Xã Sốp Cộp đảm bảo an toàn giao thông mùa mưa lũ

Những năm qua, nhiều tuyến đường giao thông ở xã Sốp Cộp được đầu tư làm mới, cải tạo, nâng cấp, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. Tuy nhiên khi mưa lớn, một số tuyến đường huyết mạch trên địa bàn thường bị chia cắt bởi nước lũ dâng cao; tình trạng sạt lở đất đá gây ách tắc giao thông vẫn xảy ra... Trước thực trạng trên, xã Sốp Cộp nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn cho người và phương tiện trên các tuyến giao thông trước, trong và sau mùa mưa lũ.

 

Cầu tràn Nà Dìa - Nà Lọng, xã Sốp Cộp đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trên địa bàn.

 

Xã Sốp Cộp có địa hình phức tạp, độ dốc lớn, bị chia cắt bởi các dãy núi và hệ thống các khe suối. Xã hiện có 2 cầu tràn, 5 cầu dân; trên 37 km đường giao thông, trong đó, có 13 km đường tỉnh, hơn 6 km đường huyện, 3,4 km đường liên xã và 15 km đường liên bản, với trên 90% các tuyến đường đã được rải nhựa, bê tông hóa; 11/11 bản có đường ô tô từ trung tâm xã đến các bản đi được 4 mùa, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân.

Ông Tòng Văn Thủy, Chủ tịch UBND xã Sốp Cộp, cho biết: Để đảm bảo giao thông thông suốt trước, trong và sau mùa mưa lũ trên các tuyến đường, hằng năm, xã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia phòng chống lũ bão, với phương châm “4 tại chỗ” khi có mưa lũ xảy ra; thành lập đoàn công tác kiểm tra, đánh giá thực trạng, xây dựng phương án đảm bảo giao thông trước, trong và sau mùa mưa lũ. Chủ động phân công lịch trực đối với các lực lượng như: Ban CHQS xã, Công an xã, dân quân tự vệ, thanh niên... nhằm kịp thời xử lý các sự cố bất ngờ. Chỉ đạo các bản huy động nhân lực đóng góp ngày công khơi thông hệ thống cống rãnh thoát nước; vá ổ gà, tập kết đá gần các cầu tràn, sẵn sàng ứng phó khi mưa lũ gây sự cố; phát quang cây cỏ hai bên đường, đảm bảo tầm nhìn thông thoáng cho người tham gia giao thông. Lập các barie và biển cảnh báo tại các bản nằm cạnh suối, như: Nó Sài, Nà Lốc, Nà Dìa và bản Pe... Đây là những khu vực tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khi nước lũ đổ về. Trang bị đầy đủ đèn pin, áo phao, dây thừng cho lực lượng tham gia thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Cầu tràn qua bản Nà Dìa xây dựng năm 2013, dài 18 m, rộng 5 m, chiều cao so với mực nước khoảng 2 m và 4 cống thoát nước, đây là vị trí quan trọng kết nối các bản Nà Dìa, Nà Lốc với trung tâm xã Sốp Cộp. Anh Vì Văn Thưởng, Trưởng bản Nà Dìa, chia sẻ: Cứ mưa lớn từ 2 - 3 giờ là nước lũ từ thượng nguồn suối Nậm Ca đổ về gây ngập úng cầu tràn bản Nà Dìa, đặc biệt trong tháng 8 năm 2020, mưa lớn đã làm nước suối dâng cao, nước chảy xiết, chia cắt giao thông khu vực này. Ban quản lý bản đã nhanh chóng báo cáo với xã kịp thời phân công lực lượng chốt chặn hai đầu cầu tràn không để người và phương tiện di chuyển qua, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.

Tại những tuyến đường đang thi công, nâng cấp, xã tăng cường công tác vận động, tuyên truyền nhân dân tích cực trồng rừng dọc theo các tuyến đường này, góp phần chống xói mòn, sạt lở tà luy âm, dương, có nguy cơ ảnh hưởng đến các công trình đường giao thông trên địa bàn xã. Phối hợp với cơ quan chuyên môn của huyện đôn đốc các nhà thầu thi công bố trí nhân lực, thiết bị xây dựng các công trình xong trước mùa mưa. Tại một số điểm, cung đường hay xảy ra sụt, sạt lở đường, UBND xã đã trực tiếp liên hệ với chủ các phương tiện là ô tô tải, máy xúc trên địa bàn sẵn sàng ứng phó dọn dẹp đất đá sạt lở, thông tuyến khi mưa lũ xảy ra.

Nhờ thực hiện hiệu quả nhiều giải pháp, những năm qua, trên địa bàn xã Sốp Cộp không xảy ra tai nạn đáng tiếc gây thiệt hại về người và tài sản tại các tuyến đường và tại cầu tràn, cầu treo khi có mưa lũ. Thời gian tới, xã Sốp Cộp rất mong các cấp, các ngành quan tâm, hỗ trợ kinh phí để tu sửa, nâng cấp các cầu treo, cầu tràn trên địa bàn đã xuống cấp, không đảm bảo an toàn lưu thông... đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Mạnh Hùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 24/11, UBND huyện Sông Mã đã tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2024, với sự tham dự của 28 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và hơn 1.500 người lao động, đoàn viên, thanh niên đến từ 19 xã, thị trấn, học sinh cuối cấp các trường THPT, THCS của huyện.
  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).
  • 'Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Huyện Quỳnh Nhai -
    Ngày 23/11, Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam VietComBank phối hợp với UBND huyện Quỳnh Nhai và xã Mường Giôn tổ chức khánh thành, bàn giao đưa vào sử dụng công trình điểm trường bản Huổi Ngà, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lả Giôn, xã Mường Giôn.  
  • 'Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Kinh tế -
    Thay đổi căn bản nhận thức của nông dân, áp dụng cải tiến kỹ thuật trong chăn nuôi; thành lập các nhóm sở thích, chủ động phòng, chống dịch bệnh, tận dụng phế phẩm nông nghiệp để tối ưu hóa nguyên liệu sản xuất; đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất… Đó là những kết quả nổi bật sau 2 năm triển khai Dự án "Năng suất chăn nuôi bền vững vì sinh kế, dinh dưỡng và hòa nhập giới" tại tỉnh Sơn La.
  • 'Quê hương tựa khúc dân ca

    Quê hương tựa khúc dân ca

    Nếu mà không Quan họ, Bắc Ninh ơi có buồn? Một câu hỏi được thốt lên bằng tình yêu, sự mến mộ dành tặng Quan họ, không cần có câu trả lời, bởi “nếu không Quan họ, đâu còn là Bắc Ninh!?”.