Nỗ lực dạy học ở vùng biên cương trong dịch COVID-19

Với đặc thù huyện biên giới, địa hình chia cắt, đa số là người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn, hệ thống thông tin, viễn thông, Internet còn thiếu thốn... Thời gian qua, giáo viên các trường học trên địa bàn huyện Sốp Cộp đã nỗ lực khắc phục khó khăn, hướng dẫn học sinh học trực tuyến, giúp các em nghỉ học nhưng không bị mai một kiến thức.

 

Giáo viên Trường THCS Sốp Cộp thực hiện bài giảng theo hình thức trực tuyến.

 

Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sốp Cộp, cho biết: Năm học 2019-2020, huyện Sốp Cộp có hơn 15.000 học sinh các bậc học, chủ yếu là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo về giảng dạy trực tuyến cho học sinh trong thời gian nghỉ dịch COVID-19, Phòng đã phối hợp với VNPT huyện Sốp Cộp tổ chức tập huấn cho cán bộ lãnh đạo, giáo viên các trường học trên địa bàn về sử dụng phần mềm E-Learning. Thời gian qua, tất cả trường học trên địa bàn huyện đã nghiêm túc thực hiện chương trình dạy học trực tuyến, dạy học qua mạng Internet. Tuy nhiên, do địa bàn biên giới khó khăn, đời sống của bà con dân tộc còn nhiều thiếu thốn nên chỉ có khoảng 10% số học sinh tiếp cận được phương pháp này, chủ yếu ở trung tâm huyện; đối với vùng sâu, vùng xa thì phương thức dạy học này hiệu quả không cao, vì không có sự tương tác trực tiếp giữa giáo viên và học sinh...

 

Đến Trường TH-THCS Sốp Cộp, tại các lớp, các giáo viên vẫn đang lên lớp giảng bài, nhưng thay vì giảng trực tiếp cho học sinh, thì các thầy, cô lên lớp với “máy quay” từ các điện thoại smartphone để ghi hình bài giảng đưa lên phần mền E-Learning gửi cho các em học sinh. Cô giáo Trần Thị Hoa cho biết: Với môn Tiếng Anh, việc học trực tuyến sẽ không kiểm tra được kỹ năng nói và viết của các em vì không có sự tương tác giữa cô và trò. Cũng chỉ có khoảng 50% số học sinh thực hiện được việc học trực tuyến.

 

Thầy giáo Đào Xuân Cường, Hiệu trưởng Trường Tiểu học - THCS Sốp Cộp, cho biết: Trường có 43 lớp, hơn 1.000 học sinh. Để củng cố kiến thức cho các em học sinh, nhà trường đã phân ra làm 2 nhóm đối tượng để triển khai. Nhóm thứ nhất là đối với các học sinh ở trung tâm huyện, có điều kiện để dạy học trực tuyến thì tiến hành triển khai dạy học trực tuyến qua phần mềm E-Learning, cử giáo viên lên lớp hằng ngày quay video giảng dạy đủ chương trình từ lớp 1 đến lớp 9, đẩy lên hệ thống để cho các em học. Đối với nhóm học sinh không được sử dụng Internet, nhà trường chỉ đạo các giáo viên ra bài tập trên giấy và nhờ trưởng bản phát cho các em học sinh và thu lại, cuối tuần giáo viên đến lấy để chấm, đánh giá. Nhà trường hiện triển khai học trực tuyến bằng 3 hình thức: Hình thức dạy truyền thống trên bảng như lên lớp hằng ngày được quay video đẩy hệ thống; dạy qua slide; giảng tương tác trực tiếp với học sinh qua Internet. Qua khảo sát, hình thức dạy truyền thống, bằng bảng được các em đánh giá dễ hiểu hơn, vì kiến thức các tiết dạy được viết lưu lại trên bảng. Hiện, trong trường cũng mới chỉ có 50% số học sinh học trực tuyến.

 

Tại xã biên giới Mường Lạn, do điều kiện còn nhiều khó khăn không triển khai học trực tuyến được, các nhà trường đã sử dụng mạng xã hội để truyền đạt kiến thức và giao bài tập cho các em học sinh. Thầy giáo Phạm Văn Tuân, Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú THCS Mường Lạn, chia sẻ: Trường có 16 lớp, 550 học sinh. Nhà trường đã cử giáo viên đến từng nhà học sinh để tuyên truyền cho học sinh và gia đình về phòng chống COVID-19, đồng thời khảo sát xem gia đình học sinh nào có điện thoại smartphone thì hướng dẫn học sinh và phụ huynh cài và sử dụng Zalo để học. Giáo viên chủ nhiệm sẽ thành lập nhóm Zalo, các giáo viên bộ môn chụp ảnh bài giảng và bài tập để giáo viên chủ nhiệm gửi cho học sinh. Học sinh nhận được tải xuống và chụp lại bài giải gửi lại cho giáo viên chủ nhiệm. Còn đối với các em không được sử dụng internet thì nhà trường yêu cầu các giáo viên in ra giấy giao bài đến tận nhà cho các em. Bên cạnh đó, cũng yêu cầu học sinh tích cực học trên tivi...

 

Cô giáo Hà Thị Dung, giáo viên dạy môn Văn, Trường PTDT bán trú THCS Mường Lạn, chia sẻ: Tôi dạy 2 lớp khối 6 với tổng số 64 học sinh, trong đó 24 em giao bài được qua Zalo, còn lại giao bài tập và hệ thống lại kiến thức cho các em bằng giấy; đối với các em ở các bản cách trung tâm xã dưới 10 km thì tổ chức giao bài và đánh giá theo tuần; còn đối với các bản quá xa cách trung tâm từ 10 km đến hơn 20 km do đường đi quá khó khăn nên chúng tôi đành phải giao bài và đánh giá theo tháng.

 

Với điều kiện còn nhiều khó khăn, nhưng các thầy, cô giáo ở vùng biên cương Sốp Cộp vẫn đang cố gắng quản lý, tổ chức và hướng dẫn cho học sinh học bài, quyết tâm không để các em mai một kiến thức trong thời gian nghỉ học vì dịch COVID-19.  Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngoài sự nỗ lực dạy học của các nhà trường, rất cần sự phối hợp tích cực của các cấp, ngành, các tổ chức đoàn thể và các gia đình trong việc quản lý học sinh suốt thời gian nghỉ học vì dịch bệnh, không để các em sa vào các tệ nạn và phòng tránh tai nạn thương tích.

Quàng Hưởng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Thời sự - Chính trị -
    Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 30/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La tham gia thảo luận tại tổ đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
  • 'Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Quốc phòng -
    Triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, tạo sự chuyển biến vững chắc về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện sát với tình hình của đơn vị, tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, phong trào, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu biểu”.
  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
  • 'Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động trên vùng đất quần cư lâu đời của nhiều dân tộc, với sự đan xen, dung hòa các giá trị văn hóa đậm bản sắc, cùng nhiều di tích lịch sử, các nhà máy thủy điện và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, hội viên Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Mường La đã có nhiều tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, giới thiệu hình ảnh quê hương Mường La với bạn bè trong và ngoài tỉnh.