Nậm Lạnh tập trung phát triển kinh tế

Trong những năm qua, cùng với việc thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ xã Nậm Lạnh (Sốp Cộp) chú trọng công tác phát triển KT-XH, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Nhờ đó, diện mạo nông thôn ở địa phương ngày càng đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được cải thiện.

 

Nhân dân xã Nậm Lạnh (Sốp Cộp) thu hoạch sa nhân tím.

                 

Nậm Lạnh là xã vùng 3, biên giới, còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng, giao thông đi lại chưa thuận tiện, số hộ nghèo còn cao, chiếm tới 48% theo tiêu chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều. Việc xây dựng, tổ chức thực hiện đề án phát triển sản xuất nâng cao đời sống và thu nhập cho người dân đối với các bản hiện nay rất khó khăn, chưa có sản phẩm hàng hóa, lao động mang tính phổ thông. Để thực hiện tốt nhiệm vụ lãnh đạo phát triển kinh tế, Đảng ủy xã Nậm Lạnh xác định rõ nhiệm vụ giúp người dân tiếp cận và ứng dụng KHKT trong sản xuất là then chốt. Đảng bộ xã Nậm Lạnh hiện có 15 chi bộ, với 322 đảng viên, hằng năm, Đảng ủy đã xây dựng Nghị quyết với những chỉ tiêu, giải pháp cụ thể, sát với thực tế địa phương, trong đó đặc biệt chú trọng công tác đào tạo nghề nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đồng thời, chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện các mô hình kinh tế, liên kết trong đầu tư, sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, xây dựng các vùng sản xuất tập trung hàng hóa.

                 

Qua 5 năm thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, Nậm Lạnh đã có bước phát triển tích cực. Trồng trọt có sự chuyển biến theo hướng thâm canh, tăng vụ, tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất canh tác, nhân dân tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Hiện, tổng diện tích gieo trồng của xã đạt trên 1.000 ha, sản lượng lương thực có hạt đạt gần 1.600 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 422kg/người/năm. Chăn nuôi tiếp tục được duy trì và phát triển, toàn xã hiện có gần 4.400 con gia súc, 25.000 con gia cầm. Nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển, với gần 25 ha hồ, ao cá. Công tác quản lý, khai thác, bảo vệ rừng được thực hiện tốt; bảo vệ tốt 6.739 ha rừng hiện còn, 563 ha rừng tái sinh. Từ các nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ thuộc các chương trình 135, 30a, Chương trình nông thôn mới... xã đã quan tâm đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, trường học, nước sinh hoạt, nhà văn hóa xã, bản, công trình y tế; đường giao thông, với tổng trị giá gần 168 tỷ đồng. Công tác tín dụng vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội được quan tâm triển khai, đáp ứng được nhu cầu vay vốn của nhân dân, tạo điều kiện cho nhân dân phát triển sản xuất, kinh doanh, từng bước xoá đói, giảm nghèo, với tổng dư nợ trên 40 tỷ đồng.

                 

Sự tăng cường lãnh đạo của Đảng ủy xã về phát triển kinh tế đã tạo điều kiện cho nhân dân mạnh dạn đầu tư các mô hình kinh tế hiệu quả. Chỉ đạo UBND xã, các ban, ngành, đoàn thể tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tạo điều kiện thuận lợi để người dân được tiếp cận với các nguồn vốn phát triển kinh tế. Tăng cường các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm của địa phương được quan tâm, thu hút được các doanh nghiệp đến thu mua nông sản trên địa bàn, giúp người dân yên tâm đầu tư sản xuất, đem lại thu nhập cao. Đồng thời, các đảng viên phát huy vai trò gương mẫu, đi đầu trong phát triển kinh tế, áp dụng các tiến bộ KHKT và đưa những cây, con giống mới năng suất cao vào sản xuất. Hiện nay, toàn xã đang thực hiện 12 mô hình, dự án ở các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, máy nông nghiệp, và khai hoang, phục hóa. Điển hình là mô hình sa nhân tím, xã có 15 ha tại 2 bản, đang phát triển tốt, sản lượng đạt gần 1 tấn/ha. Mô hình cây có múi của xã nhìn chung phát triển tốt, nhiều hộ dân đã chủ động trong việc chăm sóc, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác; toàn xã có trên 35 ha cây có múi, trong đó có 13 ha cho thu hoạch với sản lượng gần 90 tấn. Mô hình khai hoang, phục hóa, với 18 ha được hỗ trợ đã giúp 320 hộ có đất để sản xuất nông nghiệp tạo thu nhập ổn định. Thực hiện mô hình máy nông nghiệp, xã đã hỗ trợ 166 máy nông nghiệp cho 141 hộ để phục vụ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống... Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã đạt 15,2 triệu đồng/người/tháng.

                 

Đồng chí Lê Đức Trường, Bí thư Đảng ủy xã, cho biết: Đảng bộ xã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tuyên truyền, vận động nhân dân, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị tham gia thực hiện xây dựng nông thôn mới, kết hợp các nguồn lực đầu tư từ ngân sách Nhà nước với huy động nội lực trong nhân dân, huy động xã hội hóa để triển khai phù hợp với điều kiện của xã. Trong 5 năm, đã vận động nhân dân đóng góp 20 tỷ đồng, hiến gần 34.000 m² đất, hàng nghìn ngày công làm đường giao thông nông thôn mới tại 6 bản với tổng chiều dài 23km; đã hoàn thành 389 tuyến đường giao thông nông thôn nội bản. Công tác giáo dục được củng cố và phát triển về quy mô trường lớp và số lượng học sinh; chất lượng giáo dục từng bước được nâng cao; triển khai thực hiện tốt công tác bán trú cho học sinh. Công tác y tế được quan tâm triển khai thực hiện có hiệu quả. Chương trình xoá đói, giảm nghèo được quan tâm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả như chương trình 30a, 135, với tổng số tiền gần 4 tỷ đồng với 901 lượt hộ được hỗ trợ, nguồn vốn ưu đãi khác. Đến nay, toàn xã đã hoàn thành 8/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.

                 

Trong nhiệm kỳ qua, Đảng bộ xã Nậm Lạnh đã phát huy tốt vai trò lãnh đạo để hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới. Kết quả trên là cơ sở quan trọng để KT-XH của xã trong thời gian tới tiếp tục có những khởi sắc.

Vũ Tuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 24/11, UBND huyện Sông Mã đã tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2024, với sự tham dự của 28 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và hơn 1.500 người lao động, đoàn viên, thanh niên đến từ 19 xã, thị trấn, học sinh cuối cấp các trường THPT, THCS của huyện.
  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).
  • 'Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Huyện Quỳnh Nhai -
    Ngày 23/11, Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam VietComBank phối hợp với UBND huyện Quỳnh Nhai và xã Mường Giôn tổ chức khánh thành, bàn giao đưa vào sử dụng công trình điểm trường bản Huổi Ngà, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lả Giôn, xã Mường Giôn.  
  • 'Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Kinh tế -
    Thay đổi căn bản nhận thức của nông dân, áp dụng cải tiến kỹ thuật trong chăn nuôi; thành lập các nhóm sở thích, chủ động phòng, chống dịch bệnh, tận dụng phế phẩm nông nghiệp để tối ưu hóa nguyên liệu sản xuất; đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất… Đó là những kết quả nổi bật sau 2 năm triển khai Dự án "Năng suất chăn nuôi bền vững vì sinh kế, dinh dưỡng và hòa nhập giới" tại tỉnh Sơn La.
  • 'Quê hương tựa khúc dân ca

    Quê hương tựa khúc dân ca

    Nếu mà không Quan họ, Bắc Ninh ơi có buồn? Một câu hỏi được thốt lên bằng tình yêu, sự mến mộ dành tặng Quan họ, không cần có câu trả lời, bởi “nếu không Quan họ, đâu còn là Bắc Ninh!?”.