Quỳnh Nhai nhiều giải pháp bảo vệ nguồn thủy sản

Quỳnh Nhai có vùng lòng hồ rộng hơn 10.500 ha, dài khoảng 72 km, trải dọc địa bàn 9 xã. Đây là điều kiện thuận lợi để người dân phát triển nghề nuôi cá lồng và đánh bắt, khai thác thủy sản, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Tuy nhiên, việc khai thác thủy sản mang tính tận diệt của một số tổ chức và hộ dân đã làm nguồn lợi thủy sản bị suy giảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái tự nhiên vùng lòng hồ.

 

Những chiếc vó bè được đặt gần khu vực nuôi cá lồng của người dân.

 

Trên vùng lòng hồ sông Đà từ xã Mường Sại đến xã Mường Chiên, không khó để bắt gặp những chiếc vó đèn của các hộ dân đặt trên lòng hồ. Vó đèn là một loại ngư cụ chuyên sử dụng để khai thác, đánh bắt các loại cá tự nhiên, như cá mương, cá ngão, tép dầu... Gọi là vó đèn, bởi có một chiếc đèn treo ở giữa, chiều tối thả vó xuống, ánh sáng của đèn thu hút các loài côn trùng dẫn dụ cá đến tập trung dưới bóng đèn, sau đó sẽ kéo lưới lên thu cá. Không ít ngư dân sử dụng loại lưới có mắt nhỏ, nên có thể đánh bắt được cả những con cá bé, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến lượng cá tự nhiên bị khai thác tận diệt. Theo thông tin của một hộ dân khai thác cá bằng vó đèn ở xã Chiềng Ơn, thời điểm trước năm 2017, với 3 chiếc vó đèn, có hộ thu từ 3-4 tạ cá/ngày. Sau đó, lượng cá giảm hẳn, nên trung bình mỗi ngày chỉ kéo được từ 20-50kg cá/ngày, cũng có ngày không thu được cá. Không chỉ vó đèn, những ngư cụ khác như lưới, rọ tôm và bát quái cũng được một số người dân sử dụng để đánh bắt các loại cá, tôm, tép, nên lượng cá trên lòng hồ giảm nhiều so với trước đây.

 

Được biết, hiện trên địa bàn huyện có hơn 700 phương tiện (thuyền mộc, thuyền công suất nhỏ); 626 vó bè, vó đèn; 444 cái lưới và hơn 100.000 rọ tôm, bát quái của các hợp tác xã và hơn 550 hộ dân sử dụng để khai thác, đánh bắt thủy sản. Trước tình trạng nguồn lợi thủy sản đang bị khai thác tận diệt, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các xã dọc sông đẩy mạnh tuyên truyền các văn bản quy định về khai thác, đánh bắt thủy sản; ngăn chặn tình trạng sử dụng xung điện, chất nổ và ngư cụ cấm trong khai thác thủy sản; xử lý các hành vi vi phạm... nâng cao nhận thức cho người dân về việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, từ đó có ý thức, trách nhiệm tuân thủ các quy định pháp luật trong hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản.

 

Anh Điêu Chính Hải, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quỳnh Nhai cho biết: Năm 2019, cơ quan đã tham mưu cho UBND huyện thành lập các Tổ công tác kiểm tra, chấn chỉnh, hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản kết hợp đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa thuộc 9 xã dọc sông trên địa bàn huyện. Các tổ công tác thường xuyên kiểm tra, nắm bắt tình hình, rà soát các tổ chức, cá nhân đang hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản; tuyên truyền, nhắc nhở, hướng dẫn người dân thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật và tiến hành xử lý đối với các trường hợp vi phạm. Định kỳ hàng tháng, báo cáo tình hình với UBND huyện để kịp thời có phương án giải quyết.

 

 Trong năm 2020, các cơ quan chức năng của huyện đã phối hợp với Tổ công tác của các xã tổ chức 35 buổi tuyên truyền cho 2.955 người về các quy định pháp luật quản lý, khai thác, đánh bắt và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đồng thời, tiến hành kiểm tra, thu giữ và xử lý 790 bát quái, 28 chiếc vó đèn có mắt lưới không theo quy định, 8 ắc quy của các hộ dân vi phạm; tuyên truyền, nhắc nhở và tổ chức cho 800 hộ dân ký cam kết sử dụng các ngư cụ đúng quy định của pháp luật. Huyện còn được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ thả hơn 200.000 con cá giống xuống một số khu vực lòng hồ.

 

Tuy nhiên, việc bảo vệ nguồn thủy sản trên địa bàn huyện còn gặp một số khó khăn, như: Công tác kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản của một số xã chưa thực hiện nghiêm túc, quyết liệt; một số xã lúng túng trong việc áp dụng văn bản xử lý vi phạm... Để tháo gỡ những khó khăn trên, thời gian tới, huyện tăng cường hoạt động kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; phối hợp với các xã dọc sông đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về bảo vệ nguồn lợi thủy sản; vận động các bản đưa nội dung quy định khai thác, đánh bắt thủy sản vào quy ước, hương ước... góp phần để việc khai thác, đánh bắt thủy sản trở thành nguồn sinh kế ổn định lâu dài cho người dân vùng lòng hồ sông Đà Quỳnh Nhai.

Huyền Trăng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 30/10/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 30/10/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa có cường độ ổn định, sau suy yếu chậm. Thời tiết: Mây thay đổi, không mưa, đêm và sáng sớm trời lạnh, vùng núi cao có nơi trời rét, ngày nắng.
  • 'Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Thời sự - Chính trị -
    Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 30/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La tham gia thảo luận tại tổ đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
  • 'Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Quốc phòng -
    Triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, tạo sự chuyển biến vững chắc về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện sát với tình hình của đơn vị, tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, phong trào, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu biểu”.
  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.