Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Sẵn sàng đón người dân trở về địa phương

Chủ động, dự phòng phương án từ xa, từ sớm, từ cơ sở để không bị động trước diễn biến khó lường khi đón lao động làm việc ở ngoại tỉnh trở về địa phương. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 huyện Sông Mã đã chỉ đạo các xã, bản làm xong 4.060 lán phục vụ cách ly tập trung ngay tại bản.

Khu vực lán cách ly tập trung của bản Nà Cần 1, Nà Cần 2, xã Chiềng Sơ.

           

Những ngày cuối tháng 9, về bản Nà Cần 2, xã Chiềng Sơ, ấn tượng là 2 dãy lán cách ly được làm bằng tre, mái lợp fibrô xi măng nằm thẳng hàng trên sân thể thao của bản đã hoàn thành, các lán được đánh số thứ tự để thuận tiện cho việc theo dõi. Đây là khu vực lán cách ly y tế do nhân dân bản Nà Cần 1 và Nà Cần 2 đóng góp công sức, vật liệu làm để đón công dân của bản đi làm ăn xa tại các địa phương có dịch khi trở về.

           

Với tinh thần đồng thuận cao từ cấp ủy, chính quyền và người dân, đến nay xã Chiềng Sơ đã làm được 272 lán cách ly tại 24 bản. Ngoài ra, xã còn trưng tập điểm trường Quảng Tiến của Trường tiểu học Chiềng Sơ làm khu cách ly tập trung của xã, khu này sẽ do Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã phụ trách. Các lán cách ly tập trung khi đưa vào hoạt động sẽ giao cho các Tổ Covid cộng đồng của các bản quản lý.

           

Mỗi lán có diện tích hơn 6m², có khu vệ sinh, điện thắp sáng, toàn bộ vật liệu tre, nứa do nhân dân đóng góp, còn tấm lợp sử dụng quỹ của bản để mua. Trong quá trình triển khai thực hiện, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 các xã cử cán bộ xuống trực tiếp các bản hướng dẫn và thực hiện theo mẫu. Bản nào có sân thể thao, sân nhà văn hóa thì làm lán cách ly tại đó; những bản không có quỹ đất, thì mượn đất của các hộ dân để làm lán cách ly tập trung. Đồng thời, huyện đã tổ chức diễn tập điểm tình huống khi có ca F0 tại cộng đồng; nắm chắc hộ, người từ vùng dịch, truy vết kịp thời, khoanh vùng, cắt nguồn lây, dập dịch nếu có; chuẩn bị đầy đủ vật tư, trang bị, quần áo bảo hộ, hóa chất, oxy... ứng phó với dịch; bố trí phòng, địa điểm cách ly hợp lý, phân luồng di chuyển, độ thoáng mát, đảm bảo an ninh trật tự.

           

Hiện, trên địa bàn huyện Sông Mã có 14.672 người đi lao động ngoài tỉnh; trong đó, có 7.860 lao động đã trở về địa phương, số còn lại có 3.028 người đăng ký trở về địa phương. Như vậy, với kế hoạch làm 4.060 lán cách ly sẽ đảm bảo khả năng thu dung toàn bộ số lao động đăng ký trở về địa phương. Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 huyện cũng đã xây dựng kế hoạch triển khai mô hình trạm y tế lưu động, phòng chống dịch Covid-19 khi có nhiều ca mắc tại cộng đồng trên địa bàn huyện, quyết tâm không để dịch bệnh xâm nhập vào địa bàn.

           

Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng

Bí thư huyện ủy Sông Mã

           

Huyện cũng đã xây dựng các phương án đón công dân từ các tỉnh trở về địa phương với phương châm các xã, bản gần nhau sẽ hỗ trợ đón công dân cách ly khi cần thiết. Chủ trương của huyện sẽ tận dụng toàn bộ tấm lợp fibrô xi măng sau khi dỡ bỏ các lán cách ly để hỗ trợ cho các hộ nghèo trên địa bàn xóa nhà tạm. Huyện cũng sẵn sàng hỗ trợ huyện Sốp Cộp điều trị cho các F0 khi có tình huống dịch bệnh Covid-19 xảy ra.

           

Đồng chí Lò Lan Phương

Bí thư Đảng ủy xã Nà Nghịu, huyện Sông Mã

           

Đảng ủy xã chỉ đạo chi ủy, chi bộ các bản tuyên truyền, vận động người dân tham gia làm lán cách ly. Đồng thời, tăng cường truyền thông về tình hình dịch bệnh nhằm nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn trong phòng, chống dịch; kiểm soát, giám sát chặt chẽ số người từ nước ngoài và số người lao động từ các tỉnh khác trở về địa bàn thực hiện cách ly theo quy định để ngăn chặn dịch Covid-19.

           

Anh Bạc Cầm Dung

Trưởng bản Nà Cần 2, xã Chiềng Sơ (Sông Mã)

           

Bản đã phân công 10 hộ phụ trách làm 1 lán. Toàn bộ vật liệu tre, nứa do người dân tự nguyện đóng góp, còn tấm lợp fibrô xi măng được mua với giá 37.000 đồng/tấm, mỗi lán 16 tấm, nhà nào có tấm lợp cũ vẫn dùng được thì quyên góp cho bản. Khi triển khai làm lán cách ly, người dân trong bản rất ủng hộ và tích cực tham gia.

Duy Tùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Vận hành thông suốt mô hình chính quyền địa phương

    Vận hành thông suốt mô hình chính quyền địa phương

    Cải cách hành chính -
    Sau mười ngày chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, những lo ngại về tình trạng quá tải, gây chậm trễ việc giải quyết thủ tục hành chính đã được giải tỏa. Bộ máy chính quyền cơ sở đã triển khai nhiều giải pháp linh hoạt, hiệu quả, hoạt động ổn định, thông suốt, đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân, doanh nghiệp.
  • 'Nâng cao chất lượng công tác nội chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp

    Nâng cao chất lượng công tác nội chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 10/7, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 và quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp.
  • 'Chú trọng thực hành tiết kiệm, phòng chống lãng phí

    Chú trọng thực hành tiết kiệm, phòng chống lãng phí

    Xã hội -
    Trong bối cảnh yêu cầu sử dụng hiệu quả ngân sách và tài sản công ngày càng cấp thiết, tỉnh Sơn La quyết liệt thực hiện các giải pháp tiết kiệm, chống lãng phí, nhất là siết chặt quản lý ngân sách và chi tiêu, nhằm tăng nguồn lực cho phát triển và bảo đảm an sinh xã hội.
  • 'Xuân Nha chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Xuân Nha chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Kinh tế -
    Xuân Nha là xã được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai xã Xuân Nha và Tân Xuân, có diện tích tự nhiên 263,37 km², dân số 10.110 người. Phát huy lợi thế, UBND xã chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, vận động nhân dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.
  • 'HTX kết nối tiêu thụ nông sản địa phương

    HTX kết nối tiêu thụ nông sản địa phương

    Kinh tế -
    Với mong muốn thay đổi tư duy làm nông nghiệp và tìm hướng đi bền vững cho nông sản, HTX Nông nghiệp Mạnh Khôi, xã Mường Bú, tích cực đổi mới hoạt động, đã chủ động liên kết sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản địa phương.
  • 'Hạt nhân thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

    Hạt nhân thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

    Kinh tế -
    Sơn La là tỉnh được tham gia Đề án thí điểm “Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) triển khai thực hiện từ năm 2022. Sau gần 3 năm, đề án đã góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững tại địa phương.
  • 'Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

    Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

    Xã hội -
    Dưới tác động của biến đổi khí hậu, những năm gần đây, tại tỉnh Sơn La xảy ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, nhiều đợt nắng nóng kéo dài, cùng với nhiều trận mưa lớn kèm theo gió lốc, mưa đá, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất... gây thiệt hại lớn đến đời sống và sản xuất. Chủ động ứng phó, các cấp, các ngành toàn tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp, nhằm giảm thiểu tác động xấu của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân.