Nhọc nhằn “gieo chữ” ở xã vùng 3

Thật khó có thể nói hết những khó khăn và vất vả của những giáo viên ở Trường PTDT bán trú tiểu học Huổi Một thuộc xã vùng ba đặc biệt khó khăn của huyện vùng biên Sông Mã. Bằng tình yêu nghề và thương con trẻ, các thầy cô giáo nơi đây đã vượt lên tất cả, đang từng ngày cần mẫn “gieo mầm con chữ” chắp cánh cho những ước mơ của các em học sinh nơi đây.

 

Giờ học của cô trò Trường PTDT bán trú tiểu học Huổi Một.

 

Cô giáo Nguyễn Thị Bắc, Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú tiểu học Huổi Một, cho biết: Nhiều năm về trước, cơ sở vật chất của trường rất thiếu thốn, nhất là các điểm trường lẻ, đường đi lại vất vả, việc tổ chức nấu ăn bán trú cho học sinh chưa tập trung. Nhận thức của học sinh chậm, nói tiếng phổ thông chưa thạo, nhiều giáo viên phải học tiếng dân tộc để phục vụ giảng dạy, thậm chí còn dịch sang tiếng dân tộc để cho học sinh hiểu bài. Bên cạnh đó, nhận thức của phụ huynh cũng hạn chế, nhiều người chưa biết tiếng phổ thông nên không thể hướng dẫn con em học khi được cô giáo giao bài về nhà.

Trong câu chuyện “níu chân” trẻ đến trường, kỷ niệm khó quên với cô trò nhà trường là năm học 2020-2021, đúng dịp khai giảng, giáo viên thấy mấy em nhỏ độ tuổi vào lớp 1 cứ đứng nhốn nháo nhưng không có phụ huynh đi kèm. Khi giáo viên biết tiếng dân tộc hỏi thì mới biết các em ở bản xa đến. Qua kiểm tra sổ phổ cập các em thuộc diện bán trú. Do các em tuổi còn nhỏ, nhà ở xa, tiếng phổ thông hạn chế, lo học sinh trốn về, nhà trường đã vận động phụ huynh đến ở bán trú với con cả tháng. Thậm chí nhiều gia đình có con nhỏ, kinh tế khó khăn, giáo viên động viên phụ huynh đưa cả con nhỏ đến ăn ở cùng cho đến khi học sinh quen sinh hoạt ở môi trường mới.

Bằng nhiều cách làm linh động, kết quả là hằng năm, nhà trường huy động số trẻ trong độ tuổi đi học đạt từ 95% trở lên; trên 98% học sinh đạt mức độ hình thành và phát triển năng lực; 100% học sinh đạt mức độ hình thành và phát triển phẩm chất; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học trên 98%...

Giờ đây, Trường PTDT bán trú tiểu học Huổi Một hiện có trên 50 cán bộ, giáo viên; 35 lớp, 1.060 học sinh (gần 400 học sinh bán trú). Từ 7 điểm lẻ, nhà trường sáp nhập thành 5 điểm để thuận tiện cho việc tổ chức nấu ăn bán trú cho học sinh, vừa đảm bảo chất lượng giảng dạy. Từ khi thực hiện nấu ăn bán trú, đã giảm bớt khó khăn cho học sinh. Nhà trường phân công thầy, cô giáo trực bán trú các ca trưa và tối, đến 21h học sinh đi ngủ các giáo viên mới được nghỉ. Điều phấn khởi là cơ sở vật chất của nhà trường hiện nay đã được quan tâm đầu tư xây dựng khang trang, 5/5 điểm trường đã được xây dựng hoàn thiện, đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu dạy và học; toàn trường có gần 50% giáo viên dạy giỏi, 98% giáo viên biết sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học; hiệu quả đào tạo đạt trên 90%.

Cô giáo Lèo Thị Hồng Vân, giáo viên điểm trường khu bản Khua Họ, chia sẻ: Khu bản Khua Họ có 6 bản khó khăn của xã, cách xa trung tâm trường 15km. Hiện cả điểm trường có 311 học sinh, trong đó, trên 170 học sinh bán trú. Cơ sở vật chất của điểm trường đã được xây dựng kiên cố, nhưng điều khiến chúng tôi trăn trở là khả năng giao tiếp tiếng phổ thông của học sinh người dân tộc thiểu số rất hạn chế, đồng thời, nhiều phụ huynh đi làm ăn xa thường phó mặc con trẻ cho giáo viên. Học sinh ăn bán trú thì giáo viên còn kèm cặp học hành thuận lợi, nhưng nhiều em ở với ông bà việc phối hợp dạy trẻ rất khó.

Thời điểm ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 vừa qua, học sinh phải nghỉ học, nhà trường tổ chức tăng cường thời gian phụ đạo cho học sinh. Đây cũng là thời điểm các giáo viên gặp nhiều khó khăn trong giảng dạy. Đối với nhà học sinh nào có Internet, Trường tổ chức dạy online, giáo viên giao bài qua email, zalo, facebook... Những học sinh không có điều kiện kết nối mạng, các giáo viên phải vượt 10-15 cây số đến từng bản, giao bài cho từng học sinh, sau 2 ngày giáo viên quay lại thu bài chấm và đánh giá chất lượng.

Trong 5 năm qua, với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và nguồn xã hội hoá giáo dục từ nhân dân đóng góp tự nguyện, hiện trường có 39 phòng học; trong đó 12 phòng học kiên cố, 25 phòng bán kiên cố, còn lại là phòng lắp ghép. Các phòng học đều được trang bị tương đối đầy đủ các thiết bị điện, quạt đảm bảo ánh sáng, thoáng về mùa hè ấm về mùa đông, được trang trí hợp lý theo điều kiện của lớp. Các phòng chuyên môn, phòng thư viện, thiết bị, tin học được đảm bảo. Nhà trường có 20 máy tính phục vụ công tác dạy và học. Nhờ đó, chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên. Ghi nhận những thành tích đạt được, năm học 2019-2020, nhà trường được công nhận Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.

Chia tay những thầy cô giáo Trường PTDT bán trú tiểu học Huổi Một, thật khó nói hết những vất vả của thầy cô giáo vùng cao. Dẫu vậy, bằng tình yêu nghề, các thầy cô giáo vẫn vượt lên gian khó, từng ngày tận tâm, tận lực, cần mẫn nơi bản làng xa xôi, hẻo lánh để gieo mầm cho những ước mơ.

Vũ Tuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư

    Phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư

    Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, lựa chọn nhà đầu tư các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư, khu đô thị ở tỉnh ta những năm gần đây được các cấp, các ngành quan tâm, góp phần tăng nguồn cung bất động sản, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
  • 'Dạy thực chất, học thực chất

    Dạy thực chất, học thực chất

    Khoa Giáo -
    Tập trung đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt”, đưa việc “Dạy thực chất, học thực chất” ngày càng đi vào chiều sâu, đã góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của huyện Mai Sơn.
  • 'Chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động

    Chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động

    Xã hội -
    Với phương châm “Hướng về cơ sở, vì người lao động”, các cấp công đoàn của huyện Thuận Châu đã cụ thể hóa các phong trào thi đua phù hợp với cơ quan, đơn vị; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, đoàn viên, công chức, viên chức, người lao động.
  • 'Sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững ở Mường Sang

    Sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững ở Mường Sang

    Kinh tế -
    Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững, phường Mường Sang, thị xã Mộc Châu đã vận động, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ dân thực hiện sản xuất theo hướng hữu cơ, tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp sạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • 'Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

    Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

    Xã hội -
    Huyện đoàn Mường La có 27 cơ sở đoàn, với gần 11.500 đoàn viên. Với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, tuổi trẻ của huyện đã phát huy sức trẻ, lòng nhiệt huyết và tinh thần cống hiến, triển khai nhiều công trình, phần việc thiết thực vì cuộc sống cộng đồng.
  • 'Quỳnh Nhai nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

    Quỳnh Nhai nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

    Xây dựng Đảng -
    Nghiêm túc quán triệt các nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở đảng bộ xã, phường, thị trấn gắn với củng cố hệ thống chính trị cơ sở”, Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt mọi mặt trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng Đảng bộ ngày càng trong sạch vững mạnh.
  • 'Phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Hạn chế thấp nhất tình trạng cháy, nổ, huyện Sông Mã đã tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường kiểm tra, hướng dẫn nhân dân các biện pháp phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
  • 'Chủ động bảo vệ rừng mùa khô

    Chủ động bảo vệ rừng mùa khô

    Xã hội -
    Huyện Phù Yên có gần 62.190 ha rừng, với độ che phủ rừng đạt trên 49,6%. Đang là kỳ cao điểm mùa khô hanh, huyện đã chủ động triển khai nhiều biện pháp bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng.