vận dụng sáng tạo nghị quyết của Đảng các cấp vào thực tế cuộc sống... Chiềng Lề xứng đáng là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của Thành phố.

Hồng Luận
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng

    Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng

    Xây dựng Đảng -
    Công tác cải cách hành chính trong Đảng là nội dung quan trọng, góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác CCHC trong các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ.
  • 'Ngăn chặn trẻ em lao động trái pháp luật

    Ngăn chặn trẻ em lao động trái pháp luật

    Xã hội -
    Là trung tâm công nghiệp của tỉnh Sơn La, huyện Mai Sơn có nhiều công ty, doanh nghiệp, cơ sở chế biến nông sản đang hoạt động, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ thu hút trẻ em lao động trái pháp luật. Vì vậy, huyện luôn quan tâm phòng ngừa lao động sớm ở trẻ em.
  • 'Lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn

    Lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn

    Xây dựng Đảng -
    Xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, phù hợp thực tế; chủ động đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, Đảng bộ Sở Giao thông Vận tải đã chỉ đạo các chi bộ trực thuộc phát huy vai trò hạt nhân chính trị, thực hiện tốt nhiệm vụ các lĩnh vực quản lý của ngành.
  • 'Đa dạng các sản phẩm du lịch tạo sự khác biệt

    Đa dạng các sản phẩm du lịch tạo sự khác biệt

    Du lịch -
    Cùng với chú trọng củng cố tổ chức hội vững mạnh, thời gian qua, Hiệp hội Du lịch tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp giúp hội viên phát triển thêm sản phẩm du lịch mới, thu hút du khách tới tham quan, trải nghiệm tại các khu, điểm du lịch của tỉnh Sơn La.
  • 'Tư vấn, giải quyết việc làm cho người lao động

    Tư vấn, giải quyết việc làm cho người lao động

    Xã hội -
    Những năm qua, huyện Sông Mã đã kết nối với các đơn vị tuyển dụng lao động tổ chức hội nghị thông tin về thị trường lao động tại các xã, bản; tổ chức ngày hội tư vấn giới thiệu việc làm, giúp người lao động tìm được việc làm phù hợp, có thu nhập ổn định, góp phần thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.
  • 'Tăng cường phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

    Tăng cường phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

    VẤN ĐỀ HÔM NAY -
    Từ đầu năm đến nay, các ngành chức năng, chính quyền các địa phương trong tỉnh Sơn La đã tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Đồng thời, triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi, nhất là đối với đồng bào vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn của tỉnh, góp phần ổn định sản xuất, tạo việc làm, thu nhập cho nông dân.
  • 'Bảo vệ cây trồng trước hiện tượng thời tiết cực đoan

    Bảo vệ cây trồng trước hiện tượng thời tiết cực đoan

    Xã hội -
    Sương muối và mưa đá là những hiện tượng thời tiết cực đoan gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng. Các địa phương trong tỉnh đang chủ động triển khai các biện pháp bảo vệ các loại cây vụ đông và cây trồng lâu năm trước tác động bất lợi của thời tiết.