Sông Mã xây dựng vùng trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế

Những năm qua, huyện Sông Mã đã có nhiều giải pháp chuyển đổi những diện tích trồng cây lương thực kém hiệu quả trên đất dốc, sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế, nhằm tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị hàng hóa, góp phần đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Mô hình trồng nhãn chín muộn của người dân bản Hát 8, xã Mường Hung (Sông Mã).

Để xây dựng vùng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, huyện Sông Mã đã lồng ghép hiệu quả các nguồn vốn, các chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mở rộng diện tích trồng cây ăn quả theo quy trình sản xuất hàng hóa bền vững; chú trọng mở các lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc, liên kết với các công ty, doanh nghiệp có uy tín cung cấp vật tư, cây giống có năng suất, chất lượng; thành lập các HTX nông nghiệp kiểu mới, trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, quy trình sản xuất VietGAP làm tăng năng suất, chất lượng nhãn quả, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa. Huyện cũng tập trung tuyên truyền cho người dân nêu cao ý thức, trách nhiệm, lấy chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm là tiêu chí hàng đầu, tuyệt đối không sử dụng chất kích thích, chất cấm trong quá trình chăm sóc, bảo quản.

Cùng với đó, huyện đã phát huy tối đa lợi thế, tiềm năng về đất đai, khí hậu, tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân các xã, thị trấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả. Đồng thời, chỉ đạo các các bộ phận chuyên môn lựa chọn, khảo nghiệm và hướng dẫn người dân đưa vào trồng, lai ghép một số giống cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, như: nhãn ghép, xoài lai, bưởi Diễn, bưởi da xanh, cam Vinh... để từng bước thay thế, cải tạo những diện tích cây đã bị già cỗi, thoái hóa, trở thành những vườn cây cho năng suất, chất lượng cao. Những diện tích nhãn trồng mới, huyện vận động nhân dân tập trung trồng giống nhãn ghép, thuộc các cơ sở sản xuất giống có uy tín.

Ông Nguyễn Tiến Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện, cho biết: Việc phát triển vùng cây ăn quả được huyện Sông Mã quan tâm theo hướng xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa theo quy trình an toàn hữu cơ, VietGAP; tập trung ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, phát triển thương hiệu sản phẩm. Ngoài ra, huyện tăng cường thu hút các doanh nghiệp, HTX, các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư trong lĩnh vực trồng, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm nông sản; hỗ trợ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, Liên hiệp HTX, các HTX sản xuất cây ăn quả quảng bá, xúc tiến tiêu thụ, góp phần đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả Sông Mã trong và ngoài nước.

Huyện Sông Mã hiện có 9.483 ha cây ăn quả, trong đó, 7.014 ha nhãn, 1.220 ha xoài, 297 ha cây có múi, 310 ha cây sơn tra và các loại cây ăn quả khác. Toàn huyện có 20 HTX trồng nhãn, với hơn 400 ha được trồng chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobaGAP, Organic, được cấp mã vùng trồng xuất khẩu sang Australia, Trung Quốc. Năm 2019, đã xuất khẩu gần 6.000 tấn nhãn quả và xoài sang thị trường Mỹ, Trung Quốc và một số nước khác (nhãn 5.650 tấn, xoài gần 274 tấn). Hiện nay, huyện đang tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các hộ gia đình, các HTX trồng cây ăn quả tăng cường ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học trong sản xuất, chế biến, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật quả an toàn. Trong đó, chú trọng nhân rộng các mô hình trồng nhãn chín sớm, chín muộn; tiếp tục đề nghị cấp mới, mở rộng mã vùng trồng cây ăn quả xuất khấu sang thị trường nước ngoài. Đồng thời, tổ chức quản lý chặt chẽ 13 mã vùng trồng nhãn xuất khẩu đã được Cục Bảo vệ thực vật cấp; hỗ trợ Hợp tác xã Co Kiểng chứng nhận quy trình sản xuất 38 ha xoài theo tiêu chuẩn VietGAP.

Với những giải pháp cụ thể, huyện Sông Mã đã và đang xây dựng vùng cây ăn quả có giá trị kinh tế, phù hợp với đất đai, khí hậu, không chỉ nâng cao thu nhập cho người dân, mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Minh Tuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Mộc Châu là huyện trọng điểm về phát triển du lịch, công tác bảo đảm phòng chống cháy nổ trên địa bàn luôn được Công an huyện quan tâm, triển khai nhiều biện pháp, gắn với tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy.
  • 'Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Khoa Giáo -
    Với phương châm “Lấy trẻ làm trung tâm” giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, Trường Mầm non Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.
  • 'Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Xã hội -
    Bằng nhiều hoạt động thiết thực, những năm qua, các cấp hội chữ thập đỏ trên địa bàn huyện Thuận Châu đã phát huy vai trò nòng cốt, là “cầu nối” trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo, khơi dậy lòng nhân ái trong cộng đồng, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội tại địa phương.
  • 'Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Sức khỏe -
    Đến với Trạm Y tế xã Yên Sơn, huyện Yên Châu, chúng tôi ấn tượng với cơ sở vật chất được đầu tư khang trang sạch đẹp, khuôn viên rộng rãi; phòng khám, điều trị được bố trí thuận tiện, có biển chỉ dẫn rõ ràng; y, bác sĩ tận tình thăm khám cho nhân dân.
  • 'Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Cải cách hành chính -
    Thực hiện phương châm tăng cường công khai giải quyết thủ tục hành chính trên cả 3 phương diện: Thành phần hồ sơ, thời gian giải quyết, phí và lệ phí, tỉnh Sơn La đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, nhiều thủ tục hành chính được rút gọn, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
  • 'Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Huyện Phù Yên có dân số trên 121 nghìn người, chủ yếu sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Việc thu hút, mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện được Bảo hiểm xã hội huyện phối hợp với các cơ quan, tổ chức đoàn thể tuyên truyền để người dân hiểu rõ mục đích, quyền lợi và lựa chọn mức đóng phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân, gia đình.