Xây dựng NTM ở Quỳnh Nhai: Kỳ I: Hành trình 10 năm

Hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Quỳnh Nhai đã ra khỏi danh sách huyện nghèo giai đoạn 2018-2020. Đến nay, huyện đạt 162 tiêu chí, bình quân đạt 14,7 tiêu chí/xã; có 6 xã được công nhận đạt chuẩn NTM - là huyện đứng đầu của tỉnh có số xã được công nhận đạt chuẩn NTM.

Mô hình mới, cách làm hay trên vùng hồ

 

Tháng 6, phóng viên Báo Sơn La có chuyến công tác đến các xã, bản của huyện Quỳnh Nhai để tìm hiểu những đổi thay trong cuộc sống người dân vùng lòng hồ sông Đà sau hơn 10 năm xây dựng NTM. Dừng chân trên cầu Pá Uôn, thuộc địa phận xã Chiềng Ơn. Trước đây, khi chưa có cây cầu này, để đến được trung tâm huyện Quỳnh Nhai (cũ) bắt buộc phải đi qua phà mất hàng giờ, việc thông thương, trao đổi hàng hóa của người dân rất khó khăn. Từ ngày cầu Pá Uôn hoàn thành đưa vào sử dụng, đời sống người dân vùng lòng hồ sông Đà thay đổi từng ngày. Đúng như nhận định của ông Hoàng Tiến Cường, Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Nhai: Cầu Pá Uôn không chỉ có giá trị kết nối vùng miền về thông thương trao đổi hàng hóa, giao lưu văn hóa mà còn là biểu tượng và niềm tự hào của người dân Quỳnh Nhai. Những dải đất đồi cỏ dại mọc um tùm khu đầu cầu Pá Uôn trước đây, giờ đã trở thành mảnh “đất vàng”, địa điểm thu hút đầu tư của nhiều doanh nghiệp vào lĩnh vực du lịch, biến nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn của du lịch Sơn La.

 

Một góc trung tâm huyện Quỳnh Nhai hôm nay.

Ảnh: PV

Tiếp tục hành trình để biết thêm về các mô hình, cách làm hay trong xây dựng nông thôn mới của huyện Quỳnh Nhai, chúng tôi lên thuyền máy ngược thượng nguồn sông Đà thăm đảo Trái Tim, Vịnh Uy Phong; khu di tích cây đa Pắc Ma, Tôn tượng A Di Đà, Miếu thờ Long Vương, công trình Cột mốc tại khu vực huyện lỵ cũ của huyện Quỳnh Nhai, trải nghiệm khu du lịch cộng đồng kết hợp tắm khoáng nóng bản Bon (xã Mường Chiên). Trong hành trình, chúng tôi  có cơ duyên gặp và trò chuyện với anh Là Văn Phong, Giám đốc HTX Quỳnh Nhai Travel. Sau khi tốt nghiệp đại học kinh tế trở về quê hương, năm 2017, anh cùng nhóm bạn thành lập HTX Quỳnh Nhai Travel phát triển du lịch trải nghiệm lòng hồ. Giờ đây, HTX đã mở rộng quy mô hoạt động với 2 tàu chở khách có sức chứa từ 40-60 người; hình thành các Tour tham quan lòng hồ.

Một góc đảo Trái tim

Ngoài phát triển du lịch, hàng nghìn hộ dân các xã dọc sông Đà đang tận dụng mặt nước phát triển nuôi cá lồng. Thăm mô hình nuôi cá lồng của ông Lò Văn Khặn, bản Co Trặm, xã Chiềng Bằng - người tiên phong nuôi cá lồng của xã. Ông Khặn kể về duyên nghiệp với lòng hồ: Khi lòng hồ tích nước, đất sản xuất ít, để mưu sinh tôi đã dùng tiền đền bù di dân sắm thuyền hành nghề đánh bắt cá, tôm trên sông. Năm 2010, được tham gia tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản do huyện tổ chức và được hỗ trợ 1 lồng cá. Năm 2012 ông đã vận động các hộ trong bản thành lập HTX thủy sản Chiềng Bằng. Sau hơn 10 năm gắn bó với nghề nuôi cá ông Khặn đã có trên 84 lồng cá, năm 2020, gia đình ông thu về gần 1 tỷ đồng.

Mô hình nuôi cá lồng của ông Khặn được huyện chọn là một trong những mô hình “dân vận khéo” tiêu biểu, có sức lan tỏa lớn, góp phần phát triển nghề nuôi cá lồng trên sông Đà. Đến nay, toàn huyện Quỳnh Nhai đã có 46 HTX thủy sản, với gần 7.000 lồng cá; sản lượng khai thác, đánh bắt đạt 2,3 nghìn tấn, giá trị thu nhập bình quân 1 lồng cá từ 20-30 triệu đồng/năm. Có 10 HTX và 1 doanh nghiệp được trao quyền sử dụng Giấy chứng nhận “Cá sông Đà” do Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp.

 

Mô hình nuôi cá lồng của ông Lò Văn Khặn, xã Chiềng Bằng.

Chia tay nhịp sống sôi động vùng lòng hồ, chúng tôi về xã Chiềng Khay. Tìm gặp ông Tẩn Văn Pặp, vị trưởng bản nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc, là người tiên phong, gương mẫu trong phong trào phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Vừa đi thăm vườn mắc ca của gia đình, ông vừa kể: Năm 2014, tôi đầu tư trồng 4 ha rừng thông, 3 ha cây mắc ca, hơn 1 ha quế, 1 ha xoài trồng xen trên đất đồi. Sau 7 năm chăm sóc, đất không phụ công người, vườn quế phát triển xanh tốt và cho thu hoạch 25 triệu đồng/ha, mỗi năm cho thu nhiều hơn, dự kiến đến năm thứ 15 trở đi sẽ cho thu khoảng 300 triệu đồng/ha. Lợi ích kinh tế từ cây quế đem lại vượt trội so với các loại cây lâm nghiệp khác, hiện vỏ quế tươi bán được 20.000 đồng/kg. Ngoài ra, gia đình ông còn chăn nuôi 25 con bò. Tính trung bình, mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình ông mỗi năm cho thu nhập trên 500 triệu đồng. Lan tỏa cách làm kinh tế, ông Pặp đã tư vấn, hướng dẫn các hộ trong bản chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đến nay, cả bản có 60 hộ trồng 10 ha quế; nhiều hộ chuyển đổi đất trồng ngô sang trồng mắc ca. Bản Phiêng Bay có 181 hộ giờ chỉ còn hơn 40 hộ nghèo; nhiều năm liền bản đạt danh hiệu bản văn hóa.

Những chuyển biến tích cực

Xuất phát điểm thấp, là một trong 5 huyện nghèo của tỉnh, Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc nơi đây lại trải qua cuộc đại cách mạng di dân TĐC thủy điện Sơn La. Dù khó khăn là vậy, nhưng Quỳnh Nhai lại có những thuận lợi khi nguồn vốn tái định cư đã xây dựng hạ tầng cơ sở tương đối đồng bộ; bố trí, sắp xếp lại sản xuất, ổn định đời sống nhân dân được quan tâm nhiều hơn. Đặc biệt, có nhiều người khởi điểm từ “4 không”- không vốn, không kinh nghiệm, không cây, không con giống. Nhưng được sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước thông qua các chương trình 30a, 135... hàng nghìn lồng cá, gia súc, gia cầm, cây ăn quả được hỗ trợ cho người dân, đó chính là “đòn bẩy”, là “cần câu” giúp người dân vươn lên thay đổi tư duy, ra sức phát triển kinh tế, góp phần xây dựng nông thôn mới, để Quỳnh Nhai đang thay đổi từng ngày.

Trở lại xã Mường Giàng, xã đạt chuẩn NTM đầu tiên của huyện. Lãnh đạo xã cho biết qua thực tiễn tuyên truyền, vận động để người dân hiểu về lợi ích xây dựng NTM đem lại, thì nhân dân đã tích cực hiến đất, ngày công, tiền mặt làm các công trình đường giao thông, nhà văn hóa, trường học. Tiêu biểu gia đình ông Tòng Văn Ngon, bản Co Chai. Để làm tuyến đường nội bản dài 1,4 km, gia đình ông Ngon đã tự nguyện hiến 300 m² đất vườn và nhiều cây cối hoa màu. Ông Ngon, tâm sự: Việc hiến đất làm đường không chỉ vì lợi ích chung của gia đình mà là lợi ích chung của xã hội. Có đường đi thuận tiện, bà con ai cũng phấn khởi; hàng tuần đoàn viên thanh niên và chi hội phụ nữ bản tổ chức dọn dẹp vệ sinh sạch, đẹp.

Bứt phá trong xây dựng NTM, huyện tập trung huy động, lồng ghép các nguồn lực và đóng góp của nhân dân để đầu tư, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tổng nguồn vốn hơn 10 năm xây dựng NTM trên 502 tỷ đồng, trong đó, nhân dân đóng góp gần 68 tỷ đồng. Phát triển sản xuất, huyện đã triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng thay đổi tư duy sản xuất theo hướng liên kết thành lập chuỗi để nâng cao giá trị gắn với sản xuất, tiêu thụ và chế biến sản phẩm; thực hiện hiệu quả các chính sách thu hút doanh nghiệp vào đầu tư lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Đến nay, huyện thu hút 7 doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn; sản phẩm cá tép dầu sấy khô là 1 trong 9 sản phẩm được công nhận đạt 4 sao cấp tỉnh; sản phẩm nước mắm cá sông Đà, mật ong Chiềng Khay, trà cỏ ngọt đạt 3 sao cấp tỉnh; tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm từ 48% năm 2010 xuống còn 16% năm 2020. Ngoài những mô hình sản xuất, chăn nuôi truyền thống, Quỳnh Nhai giờ có nhiều mô hình kinh tế mới, như: Nuôi trai nước ngọt lấy ngọc, nuôi cá tầm, hươu sao, ngựa bạch, trồng dứa cung cấp nguyên liệu cho Trung tâm chế biến rau quả DOVECO Sơn La đã và đang mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế của người dân vùng lòng hồ sông Đà.

Mô hình trồng dứa nguyên liệu cung cấp cho Trung tâm chế biến rau quả DOVECO Sơn La.

Theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, huyện đạt chuẩn NTM đáp ứng 2 điều kiện: 100% số xã được công nhận đạt chuẩn NTM; đạt 9/9 tiêu chí huyện NTM. Đến thời điểm này, huyện Quỳnh Nhai còn 5 xã chưa đạt chuẩn NTM; 6 tiêu chí huyện NTM chưa hoàn thành. Hiện thực hóa mục tiêu huyện NTM vào năm 2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và Đại hội Đảng bộ huyện, nhiệm kỳ 2020-2025 thì huyện Quỳnh Nhai sẽ phải giải được bài toán gì? giải pháp và lộ trình cụ thể ra sao? Báo Sơn La xin mời độc giả đón đọc kỳ tiếp theo.

Minh Thu - Trần Hiền

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Thời sự - Chính trị -
    Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 30/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La tham gia thảo luận tại tổ đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
  • 'Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Quốc phòng -
    Triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, tạo sự chuyển biến vững chắc về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện sát với tình hình của đơn vị, tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, phong trào, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu biểu”.
  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
  • 'Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động trên vùng đất quần cư lâu đời của nhiều dân tộc, với sự đan xen, dung hòa các giá trị văn hóa đậm bản sắc, cùng nhiều di tích lịch sử, các nhà máy thủy điện và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, hội viên Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Mường La đã có nhiều tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, giới thiệu hình ảnh quê hương Mường La với bạn bè trong và ngoài tỉnh.