Tác động tích cực từ dịch vụ môi trường rừng

Theo thống kê, huyện Sông Mã có 74.066 ha đất lâm nghiệp, chiếm 50% diện tích tự nhiên; trong đó, 8.661 ha rừng đặc dụng, 26.943 ha rừng phòng hộ và 25.716 ha rừng sản xuất. Cùng với thực hiện tốt các chương trình, dự án đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng, huyện triển khai thực hiện kịp thời chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, góp phần hỗ trợ thêm sinh kế, từng bước nâng cao nhận thức của các chủ rừng và người dân; các quy định pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng được thực hiện hiệu quả...

Cán bộ Hạt Kiểm lâm Sông Mã tuần tra bảo vệ rừng.

             

Trên địa bàn huyện hiện có 391 bản đủ điều kiện chi trả dịch vụ môi trường rừng, trong đó 296 bản đặc biệt khó khăn. Để bảo đảm thực hiện chính sách bảo đảm công khai, minh bạch, đúng đối tượng, Sông Mã phối hợp với Quỹ bảo vệ phát triển rừng tỉnh quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách về chi trả dịch vụ môi trường rừng; chỉ đạo Hạt Kiểm lâm và các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp với Chi nhánh Quỹ bảo vệ phát triển rừng Sông Mã - Sốp Cộp thành lập các tổ rà soát, xác định diện tích rừng; chỉ đạo các xã tổ chức hội nghị công bố kết quả rà soát diện tích đủ điều kiện chi trả dịch vụ môi trường rừng sau kiểm kê đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng và các tổ chức chính trị xã hội. Đồng thời, phối hợp với Ban giám sát cộng đồng xã giám sát công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng, quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng; kiểm tra hồ sơ chi trả và giải đáp những thắc mắc liên quan đến diện tích rừng được chi trả; phối hợp với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh tăng cường đôn đốc các đơn vị sử dụng dịch vụ trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng. Từ năm 2013 đến hết năm 2018, tổng số tiền chi trả cho các chủ rừng là gần 15 tỷ 196 triệu đồng. Trong đó, giai đoạn 2013-2014, chi trả cho 4.374 chủ rừng, với 52.014 ha, gần 620 triệu đồng; đến năm 2018, tổng kinh phí được chi trả tăng lên gần 9,5 tỷ đồng.

             

Việc triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã có những tác động tích cực đến công tác bảo vệ và phát triển rừng. Nguồn kinh phí được chi trả trực tiếp cho các chủ rừng mang lại hiệu quả thiết thực, vừa hỗ trợ sinh kế, tạo thêm việc làm, góp phần tăng thu nhập, vừa nâng cao ý thức và trách nhiệm của người dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Cùng với đó, các xã đã vận động bà con mua cây, con giống, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giảm diện tích cây lương thực ngắn ngày trên đất dốc, người dân bước đầu đã có thu nhập ổn định từ nghề rừng. Đặc biệt, chất lượng của rừng tự nhiên, rừng trồng, trữ lượng và giá trị đa dạng sinh học được duy trì, bảo tồn, khối lượng lâm sản được cải thiện rõ rệt, phát huy vai trò của rừng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ môi trường, tăng nhanh hiệu quả trồng rừng sản xuất, trồng cây ăn quả ở các bản vùng sâu, vùng xa, biên giới. Kinh phí chi trả từ dịch vụ môi trường rừng dù chưa nhiều, nhưng đã được các chủ rừng sử dụng hiệu quả, đúng mục đích; tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng đều được bàn bạc, thống nhất và sử dụng đúng mục đích; tập trung thành lập, củng cố các tổ bảo vệ rừng, mua dụng cụ, trang thiết bị phục vụ cho công tác tuần tra bảo vệ rừng, gieo ươm cây giống trồng rừng. Cũng từ nguồn tiền dịch vụ này, hỗ trợ các cộng đồng bản xây dựng, bổ sung quy ước, hương ước, người dân có trách nhiệm hơn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng; những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời.

             

Nói về công tác chi trả, chị Lê Thị Thảo, Trưởng Chi nhánh Quỹ bảo vệ phát triển rừng Sông Mã - Sốp Cộp cho biết: Những tháng đầu năm nay, do tình hình dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng đến tiến độ triển khai công tác chi trả kinh phí của năm 2019. Hiện nay, Chi nhánh đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và các xã, bản được hưởng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tổ chức rà soát, tổng hợp, kiểm tra và nghiệm thu diện tích gần 47.415 ha rừng của 4.561 chủ rừng đủ điều kiện chi trả năm 2019, với tổng số tiền gần 9 tỷ 474 triệu đồng, hiện đang chờ UBND tỉnh phê duyệt để giải ngân. Cùng với đó, Chi nhánh tiếp tục xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn cho các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng về sử dụng đúng mục đích tiền dịch vụ môi trường rừng, cũng như nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

Ngọc Thuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 30/10/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 30/10/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa có cường độ ổn định, sau suy yếu chậm. Thời tiết: Mây thay đổi, không mưa, đêm và sáng sớm trời lạnh, vùng núi cao có nơi trời rét, ngày nắng.
  • 'Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Thời sự - Chính trị -
    Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 30/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La tham gia thảo luận tại tổ đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
  • 'Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Quốc phòng -
    Triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, tạo sự chuyển biến vững chắc về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện sát với tình hình của đơn vị, tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, phong trào, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu biểu”.
  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.