Nỗ lực hạn chế tình trạng di cư tự do

Trong những năm qua, huyện Sốp Cộp đã nỗ lực thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế tình trạng di cư tự do; trong đó, đẩy mạnh thực hiện các chương trình, dự án đầu tư bố trí, sắp xếp ổn định dân cư, thực hiện tốt các chương trình, chính sách hỗ trợ người dân phát triển KT-XH. Qua đó, tình trạng di cư không theo quy hoạch đã giảm dần, góp phần ổn định an ninh, chính trị ở địa phương.

 

Cán bộ Đoàn 326 tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước

cho nhân dân bản Sam Quảng, xã Mường Lèo.

 

Sốp Cộp là huyện vùng cao biên giới của tỉnh, thuộc diện thụ hưởng Chương trình 30a của Chính phủ; trên 95% dân số của huyện là người dân tộc thiểu số, đồng bào chủ yếu sống bằng nghề nông, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo cao. Những năm trước đây, tình hình di cư tự do diễn biến phức tạp, cả nội vùng, ngoại vùng, nội tỉnh, ngoại tỉnh và di cư vượt biên giới. Nguyên nhân chủ yếu do tập quán canh tác lạc hậu; thiếu đất, vốn và tư liệu sản xuất; đời sống gặp nhiều khó khăn; sự lôi kéo của các thế lực thù địch... Từ đó, hình thành tập quán canh tác du canh, du cư của các tộc người thiểu số, nhất là dân tộc Mông. Từ năm 2013-2019, toàn huyện có 72 hộ, 346 khẩu di cư tự do. Trong đó, di cư nội tỉnh 11 hộ, 70 khẩu; di cư ngoài tỉnh 61 hộ, 306 khẩu. Các hộ chủ yếu ở các xã Mường Lạn, Nậm Lạnh, Sam Kha, Mường Lèo, đây là các xã có đồng bào dân tộc Mông sinh sống chiếm tỷ lệ cao.

 

Bà Tòng Thị Kiên, Phó Chủ tịch UBND huyện Sốp Cộp, cho biết: Trước tình hình đó, cấp ủy, chính quyền các cấp của huyện Sốp Cộp đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong đồng bào các dân tộc thiểu số về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nâng cao nhận thức cho đồng bào để họ nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, lợi dụng dân tộc, tôn giáo, lôi kéo kích động đồng bào di cư tự do gắn với truyền đạo trái phép, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị... để họ tự giác chấm dứt di cư tự do trái phép. Cùng với đó, tăng cường xây dựng “thế trận lòng dân”; thực hiện tốt công tác quản lý đất đai, quản lý và bảo vệ rừng. Kiên quyết xử lý, giải quyết triệt để tình trạng phá rừng, xâm canh, mua, bán, sang nhượng đất đai trái pháp luật nhằm ngăn chặn cơ hội di cư tự do. Do đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tình trạng di cư tự do trên địa bàn huyện giảm rõ rệt. Từ đầu năm đến nay, toàn huyện chỉ có 2 hộ, 14 nhân khẩu ở các xã Mường Và, Nậm Lạnh di cư khỏi địa bàn, giảm so với cùng kỳ các năm trước.

 

Cùng với đó, huyện thực hiện tốt công tác lập quy hoạch, kế hoạch bố trí ổn định dân cư. Từ năm 2013-2019, toàn huyện có 1.040 hộ, 6.339 nhân khẩu cần bố trí ổn định dân cư; trong đó, vùng thiên tai 312 hộ, vùng đặc biệt khó khăn 402 hộ, vùng viên giới 229 hộ, di cư tự do 97 hộ, với tổng nguồn vốn thực hiện gần 93 tỷ đồng. Trong đó, đã bố trí ổn định dân cư vùng thiên tai 30 điểm dân cư, với 130 hộ; bố trí các điểm ổn định tại chỗ nhỏ lẻ 28 điểm trên địa bàn 8/8 xã cho 77 hộ, 446 nhân khẩu. Tuy nhiên, công tác bố trí ổn định dân cư vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn, ổn định dân di cư tự do chưa thực hiện được, một phần do huyện ưu tiên hỗ trợ vùng thiên tai trước, một phần việc thực hiện hỗ trợ vùng di cư tự do rất khó khăn liên quan đến tập quán canh tác, di cư của những hộ này...

 

Mường Lèo là xã có số hộ di cư tự do cao nhất trong những năm qua, do nhận thức, điều kiện kinh tế khó khăn, tập tục sống theo họ hàng nên tình hình di cư trên địa bàn xã còn diễn biến phức tạp. Từ năm 2014-2019, xã có 37 hộ, 210 nhân khẩu di cư tự do. Ông Lò Văn Chủ, Chủ tịch UBND xã Mường Lèo, thông tin: Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã đã quyết liệt thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế tình trạng di cư tự do trên địa bàn. Tổ chức kiểm tra, nắm chắc tình hình đời sống, sản xuất của đồng bào ở những bản vùng cao, biên giới, vùng khó khăn; tăng cường công tác quản lý dân cư; nắm chắc tình hình di, biến động dân cư trên địa bàn; kịp thời phát hiện sớm những hộ gia đình, cá nhân có ý định di cư tự do hoặc có thể di cư tự do để tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục làm cho mọi người dân hiểu rõ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; kiểm tra nắm vững tình hình tôn giáo, tín ngưỡng và thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn... Từ đầu năm đến nay, xã không phát hiện trường hợp di cư tự do nào.

 

Trong thời gian tới, để giảm thiểu tình trạng di cư tự do, cấp ủy, chính quyền huyện Sốp Cộp tích cực xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới vững mạnh toàn diện; nâng cao hiệu quả tham gia thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở khu vực biên giới; kịp thời phát hiện, vạch trần âm mưu, thủ đoạn của kẻ xấu để người dân phòng tránh. Cùng với đó, thực hiện tốt các chương trình đầu tư phát triển KT-XH, triển khai nhiều giải pháp hạn chế di cư tự do, từng bước ổn định cuộc sống cho người dân...

Vũ Tuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 24/11, UBND huyện Sông Mã đã tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2024, với sự tham dự của 28 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và hơn 1.500 người lao động, đoàn viên, thanh niên đến từ 19 xã, thị trấn, học sinh cuối cấp các trường THPT, THCS của huyện.
  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).
  • 'Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Huyện Quỳnh Nhai -
    Ngày 23/11, Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam VietComBank phối hợp với UBND huyện Quỳnh Nhai và xã Mường Giôn tổ chức khánh thành, bàn giao đưa vào sử dụng công trình điểm trường bản Huổi Ngà, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lả Giôn, xã Mường Giôn.  
  • 'Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Kinh tế -
    Thay đổi căn bản nhận thức của nông dân, áp dụng cải tiến kỹ thuật trong chăn nuôi; thành lập các nhóm sở thích, chủ động phòng, chống dịch bệnh, tận dụng phế phẩm nông nghiệp để tối ưu hóa nguyên liệu sản xuất; đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất… Đó là những kết quả nổi bật sau 2 năm triển khai Dự án "Năng suất chăn nuôi bền vững vì sinh kế, dinh dưỡng và hòa nhập giới" tại tỉnh Sơn La.
  • 'Quê hương tựa khúc dân ca

    Quê hương tựa khúc dân ca

    Nếu mà không Quan họ, Bắc Ninh ơi có buồn? Một câu hỏi được thốt lên bằng tình yêu, sự mến mộ dành tặng Quan họ, không cần có câu trả lời, bởi “nếu không Quan họ, đâu còn là Bắc Ninh!?”.