Tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số vùng biên giới

Với 96,4% học sinh là người dân tộc thiểu số, thời gian qua, ngành giáo dục huyện Sốp Cộp đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”.

Giờ tham quan ngoài trời tăng cường giao tiếp tiếng Việt cho trẻ tại Trường Mầm non Hoa Phong Lan, xã Mường Lạn.

Sốp Cộp hiện có 17 trường mầm non, tiểu học, tiểu học và trung học cơ sở thực hiện Đề án. Hằng năm, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã xây dựng kế hoạch, đầu tư mua sắm thiết bị giáo dục, ưu tiên các điểm trường khó khăn; tổ chức kiểm tra, rà soát, đánh giá khả năng tiếng Việt của trẻ mầm non và học sinh tiểu học định kỳ; tổ chức sinh hoạt chuyên đề, tập huấn, bồi dưỡng năng lực cho giáo viên tiểu học, mầm non về phương pháp, kỹ năng tổ chức hoạt động dạy học để tăng cường tiếng Việt. Đồng thời, gắn tăng cường tiếng Việt cho trẻ với các phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”... tạo môi trường tốt cho trẻ rèn luyện.

Tại các nhà trường, giáo viên các nhóm lớp xây dựng “Góc tiếng Việt”, “Góc địa phương”, “Thư viện xanh”, nhằm tạo môi trường để trẻ em được khám phá, trải nghiệm và trau dồi vốn tiếng Việt; khuyến khích trẻ em giao tiếp, tương tác bằng tiếng Việt theo các chủ đề “Tiếng Việt của chúng em”, tổ chức các cuộc thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ”, “Bé khỏe, bé ngoan”, giúp cho trẻ em tự tin trong giao tiếp bằng tiếng Việt. Bên cạnh đó, tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học về nuôi dạy con, về giáo dục mầm non cho phụ huynh hiểu rõ một số biện pháp tăng cường tiếng Việt, đặc biệt là đối với trẻ DTTS. Sau 5 năm thực hiện Đề án, đến nay, 95% trẻ em người DTTS trong độ tuổi mẫu giáo được huy động ra lớp; 194/194 nhóm lớp bậc mầm non tổ chức hiệu quả việc lồng ghép tăng cường tiếng Việt cho trẻ trong mọi hoạt động; 100% trẻ mầm non và học sinh tiểu học được tăng cường tiếng Việt phù hợp với độ tuổi; 100% giáo viên tiểu học, mầm non đều sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, thiết kế các bài giảng thu hút trẻ tham gia. 

Đến thăm Trường mầm non Hoa Phong Lan, xã Mường Lạn, mặc dù diện tích chỉ hơn 200 m², nhưng nhà trường như một “thế giới” thu nhỏ, có đầy đủ vườn cây, vườn hoa, vườn cổ tích, chợ quê của bé, vườn hoa, ao cá...; trên tường vẽ các chữ cái giúp trẻ nhận biết chữ tiếng Việt, tăng cường giao tiếp tiếng Việt. Cô giáo Trần Thị Lan Hương, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số”, nhà trường đã tổ chức dạy học theo các chuyên đề tăng cường tiếng Việt; tuyên truyền phổ biến kiến thức cho phụ huynh các biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ; vận động phụ huynh đưa trẻ ra lớp 2 buổi/ngày. Hằng năm, nhà trường có gần 90% trẻ nghe hiểu lời nói bằng tiếng Việt; 80% trẻ mạnh dạn, tự tin hơn, giao tiếp bằng tiếng Việt; 100% giáo viên nắm vững nội dung và biết vận dụng các phương pháp nhằm tăng cường tiếng Việt cho trẻ DTTS.

Điểm trường bản Hua Lạnh, Trường Tiểu học và THCS Nậm Lạnh có 5 lớp học, với 127 học sinh đều là người dân tộc Mông được dạy học tăng cường tiếng Việt phù hợp với độ tuổi. Cô giáo Quàng Thị Hái, phụ trách lớp 1 cho biết: Đa số các em học sinh ở đây khi bắt đầu vào làm quen với môi trường học tập mới còn rất nhút nhát, chưa nghe hiểu tiếng Việt. Vì thế, ngay từ đầu năm học, tôi đã chủ động trang trí lại lớp học bằng nhiều tranh ảnh, khẩu hiệu; sưu tầm những bài hát thiếu nhi phát vào giờ nghỉ giải lao; phụ đạo thêm các em còn chậm. Đến nay, các em trong lớp đã nghe hiểu, giao tiếp cơ bản bằng tiếng Việt.

Trao đổi với bà Tòng Thị Quyên, Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện được biết, huyện Sốp Cộp có 134 điểm trường lẻ bậc tiểu học và mầm non, 100% là người DTTS. Tại các điểm lẻ cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nhiều điểm chưa có điện lưới quốc gia; khả năng nói tiếng Việt của phần lớn phụ huynh chưa tốt, nên việc tuyên truyền cho phụ huynh phối hợp dạy cho trẻ gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, Phòng đã phối hợp với các Đồn Biên phòng mở các lớp xóa mù chữ cho người lớn tại các bản khó khăn; chỉ đạo các nhà trường huy động nguồn xã hội hóa để trang bị thêm thiết bị dạy học, tài liệu, sách truyện ở thư viện trường học; tăng cường xây dựng môi trường tiếng Việt cho trẻ ở trường, ở lớp. Với sự nỗ lực của các thầy cô, phụ huynh và cả hệ thống chính trị, hằng năm gần 90% học sinh tiểu học và trẻ mầm non trên địa bàn huyện đã đạt đủ kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo dục.

Thu Hằng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 24/11, UBND huyện Sông Mã đã tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2024, với sự tham dự của 28 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và hơn 1.500 người lao động, đoàn viên, thanh niên đến từ 19 xã, thị trấn, học sinh cuối cấp các trường THPT, THCS của huyện.
  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).
  • 'Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Huyện Quỳnh Nhai -
    Ngày 23/11, Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam VietComBank phối hợp với UBND huyện Quỳnh Nhai và xã Mường Giôn tổ chức khánh thành, bàn giao đưa vào sử dụng công trình điểm trường bản Huổi Ngà, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lả Giôn, xã Mường Giôn.  
  • 'Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Kinh tế -
    Thay đổi căn bản nhận thức của nông dân, áp dụng cải tiến kỹ thuật trong chăn nuôi; thành lập các nhóm sở thích, chủ động phòng, chống dịch bệnh, tận dụng phế phẩm nông nghiệp để tối ưu hóa nguyên liệu sản xuất; đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất… Đó là những kết quả nổi bật sau 2 năm triển khai Dự án "Năng suất chăn nuôi bền vững vì sinh kế, dinh dưỡng và hòa nhập giới" tại tỉnh Sơn La.
  • 'Quê hương tựa khúc dân ca

    Quê hương tựa khúc dân ca

    Nếu mà không Quan họ, Bắc Ninh ơi có buồn? Một câu hỏi được thốt lên bằng tình yêu, sự mến mộ dành tặng Quan họ, không cần có câu trả lời, bởi “nếu không Quan họ, đâu còn là Bắc Ninh!?”.
  • 'Hội nghị cộng tác viên năm 2024

    Hội nghị cộng tác viên năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 24/11, Báo Sơn La đã tổ chức Hội nghị cộng tác viên năm 2024 và trao giải Cuộc thi “Nét đẹp Sơn La”. Đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập chủ trì Hội nghị.