Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Đẩy nhanh tiến độ Dự án Thủy điện Nậm Công 3A

Dự án thủy điện Nậm Công 3A, do Công ty cổ phần thủy điện Sông Mã làm chủ đầu tư, được khởi công xây dựng cách đây hơn 1 năm tại xã Huổi Một, huyện Sông Mã. Dự án có tổng vốn đầu tư 162 tỷ đồng, công suất thiết kế 4,5 MW. Có mặt trên công trường thủy điện Nậm Công 3A những ngày này, được chứng kiến không khí lao động khẩn trương, chạy đua với thời gian, hàng chục máy móc, thiết bị, nhân lực đang gấp rút đẩy nhanh tiến độ thi công.

                                

Chủ đầu tư giám sát đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ thi công Dự án công trình thủy điện Nậm Công 3A.

           

Ông Phạm Thanh Oanh, Chỉ huy công trường, Công ty TNHH đầu tư xây dựng Hoàng Chung, đơn vị thi công, cho biết: Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, để đảm bảo vừa phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, vừa đảm bảo tiến độ thi công, đơn vị đã bố trí công nhân làm việc theo từng tổ và luân phiên 3 ca, tuân thủ và thực hiện nghiêm quy định 5K. Bên cạnh đó, đơn vị đã phân công trực 24/24h, chủ động, sẵn sàng các phương tiện để phòng, chống thiên tai. Hiện, chúng tôi đã thi công khơi thông kênh dẫn dòng và đắp đê quai để tránh lũ lụt. Đồng thời, cơ bản hoàn thành côn xả, buồng xoắn, tuabin, đường ống áp lực các thiết bị chôn sẵn của dự án và đang chuẩn bị lắp đặt roto, stato, máy biến áp kích từ.

           

Dự án công trình thủy điện Nậm Công 3A sử dụng công nghệ tuabin kaplan nhập khẩu từ Trung Quốc. Đây là công nghệ được áp dụng cho dự án thủy điện nhỏ và vừa có cột nước địa hình thấp (thông thường từ 50 m đến 100 m), tích nước ngay trong lòng sông và dẫn trực tiếp lưu lượng qua đường ống, kênh dẫn hoặc hầm áp lực đến tuabin máy phát điện. Ưu điểm của công nghệ này là vẫn giữ nguyên dòng chảy tự nhiên và ít ảnh hưởng đến môi trường. Tuabin Kaplan có cấu tạo đơn giản, số vòng quay nhỏ, yêu cầu vật liệu, công nghệ chế tạo không cao, dễ bảo dưỡng, sửa chữa thay thế nên giá thành rẻ.

           

Ông Nguyễn Văn Chung, đại diện chủ đầu tư, thông tin: Đến thời điểm này Dự án được triển khai đảm bảo tiến độ, chất lượng theo cam kết. Nhà thầu đã thi công xong kênh xả; đập vai phải, cửa nhận nước đạt 80%; đập tràn tự do 50%; đập tràn cửa van 80%; đường ống bê tông 50%; nhà máy 70%. Đơn vị thi công đã tuân thủ và chấp hành nghiêm các quy định về quản lý chất lượng đối với vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng; quản lý, giám sát nhà thầu thi công; thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý chất lượng công trình, an toàn vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường trong thi công. Hiện, chủ đầu tư đang đôn đốc, giám sát nhà thầu hoàn thiện các hạng mục: Đập dâng cửa nhận nước, nhà máy, đập tràn có cửa van, đập tràn tự do... phấn đấu đưa nhà máy phát điện vào lưới điện quốc gia trong quý I năm 2022 theo đúng hợp đồng.

           

Nhà máy thủy điện Nậm Công 3A là nhà máy thủy điện thứ 5 được xây dựng trên suối Nậm Công. Việc phát triển dự án thủy điện vừa và nhỏ có công nghệ tuabin là giải pháp khai thác hiệu quả và bền vững nguồn năng lượng tái tạo từ thủy năng, phục vụ  phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng công suất và sản lượng cho hệ thống điện quốc gia.

Minh Thu
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Xuân Nha chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Xuân Nha chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Kinh tế -
    Xuân Nha là xã được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai xã Xuân Nha và Tân Xuân, có diện tích tự nhiên 263,37 km², dân số 10.110 người. Phát huy lợi thế, UBND xã chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, vận động nhân dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.
  • 'HTX kết nối tiêu thụ nông sản địa phương

    HTX kết nối tiêu thụ nông sản địa phương

    Kinh tế -
    Với mong muốn thay đổi tư duy làm nông nghiệp và tìm hướng đi bền vững cho nông sản, HTX Nông nghiệp Mạnh Khôi, xã Mường Bú, tích cực đổi mới hoạt động, đã chủ động liên kết sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản địa phương.
  • 'Hạt nhân thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

    Hạt nhân thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

    Kinh tế -
    Sơn La là tỉnh được tham gia Đề án thí điểm “Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) triển khai thực hiện từ năm 2022. Sau gần 3 năm, đề án đã góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững tại địa phương.
  • 'Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

    Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

    Xã hội -
    Dưới tác động của biến đổi khí hậu, những năm gần đây, tại tỉnh Sơn La xảy ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, nhiều đợt nắng nóng kéo dài, cùng với nhiều trận mưa lớn kèm theo gió lốc, mưa đá, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất... gây thiệt hại lớn đến đời sống và sản xuất. Chủ động ứng phó, các cấp, các ngành toàn tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp, nhằm giảm thiểu tác động xấu của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân.
  • 'Bảo vệ quyền, lợi ích cho người cao tuổi

    Bảo vệ quyền, lợi ích cho người cao tuổi

    Xã hội -
    Toàn tỉnh hiện có hơn 118.300 hội viên người cao tuổi, chiếm 10% dân số. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người cao tuổi, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh truyền thông, nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý, nhất là với người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ pháp lý miễn phí theo quy định.
  • 'Nâng cao đời sống tinh thần hội viên

    Nâng cao đời sống tinh thần hội viên

    Văn hóa - Xã hội -
    Thời gian qua, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã vận động hội viên tham gia các câu lạc bộ văn nghệ, thể thao, dân vũ, chăm sóc sức khỏe, xây dựng gia đình hạnh phúc..., góp phần nâng cao đời sống tinh thần và thu hút hội viên tham gia phong trào hội.
  • 'Phong trào “Dân vận khéo” trên vùng biên giới

    Phong trào “Dân vận khéo” trên vùng biên giới

    Ảnh -
    Thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” và phương châm “3 bám, 4 cùng”, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La đã duy trì, 26 mô hình “Dân vận khéo” thuộc các lĩnh vực về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh. Tiêu biểu, như: “Con nuôi Đồn Biên phòng”, “Nâng bước em tới trường”, “Tự chủ, tự quản đường biên cột mốc”, “Thầy giáo quân hàm xanh”, “Tiếng loa biên phòng”, “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản”,… Mỗi mô hình có một cách làm hay và sáng tạo, tính khả thi cao, lan tỏa trên tuyến biên giới, góp phần khơi dậy niềm tin, tình cảm đoàn kết máu thịt quân dân, xây dựng địa bàn biên giới vững mạnh.