Đổi thay ở Mường Lạn

Từ trung tâm huyện Sốp Cộp, theo con đường bê tông rộng rãi, chúng tôi về xã vùng cao biên giới Mường Lạn. Trên những cánh đồng, bà con đang khẩn trương chăm sóc lúa xuân; những triền đồi trước kia trồng lúa nương, ngô, sắn đang được thay thế bằng các loại cây ăn quả. Trung tâm xã sầm uất với những ngôi nhà xây mới mọc lên, những cửa hàng tấp nập người mua bán... Chúng tôi cảm nhận được cuộc sống nơi đây đang từng ngày đổi thay.

Nhân dân xã Mường Lạn trồng cây ăn quả trên đất dốc.

Đón chúng tôi tại trụ sở xã, đồng chí Lò Văn Tuấn, Chủ tịch UBND xã thông tin: Mường Lạn có gần 55 km đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Lào, những năm qua, được sự quan tâm đầu tư hỗ trợ của Nhà nước, đường về trung tâm xã đã được đổ bê tông, trụ sở xã, trạm y tế, hệ thống trường lớp học được xây dựng kiên cố. Trong phát triển kinh tế, sau nhiều năm vận động, bà con đã thay đổi tư duy, chuyển đổi diện tích trồng lúa, ngô, sắn, sang trồng cây ăn quả; đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển các mô hình kinh tế trang trại; khuyến khích nhân dân phát triển kinh doanh, dịch vụ.

Đến bản Cống, ấn tượng với chúng tôi là đường bê tông dẫn vào từng nhà, những vườn cây ăn quả đang kỳ ra hoa. Anh Vì Văn Điện, Bí thư Chi bộ bản cho biết: Năm 2015, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, toàn bộ 2,7 km đường nội bản được đổ bê tông. Từ nguồn vốn Chương trình 30a hỗ trợ một số mô hình trồng cây ăn quả, đến nay người dân trong bản đã chuyển các diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng cam, xoài, nhãn; hiện bản đã trồng 20 cây ăn quả các loại; nhiều hộ đã thoát nghèo nhờ trồng cây ăn quả. Bản cũng đã được đầu tư xây dựng nhà văn hóa, góp phần nâng cao, đời sống tinh thần người dân; hiện tỷ lệ hộ nghèo của bản chỉ còn 17% tổng số hộ; 100% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh và điện lưới quốc gia.

Đến thăm gia đình anh Lò Văn Ơn, một trong những hộ đầu tiên của bản Cống mạnh dạn chuyển đổi 3 ha đất trồng ngô, sắn của gia đình sang trồng cây ăn quả và lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt. Anh Ơn phấn khởi: Vụ quả năm ngoái, 1.300 gốc xoài cho thu hoạch 3,3 tấn, bán được hơn 50 triệu đồng; 400 gốc nhãn ghép, bán được 15 triệu đồng. Năm nay hy vọng sẽ thu nhập cao hơn khi 300 gốc cam bắt đầu ra hoa và vườn cây ăn quả sai hơn năm ngoái; bên cạnh trồng cây ăn quả, gia đình còn nuôi hơn chục con trâu, bò và gần 1.000 m² ao cá, cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm.

Đến nay, nhiều hộ ở xã Mường Lạn đã và đang mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ, cách làm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Hiện, tổng diện tích gieo trồng của xã đạt hơn 5.760 ha; sản lượng lương thực có hạt hơn 5.650 tấn/năm; cả xã đã trồng được 79 ha cây ăn quả các loại. Chăn nuôi tiếp tục phát triển, tổng đàn gia súc trên 9.500 con; diện tích nuôi trồng thủy sản 262 ha, sản lượng đạt 78 tấn/năm. Công tác bảo vệ và phát triển rừng, trồng rừng được quan tâm với tổng diện tích khoanh nuôi, bảo vệ gần 11.300 ha, tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 45%. Thương mại, dịch vụ phát triển, toàn xã hiện có 87 cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ với doanh thu trong 5 năm qua đạt hơn 30 tỷ đồng… Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, với sự hỗ trợ của Nhà nước, xã vận động nhân dân đóng góp tiền, ngày công để làm đường giao thông, thủy lợi, xây trường học, nhà văn hóa, nước sinh hoạt,... Từ năm 2015 đến nay, có 33 công trình được đầu tư, xây dựng, tổng trị giá trên 75 tỷ đồng; trong đó, Nhà nước hỗ trợ 55 tỷ đồng, nhân dân đóng góp gần 20 tỷ đồng; hiến hơn 5.000 m² đất xây dựng 25 km đường giao thông nông thôn. Riêng tuyến đường Mường Lạn - Nà Khi - Nà Vạc đã được nhựa hóa, tổng chiều dài hơn 12 km. Hiện 100% số bản của xã có đường ôtô đến bản, trong đó 60% số bản ô tô đi được bốn mùa; 100% bản được sử dụng điện lưới quốc gia; 4 bản có nhà văn hóa được xây dựng kiên cố khang trang; 99% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Giáo dục được quan tâm, tỷ lệ huy động trẻ đến trường hằng năm đạt trên 96%.

Người dân bản Cống, xã Mường Lạn trồng cây ăn quả chất lượng cao trên đất dốc.

Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn, song với sự nỗ lực, quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã, Mường Lạn đang ngày càng có nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, cơ sở vật chất được đầu tư đồng bộ, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, diện mạo nông thôn của xã ngày càng phát triển.

Quàng Hưởng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II thành công tốt đẹp

    Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II thành công tốt đẹp

    Thể thao -
    Qua 2 ngày thi đấu, tranh tài quyết liệt ở 5 nội dung: 2km, 5km, 10km, 21km và 42km của gần 15.000 vận động viên (VĐV) trong nước và quốc tế, sáng 24-11, Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II, năm 2024, do Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV) chủ trì và phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Đồng Xoài, Tỉnh đoàn Bình Phước tổ chức, Tập đoàn Trường Tươi là nhà tài trợ chính của giải, đã diễn ra an toàn, thành công tốt đẹp.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 25/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 25/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa suy yếu và di chuyển dần ra phía Đông; khoảng đêm 25/11 được tăng cường mạnh. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có cường độ ít thay đổi. Thời tiết: Nhiều mây, không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, trời lạnh, vùng núi cao trời rét.
  • 'Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 24/11, UBND huyện Sông Mã đã tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2024, với sự tham dự của 28 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và hơn 1.500 người lao động, đoàn viên, thanh niên đến từ 19 xã, thị trấn, học sinh cuối cấp các trường THPT, THCS của huyện.
  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).