Sốp Cộp phát triển hạ tầng giao thông nông thôn

Những năm gần đây, huyện Sốp Cộp đã tranh thủ các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng cơ sở, ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông đến trung tâm xã và các bản, góp phần phục vụ đi lại, giao lưu hàng hóa và bảo đảm an ninh quốc phòng ở huyện vùng biên giới.

Giọng nữ
Hạ tầng giao thông trung tâm huyện Sốp Cộp đã được đầu tư đồng bộ.

Với địa hình chia cắt, huyện Sốp Cộp có nhiều xã, bản nằm ở những vùng khó tiếp cận. Trước đây, việc di chuyển từ trung tâm huyện đến các xã là một thách thức lớn, nhất là vào mùa mưa, nhiều tuyến đường sình lầy, trươn trượt. Giao thông kém phát triển đã kìm hãm phát triển kinh tế, xã hội của huyện trong thời gian dài. Vì vậy, đầu tư vào hạ tầng giao thông luôn là ưu tiên hàng đầu của huyện trong những năm qua.

Ông Lò Văn Thành, Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Sốp Cộp, cho biết: Huyện ưu tiên đầu tư các tuyến đường trọng điểm, kết hợp với vận động nhân dân cùng chung tay xây dựng. Có 2 tuyến tỉnh lộ 105 và 105A kết cấu mặt đường một số đoạn đã hư hỏng, xuống cấp, huyện đang thực hiện cứng hóa 4,5 km.

Cầu qua suối trên đường lên bản Huổi Pá, xã Mường Lạn, đang được đầu tư xây dựng.

Năm 2024, huyện Sốp Cộp triển khai một số dự án giao thông trọng điểm nhằm kết nối các xã vùng sâu với trung tâm huyện, đã bàn giao và đưa vào sử dụng 6 công trình giao thông. Trong đó, có tuyến đường từ Sam Kha đến Mường Lèo dài 41 km có tổng mức đầu tư 168 tỷ đồng, đã hoàn thành và trở là tuyến huyết mạch kết nối các xã biên giới, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương và tuần tra biên giới.

Tuyến đường từ bản Nà Ẳn đến bản Huổi Pá, xã Mường Lạn dài gần 6 km được đầu tư 14,5 tỷ đồng cải tạo, rải nhựa, giúp người dân vận chuyển nông sản thuận lợi hơn. Dự án cầu cứng Nậm Lạnh – Nậm Ca, xã Nậm Lạnh (giai đoạn II), trị giá 60 tỷ đồng cũng vừa hoàn thành, nối liền các bản Nậm Lạnh, Nậm Ca và một số bản khác, đã mở ra cơ hội giao thương cho nhân dân trên địa bàn. Hiện nay, huyện đang đẩy nhanh tiến độ Dự án kè chống sạt lở khu trung tâm hành chính huyện.

Các dự án giao thông đang tạo nên những thay đổi rõ rệt trong đời sống nhân dân. Mường Lèo là xã xa nhất huyện, với 60 km, xã có 13 bản, với 767 hộ.Ông Lò Văn Chủ, Chủ tịch UBND xã Mường Lèo, chia sẻ: Hiện nay, tuyến đường từ trung tâm huyện đến xã và đường trục chính từ trung tâm xã đến các bản vùng cao Sam Quảng, Huổi Phúc, Chăm Hỳ... đã được rải nhựa, cứng hóa, tạo điều kiện cho nhân dân phát triển kinh tế, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Những tuyến đường mới đã góp phần kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 43,17%, giảm 3,46% so với năm ngoái.

Anh Giàng A Dệnh, Bí thư chi bộ, Trưởng bản Sam Quảng, xã Mường Lèo, chia sẻ: Trước đây, xuống xã, xuống huyện là cả một hành trình vất vả. Bây giờ, đường xá thuận lợi, đời sống của dân bản được cải thiện và việc bán nông sản cũng dễ dàng hơn rất nhiều.

Đường lên bản Sam Quảng, xã Mường Lèo, đã được rải nhựa.

Nhờ các dự án hạ tầng, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm từ 30,23% năm 2023 xuống còn 25,93% năm 2024. Các sản phẩm như gạo nếp tan, mắc ca Mường Và, cà phê Mường Lạn, hay cây ăn quả Nậm Lạnh đã có điều kiện vận chuyển ra thị trường lớn, nâng cao thu nhập cho người dân.

Tuy nhiên, hệ thống giao thông tại Sốp Cộp vẫn còn nhiều bất cập. Các tuyến đường qua vùng núi cao, vực sâu đòi hỏi chi phí xây dựng và bảo trì lớn; vào mùa mưa lũ thường gây sạt lở nghiêm trọng, làm hư hại hạ tầng giao thông...

Với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của nhân dân, huyện Sốp Cộp đang từng bước khắc phục khó khăn, đưa những con đường mới tới các bản làng vùng cao, vùng sâu, để giao thông trở thành động lực đưa vùng đất biên cương này ngày càng phát triển.

Huyền Trang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra dự án khắc phục hậu quả thiên tai tại Bắc Yên

    Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra dự án khắc phục hậu quả thiên tai tại Bắc Yên

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 1/4, đồng chí Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, cùng đoàn công tác của tỉnh đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn huyện Bắc Yên. Tham gia cùng đoàn có đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.
  • 'Tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ quý II/2025

    Tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ quý II/2025

    Thành phố Sơn La -
    Ngày 1/4, đồng chí Hà Trung Chiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội; quốc phòng, an ninh, đối ngoại; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2025.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 2/4/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 2/4/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa suy yếu. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có cường độ ổn định. Thời tiết: Mây thay đổi, không mưa. Sáng sớm có nơi có sương mù. Trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm. Trưa chiều giảm mây hửng nắng.
  • 'Yên Châu chăm bón vùng mận hậu

    Yên Châu chăm bón vùng mận hậu

    Kinh tế -
    Huyện Yên Châu có gần 4.000 ha, là vùng trồng mận hậu lớn của tỉnh, được trồng tập trung ở một số xã vùng cao biên giới. Thời điểm này, các chủ vườn đang tập trung chăm sóc mận thời kỳ đậu quả, áp dụng linh hoạt các biện pháp kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất đảm bảo mận đạt năng suất, chất lượng cao.
  • 'Thúc đẩy tín dụng - tăng trưởng kinh tế

    Thúc đẩy tín dụng - tăng trưởng kinh tế

    Kinh tế -
    Nguồn vốn tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ đầu tư, sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó, sau khi hợp nhất, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 3 đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.
  • 'Phát triển nghề nuôi cá lồng

    Phát triển nghề nuôi cá lồng

    Kinh tế -
    Phát huy lợi thế mặt nước lòng hồ thủy điện Sơn La, huyện Quỳnh Nhai đã triển khai nuôi thủy sản, với hơn 4.500 lồng cá, sản lượng cá lồng hằng năm đạt gần 1.200 tấn. Đây cũng là vùng nuôi cá lồng lớn nhất của tỉnh. Những năm gần đây, các hợp tác xã, hộ dân tại huyện Quỳnh Nhai đã ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi cá lồng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm.
  • 'Đổi thay về y tế ở huyện Vân Hồ

    Đổi thay về y tế ở huyện Vân Hồ

    Sức khỏe -
    Với sự quan tâm của Nhà nước, các công trình y tế của huyện Vân Hồ được đầu tư, xây dựng; bổ sung nhiều thiết bị hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân.