Những lớp học đặc biệt ở huyện biên giới Sốp Cộp

Là huyện biên giới, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn nên một số người dân tại các bản vùng cao của huyện Sốp Cộp còn chưa biết chữ. Huyện Sốp Cộp đã và đang tích cực triển khai có hiệu quả công tác tổ chức các lớp xóa mù chữ và tuyên truyền, vận động người dân ra lớp học.

Lớp học xóa mù chữ ở bản Nó Sài, xã Sốp Cộp (Sốp Cộp).

             

2 tháng qua, cứ vào buổi tối, 15 học viên của lớp học xóa mù chữ bản Nó Sài, xã Sốp Cộp lại cặm cụi nắn nót từng con chữ dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo trẻ. Học viên đến lớp học ở những độ tuổi khác nhau, đa số là phụ nữ. Tuy ban ngày bận rộn với việc nương rẫy, nhưng mọi người vẫn tham gia đầy đủ các buổi học, bởi vừa được học chữ, vừa được trò chuyện để vơi đi những vất vả sau một ngày lao động. Không khí trong lớp học cũng rất sôi nổi, sự hào hứng thể hiện rõ trên gương mặt các học viên. Chị Lò Thị Nơi, 36 tuổi, phấn khởi: Trước đây, nhà nghèo, lại đông anh em nên tôi không được đi học. Được Chi hội phụ nữ bản vận động đăng ký học lớp xóa mù chữ, tôi đăng ký đi ngay. Đi học biết chữ, biết ký tên, viết sổ sách, xem được sách báo; nhất là được gặp nhau trao đổi cách làm ăn.

             

Tình nguyện đăng ký dạy học xóa mù chữ ở bản Nó Sài, cô giáo trẻ Tòng Thị Phong, Trường Tiểu học - THCS Sốp Cộp, chia sẻ: Lớp học xóa mù bản Nó Sài được khai giảng từ tháng 7/2020 với 15 học viên. Trong lớp, các chị, các cô, các bà đều chăm chỉ đi học đầy đủ; dù tiếp thu chưa nhanh nhưng mọi người đều chịu khó hỏi nhau, nghe cô giáo giảng bài, cuối giờ học còn ở lại tập viết. Tôi thường tạo không khí lớp học vui vẻ, gần gũi qua các trò chơi, câu đố để các chị, các cô thoải mái và dễ dàng tiếp thu kiến thức. Đến nay, đa số các học viên đã thành thạo nghe, đọc, viết và các phép tính cộng trừ.

             

Bà Tòng Thị Quyên, Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sốp Cộp, cho biết: Từ 2014 đến nay, huyện Sốp Cộp đã mở được 77 lớp học xóa mù chữ và giáo dục tiếp sau biết chữ, thu hút 1.822 học viên tham gia, nâng tỷ lệ người trong độ tuổi 15 - 60 biết chữ lên gần 90%. Năm 2020, đang mở 15 lớp xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ cho 381 học viên. Bên cạnh đó, để khuyến khích học viên theo học, huyện còn có chính sách hỗ trợ cho giáo viên đứng lớp; vận động xã hội hóa hỗ trợ hoàn toàn kinh phí mua sách vở, dụng cụ học tập; kết thúc khóa học, các xã đều tổ chức đánh giá, tổng kết, khen thưởng các cá nhân tích cực và có thành tích cao trong học tập...

             

Trao đổi thêm, được biết: Hiện chính sách của tỉnh về “hỗ trợ cho phụ nữ, trẻ em gái học chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ trên địa bàn tỉnh” không còn, nên công tác vận động phụ nữ và trẻ em gái tham gia học xóa mù chữ càng thêm nhiều khó khăn. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch, tham mưu cho Ban Chỉ đạo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ huyện rà soát danh sách đối tượng đăng ký học lớp xóa mù chữ; vận động tổ chức mở các lớp xóa mù chữ, chỉ đạo các trường tiểu học phân công cán bộ, giáo viên dạy lớp xóa mù chữ. Đồng thời, tích cực phối hợp các tổ chức đoàn thể, các đơn vị bộ đội đóng trên địa bàn tuyên truyền, phân tích lợi ích của việc biết chữ, động viên chị em đi học, nhất là phụ nữ, trẻ em ở các bản đặc biệt khó khăn.

             

Với sự nỗ lực, vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ của người dân, đến nay đã có 5/8 xã của huyện Sốp Cộp đã đạt Chuẩn phổ cập xóa mù chữ mức độ I; 3/8 xã đạt Chuẩn phổ cập xóa mù chữ mức độ II. Để công tác xóa mù chữ đạt hiệu quả cao hơn, huyện Sốp Cộp đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền xóa mù chữ; công tác xã hội hóa giáo dục; tăng cường đầu tư ngân sách cho công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ... góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, thu hẹp khoảng cách về mặt bằng dân trí giữa các vùng.

Thu Hằng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Thời sự - Chính trị -
    Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 30/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La tham gia thảo luận tại tổ đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
  • 'Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Quốc phòng -
    Triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, tạo sự chuyển biến vững chắc về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện sát với tình hình của đơn vị, tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, phong trào, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu biểu”.
  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
  • 'Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động trên vùng đất quần cư lâu đời của nhiều dân tộc, với sự đan xen, dung hòa các giá trị văn hóa đậm bản sắc, cùng nhiều di tích lịch sử, các nhà máy thủy điện và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, hội viên Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Mường La đã có nhiều tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, giới thiệu hình ảnh quê hương Mường La với bạn bè trong và ngoài tỉnh.