Rượu cần - sản phẩm độc đáo của dân tộc Kháng Quỳnh Nhai

Nghề làm rượu cần và Lễ hội rượu cần là một trong những nét văn hóa truyền thống, độc đáo được đồng bào dân tộc Kháng ở huyện Quỳnh Nhai lưu giữ, bảo tồn và phát huy đến ngày nay, mang đến cho du khách những trải nghiệm khó quên.

 

Người dân bản Đám Đăm (xã Chiềng Ơn) giới thiệu cách làm rượu cần của đồng bào dân tộc Kháng.

 

Cộng đồng dân tộc Kháng ở Quỳnh Nhai hiện có trên 3.000 người, chiếm khoảng 4% dân số toàn huyện, sinh sống chủ yếu ở các xã: Chiềng Ơn, Chiềng Khay, Mường Giàng, Cà Nàng, Nậm Giôn. Để tìm hiểu về nghề làm rượu cần của đồng bào dân tộc Kháng, chúng tôi cùng cán bộ Phòng Văn hóa - Thông tin huyện về bản Đám Đăm (xã Chiềng Ơn). Cách trung tâm huyện khoảng 7 km, bản có trên 100 hộ đồng bào dân tộc Kháng, sống dọc bên bờ sông Đà. Tại đây, chúng tôi gặp bà Lò Thị Phaứ, Chủ nhiệm Câu lạc bộ giữ gìn bản sắc văn hóa Kháng, với bí kíp nấu rượu cần thơm ngon, đậm vị có tiếng. Theo bà Phaứ, nghề làm rượu cần không biết có từ bao giờ, nhưng với mỗi gia đình đồng bào dân tộc Kháng, chum rượu cần không thể thiếu khi có khách đến thăm, hay mỗi dịp lễ, tết.

 

Giới thiệu quy trình làm rượu cần, bà Phaứ nói: Nguyên liệu để làm rượu cần là gạo nếp, trấu, men. Để hoàn thiện một chum rượu cần mất khoảng 10 đến 15 ngày. Bước đầu tiên, lấy trấu rửa sạch và trộn lẫn với gạo, vò kỹ, sao cho trấu và gạo thật sạch, để ráo nước, sau đó xôi trên bếp lửa khoảng 2 giờ đồng hồ. Khi gạo nếp xôi chín, để nguội, quả men giã nhỏ, trộn lẫn với nhau rồi đem ủ từ 2-3 ngày, khi có mùi thơm thì bỏ vào vò hay chum, đậy nắp lại khoảng 7-10 ngày là thành rượu cần.

 

Theo kinh nghiệm của bà Lò Thị Phaứ, chum rượu cần ngon và chuẩn vị, phải thơm và không bị chua, nồng. Yếu tố quyết định chất lượng chum rượu đầu tiên là men quả. Đây là loại men được bà con chế biến từ 10 loại cây thuốc tự nhiên, phối trộn với gạo nếp tan, nặn thành quả phơi khô, để trên gác bếp từ 3 đến 4 tháng mới sử dụng.

 

Làm rượu cần và uống rượu cần là nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Kháng. Hằng năm, khoảng từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, người dân tổ chức Lễ hội rượu cần, cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mọi người mạnh khỏe, đoàn kết, mọi gia đình đều có cái ăn, cái mặc, bản làng no ấm, trù phú. Lễ hội rượu cần chỉ có duy nhất phần hội chứ không có phần lễ cúng. Trong Lễ hội, mọi người mặc sắc phục dân tộc, múa điệu Tăng bu xung quanh những vò rượu cần. Theo phong tục, mỗi người khách được mời rượu sẽ phải uống tối thiểu 2 “sừng” (tức 2 lần đổ nước từ chiếc sừng trâu).

 

Ông Lường Văn Thảo, cán bộ Phòng Văn hóa Thông tin huyện Quỳnh Nhai, cho biết: Trong kho tàng văn hóa truyền thống của cộng đồng dân tộc Kháng, Lễ hội rượu cần là phong tục tín ngưỡng khẳng định bản sắc văn hóa và dấu ấn riêng. Trong thời gian tới, huyện sẽ tiến hành khảo sát, đề xuất điều chỉnh quy hoạch du lịch phù hợp với điều kiện của huyện theo hướng: Hình thành các tour du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm; xây dựng, tổ chức các tour du lịch cộng đồng, mở rộng khu quy hoạch tâm linh theo tuyến lòng hồ và các điểm tín ngưỡng khác trên địa bàn các xã. Với nét văn hóa độc đáo còn giữ gìn, bảo tồn khá tốt, bản Đám Đăm, xã Chiềng Ơn có nhiều thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng. Đặc biệt, tháng 7/2018, xã Chiềng Ơn đã thành lập Câu lạc bộ giữ gìn bản sắc văn hóa Kháng với 20 thành viên, nhằm tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc Kháng giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó có việc làm rượu cần và tổ chức Lễ hội rượu cần.

 

Du khách đến Quỳnh Nhai, ngoài trải nghiệm lòng hồ sông Đà với vẻ đẹp được mệnh danh là “Vịnh Hạ Long” của vùng Tây Bắc, còn được trải nghiệm những nét văn hóa riêng, độc đáo của đồng bào các dân tộc. Trong đó, việc được tự tay làm rượu cần và hòa mình vào Lễ hội rượu cần của đồng bào dân tộc Kháng, chắc chắn sẽ là những trải nghiệm thú vị.

Minh Thu
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng

    Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng

    Xây dựng Đảng -
    Công tác cải cách hành chính trong Đảng là nội dung quan trọng, góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác CCHC trong các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ.
  • 'Ngăn chặn trẻ em lao động trái pháp luật

    Ngăn chặn trẻ em lao động trái pháp luật

    Xã hội -
    Là trung tâm công nghiệp của tỉnh Sơn La, huyện Mai Sơn có nhiều công ty, doanh nghiệp, cơ sở chế biến nông sản đang hoạt động, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ thu hút trẻ em lao động trái pháp luật. Vì vậy, huyện luôn quan tâm phòng ngừa lao động sớm ở trẻ em.
  • 'Lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn

    Lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn

    Xây dựng Đảng -
    Xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, phù hợp thực tế; chủ động đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, Đảng bộ Sở Giao thông Vận tải đã chỉ đạo các chi bộ trực thuộc phát huy vai trò hạt nhân chính trị, thực hiện tốt nhiệm vụ các lĩnh vực quản lý của ngành.
  • 'Đa dạng các sản phẩm du lịch tạo sự khác biệt

    Đa dạng các sản phẩm du lịch tạo sự khác biệt

    Du lịch -
    Cùng với chú trọng củng cố tổ chức hội vững mạnh, thời gian qua, Hiệp hội Du lịch tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp giúp hội viên phát triển thêm sản phẩm du lịch mới, thu hút du khách tới tham quan, trải nghiệm tại các khu, điểm du lịch của tỉnh Sơn La.
  • 'Tư vấn, giải quyết việc làm cho người lao động

    Tư vấn, giải quyết việc làm cho người lao động

    Xã hội -
    Những năm qua, huyện Sông Mã đã kết nối với các đơn vị tuyển dụng lao động tổ chức hội nghị thông tin về thị trường lao động tại các xã, bản; tổ chức ngày hội tư vấn giới thiệu việc làm, giúp người lao động tìm được việc làm phù hợp, có thu nhập ổn định, góp phần thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.
  • 'Tăng cường phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

    Tăng cường phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

    VẤN ĐỀ HÔM NAY -
    Từ đầu năm đến nay, các ngành chức năng, chính quyền các địa phương trong tỉnh Sơn La đã tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Đồng thời, triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi, nhất là đối với đồng bào vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn của tỉnh, góp phần ổn định sản xuất, tạo việc làm, thu nhập cho nông dân.
  • 'Bảo vệ cây trồng trước hiện tượng thời tiết cực đoan

    Bảo vệ cây trồng trước hiện tượng thời tiết cực đoan

    Xã hội -
    Sương muối và mưa đá là những hiện tượng thời tiết cực đoan gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng. Các địa phương trong tỉnh đang chủ động triển khai các biện pháp bảo vệ các loại cây vụ đông và cây trồng lâu năm trước tác động bất lợi của thời tiết.