Ghi nhận ở Trạm Y tế xã Púng Bánh

Nhiều năm nay, Trạm Y tế xã Púng Bánh (Sốp Cộp) đã trở thành địa chỉ tin cậy của người dân trên địa bàn mỗi khi cần chăm sóc sức khỏe ban đầu. Không chỉ làm tốt công tác khám, chữa bệnh, những cán bộ, nhân viên y tế ở đây đã và đang thay đổi nhận thức, ý thức bảo vệ sức khỏe cho người dân.

Nhân viên Trạm Y tế xã Púng Bánh (Sốp Cộp) phát thuốc cho người dân.

Hơn 30 năm gắn bó với công việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, y sỹ Lò Văn Chừng, Trạm trưởng nhớ như in những kỷ niệm với nghề. Thời điểm năm 1990, Púng Bánh là một xã thuộc huyện Sông Mã, giao thông cách trở, để tới Trung tâm y tế huyện tiếp nhận thông tin chỉ đạo, báo cáo, cán bộ Trạm phải đi bộ cả ngày đường. Đường đến các bản cũng là đường đất, không có phương tiện đi lại, hành trang chỉ có túi thuốc y tế và gói cơm nhỏ mang bên người... Cơ sở vật chất của Trạm khi đó cũng chỉ có duy nhất một căn nhà tạm, lợp gianh, thiếu thốn mọi bề. Đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, nhiều hủ tục lạc hậu, nên việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn là một nhiệm vụ rất khó khăn. Thời điểm đó, đội ngũ nhân viên y tế phải rất nỗ lực, vừa trực tại Trạm để khám bệnh, phát thuốc, vừa tranh thủ “bám bản” để vận động tuyên truyền, giúp bà con nâng cao nhận thức, ý thức chăm sóc sức khỏe; từng bước xóa bỏ tư tưởng tìm thầy mo cúng giải bệnh mỗi khi ốm đau của người dân. Với những người thầy thuốc nơi đây, niềm vui lớn nhất là khi người bệnh được chữa khỏi, bà con từng bước tin tưởng vào cán bộ của Trạm y tế.

Đến nay, Trạm Y tế xã Púng Bánh đã có diện mạo mới khang trang, với 3 dãy nhà, 20 phòng, 5 giường bệnh, cùng trang, thiết bị y tế cơ bản đáp ứng công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế gồm 5 y sỹ, 2 điều dưỡng, 1 nữ hộ sinh, 1 chuyên trách dân số thường xuyên túc trực, theo dõi sát tình hình sức khỏe của người dân trên địa bàn. Tuy nhiên, Trạm vẫn còn đối mặt nhiều khó khăn, chưa có bác sỹ nên Trạm chỉ được phép điều trị bệnh nhân nội trú trong các trường hợp cấp cứu sản khoa, bệnh nhân bị thương do bỏng, ngộ độc thức ăn, và thời gian điều trị nội trú không quá 3 ngày. Còn lại các trường hợp khác đều phải tư vấn và hướng dẫn chuyển lên tuyến trên. Bên cạnh đó, mặc dù đã được trang bị một số trang thiết bị y tế hiện đại, như máy xét nghiệm sinh hóa, máy siêu âm, xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét, nhưng Trạm không thể sử dụng phục vụ khám, chữa bệnh, do thiếu bác sỹ, thiếu người có trình độ chuyên môn.

Vượt lên những khó khăn, đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế ở đây đã có nhiều cố gắng, chủ động học tập, trau dồi để nâng cao trình độ chuyên môn, y đức, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân. Tính riêng năm 2019, Trạm đã khám và điều trị cho trên 3.240 lượt người, chuyển tuyến 13 lượt bệnh nhân. Bên cạnh đó, Trạm còn thường xuyên cử nhân viên xuống các bản theo dõi, giám sát, phát hiện và xử trí kịp thời các loại bệnh thường gặp, như sốt rét, tay - chân - miệng; phối hợp với nhân viên y tế bản tuyên truyền, hướng dẫn người dân cách sử dụng các loại thực phẩm an toàn, ăn chín uống sôi; theo dõi biểu đồ dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi, phòng tránh suy dinh dưỡng… Đặc biệt, để nâng cao tỷ lệ tiêm chủng, ngoài việc tổ chức tiêm tại Trạm đối với 11 bản vùng thấp, Trạm còn tổ chức tiêm lưu động tại 2 bản đồng bào dân tộc Mông cách xa trung tâm, vừa làm công tác “dân vận”, vừa tạo điều kiện để người dân đưa trẻ đi tiêm thuận lợi hơn. Do vậy, tỷ lệ trẻ được tiêm chủng đầy đủ văc xin phòng bệnh trong năm đạt trên 95%. Công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em được quan tâm, 100% phụ nữ có thai được quản lý, theo dõi sức khỏe; tỷ lệ phụ nữ đẻ, trẻ sơ sinh được chăm sóc sức khỏe sau sinh tại cơ sở y tế và tại nhà tăng; tỷ lệ trẻ sinh ra là con thứ 3 giảm...

Vừa được cán bộ Trạm khám bệnh, phát thuốc, anh Vì Văn Dẫn, bản Lầu chia sẻ: Mỗi lần tới Trạm để khám bệnh, đều được hướng dẫn tận tình, chu đáo, cán bộ Trạm còn thường xuyên tới bản, tuyên truyền cho bà con ý thức phòng, chống dịch bệnh. Nhất là trong thời gian gần đây, thông tin về dịch bệnh viên đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona đang gây tâm lý hoang mang cho mọi người, các cán bộ, nhân viên y tế của Trạm đã tới bản nói chuyện, hướng dẫn chúng tôi cách tiếp cận những thông tin chính xác, phổ biến những phương pháp phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Với lòng yêu ngành, yêu nghề, tận tình của đội ngũ cán bộ, nhân viên Trạm y tế xã Púng Bánh đã góp phần không nhỏ vào việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Sự nỗ lực của họ không chỉ khẳng định bằng những chuyển biến tích cực trong kết quả công tác y tế hằng nằm của xã, mà còn được minh chứng bằng tình cảm, sự tin yêu của người dân nơi đây.

Lê Hạnh
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư

    Phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư

    Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, lựa chọn nhà đầu tư các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư, khu đô thị ở tỉnh ta những năm gần đây được các cấp, các ngành quan tâm, góp phần tăng nguồn cung bất động sản, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
  • 'Dạy thực chất, học thực chất

    Dạy thực chất, học thực chất

    Khoa Giáo -
    Tập trung đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt”, đưa việc “Dạy thực chất, học thực chất” ngày càng đi vào chiều sâu, đã góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của huyện Mai Sơn.
  • 'Chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động

    Chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động

    Xã hội -
    Với phương châm “Hướng về cơ sở, vì người lao động”, các cấp công đoàn của huyện Thuận Châu đã cụ thể hóa các phong trào thi đua phù hợp với cơ quan, đơn vị; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, đoàn viên, công chức, viên chức, người lao động.
  • 'Sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững ở Mường Sang

    Sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững ở Mường Sang

    Kinh tế -
    Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững, phường Mường Sang, thị xã Mộc Châu đã vận động, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ dân thực hiện sản xuất theo hướng hữu cơ, tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp sạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • 'Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

    Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

    Xã hội -
    Huyện đoàn Mường La có 27 cơ sở đoàn, với gần 11.500 đoàn viên. Với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, tuổi trẻ của huyện đã phát huy sức trẻ, lòng nhiệt huyết và tinh thần cống hiến, triển khai nhiều công trình, phần việc thiết thực vì cuộc sống cộng đồng.
  • 'Quỳnh Nhai nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

    Quỳnh Nhai nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

    Xây dựng Đảng -
    Nghiêm túc quán triệt các nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở đảng bộ xã, phường, thị trấn gắn với củng cố hệ thống chính trị cơ sở”, Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt mọi mặt trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng Đảng bộ ngày càng trong sạch vững mạnh.
  • 'Phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Hạn chế thấp nhất tình trạng cháy, nổ, huyện Sông Mã đã tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường kiểm tra, hướng dẫn nhân dân các biện pháp phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
  • 'Chủ động bảo vệ rừng mùa khô

    Chủ động bảo vệ rừng mùa khô

    Xã hội -
    Huyện Phù Yên có gần 62.190 ha rừng, với độ che phủ rừng đạt trên 49,6%. Đang là kỳ cao điểm mùa khô hanh, huyện đã chủ động triển khai nhiều biện pháp bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng.