Chăm lo cho học sinh bán trú ở Sốp Cộp

Những năm qua, công tác tổ chức nấu ăn bán trú tại các trường học ở huyện Sốp Cộp đã được quan tâm tổ chức thực hiện tốt để học sinh vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới yên tâm đến trường học tập.

Một bữa ăn bán trú của học sinh Trường PTDT bán trú tiểu học Mường Lạn.

 

Huyện Sốp Cộp hiện có 12 trường tổ chức nấu ăn bán trú cho 2.775 học sinh. Cùng với quan tâm công tác đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng dạy học, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sốp Cộp đã chỉ đạo các trường thực hiện tốt công tác nấu ăn bán trú cho học sinh, tăng cường kiểm tra định kỳ, đột xuất nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự trong nhà trường; thực hiện tiếp nhận và chi trả các chế độ chính sách kịp thời, đúng quy định. Đồng thời, Phòng tham mưu cho huyện cân đối các nguồn vốn, huy động nguồn xã hội hóa đầu tư xây dựng hệ thống nhà ăn, phòng ở bán trú, giúp các em học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số yên tâm học tập.

Có mặt tại điểm trường Nà Khi, Trường PTDT bán trú tiểu học Mường Lạn, xã Mường Lạn vào ngày đầu tuần, các lớp học đều duy trì sĩ số đầy đủ. Thầy giáo Quàng Văn Hồng, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Trước đây, vào thời điểm đầu năm học mới, các lớp hầu như không đảm bảo sĩ số, do học sinh nhà xa trường; các thầy cô phải đến từng bản vận động các em xuống lớp, nhưng đến giữa tuần nhiều em lại bỏ về. Một số phụ huynh dựng lán nhỏ bằng tre, nứa để các em ở trong những ngày đi học, vừa không an toàn, vừa không đảm bảo sinh hoạt cho các em. Từ khi thực hiện công tác nấu ăn bán trú, nhà trường được quan tâm xây dựng nhà ăn, nhà ở bán trú; các em học sinh được ăn, ngủ tại trường, phụ huynh tin tưởng, yên tâm cho con đi học, các em học sinh cũng tập trung học tập tốt hơn. Nhà trường đang có 2 điểm ăn bán trú cho 402 học sinh dân tộc Mông, Khơ Mú, Lào.

Để thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động bán trú, các trường học đã xây dựng nội quy khá chặt chẽ, phân công nhiệm vụ cho các giáo viên và nhân viên trực tiếp quản lý học sinh bán trú các buổi trong ngày, công khai minh bạch về tài chính... Các nhà trường còn tổ chức cho học sinh tham gia tăng gia sản xuất, làm vườn rau sạch, chăn nuôi để bổ sung thêm vào bữa ăn hàng ngày cho học sinh. Đồng thời, thường xuyên tổ chức ngoại khóa, học tập theo lớp, theo nhóm, tập thể dục, thể thao vào các buổi sáng và chiều tối... tạo sân chơi vui khỏe, lành mạnh cho học sinh.

Đến thăm Trường THCS Púng Bánh, nhà trường đang có 45 học sinh bán trú. Theo quan sát của chúng tôi, trong các phòng ở của học sinh đều ngăn nắp, sạch sẽ, chăn gối được gấp gọn gàng. Em Vàng Thị Thảo, lớp 8D, cho hay: Nhà em ở bản Phá Thóng, cách trường hơn 14 km, nên học bán trú ở trường. Mỗi bữa ăn chúng em đều được các cô nhân viên chuẩn bị chu đáo, thường xuyên đổi món ăn như trứng, thịt gà, cá... Sau giờ học, chúng em được các thầy cô giáo hướng dẫn trồng rau để bổ sung vào các bữa ăn hàng ngày. Thời điểm đầu năm học, chúng em còn được tham gia nhiều buổi ngoại khóa về tập huấn kỹ năng sống như cách gấp chăn màn, dọn vệ sinh, làm việc nhóm, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên... rất vui và bổ ích.

Trao đổi về công tác chăm sóc học sinh bán trú, bà Tòng Thị Quyên, Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, cho biết: Về cơ sở vật chất, toàn huyện có 56 nhà bếp, 7 nhà ăn, 84 phòng ở bán trú, 161 nhà công vụ cho giáo viên. Với cơ sở vật chất được đầu tư, đã cơ bản đáp ứng được việc học tập bán trú tại trường của học sinh. Tuy nhiên, hiện nay, số nhà tạm, hư hỏng cần được xây mới còn nhiều, các phòng ở bán trú của học sinh còn đang trong tình trạng quá tải, các em học sinh phải ở ghép 3, 4 em một giường. Bên cạnh đó, việc đầu tư các công trình phụ trợ như sân chơi, nhà vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn vẫn chưa được đồng bộ nên khá khó khăn trong việc chăm sóc học sinh. Chính vì vậy, Phòng cũng đã chỉ đạo các nhà trường kêu gọi, vận động các nguồn xã hội hóa đóng góp xây dựng thêm cơ sở vật chất phục vụ ăn, ở bán trú cho học sinh; tổ chức hướng dẫn học sinh vệ sinh cá nhân, phòng ở sạch sẽ...

Tuy vẫn còn nhiều khó khăn trong thực hiện công tác tổ chức bán trú, nhưng với sự quan tâm của các cấp các ngành, cùng với sự nỗ lực của thầy cô giáo và học sinh ở các trường bán trú, tỷ lệ chuyên cần của các trường học trong huyện Sốp Cộp hàng năm đạt trên 92%, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao.

Thu Hằng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 24/11, UBND huyện Sông Mã đã tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2024, với sự tham dự của 28 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và hơn 1.500 người lao động, đoàn viên, thanh niên đến từ 19 xã, thị trấn, học sinh cuối cấp các trường THPT, THCS của huyện.
  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).
  • 'Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Huyện Quỳnh Nhai -
    Ngày 23/11, Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam VietComBank phối hợp với UBND huyện Quỳnh Nhai và xã Mường Giôn tổ chức khánh thành, bàn giao đưa vào sử dụng công trình điểm trường bản Huổi Ngà, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lả Giôn, xã Mường Giôn.  
  • 'Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Kinh tế -
    Thay đổi căn bản nhận thức của nông dân, áp dụng cải tiến kỹ thuật trong chăn nuôi; thành lập các nhóm sở thích, chủ động phòng, chống dịch bệnh, tận dụng phế phẩm nông nghiệp để tối ưu hóa nguyên liệu sản xuất; đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất… Đó là những kết quả nổi bật sau 2 năm triển khai Dự án "Năng suất chăn nuôi bền vững vì sinh kế, dinh dưỡng và hòa nhập giới" tại tỉnh Sơn La.
  • 'Quê hương tựa khúc dân ca

    Quê hương tựa khúc dân ca

    Nếu mà không Quan họ, Bắc Ninh ơi có buồn? Một câu hỏi được thốt lên bằng tình yêu, sự mến mộ dành tặng Quan họ, không cần có câu trả lời, bởi “nếu không Quan họ, đâu còn là Bắc Ninh!?”.