Khởi nghiệp từ... dế mèn!

Bằng tư duy mới, nghị lực và tâm huyết của tuổi trẻ, nhiều thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực vượt khó, khởi nghiệp thành công trên quê hương. Chàng trai La Văn Quý (sinh năm 1994), dân tộc Thái, bản Phiêng Nèn, xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai là một tấm gương như thế. Vượt qua mất mát mồ côi cả cha lẫn mẹ; khắc phục mọi khó khăn trong cuộc sống; quyết tâm, chịu khó, ham học hỏi, dần thành công từ nghề nuôi dế mèn, được mọi người gọi với cái tên thân thiện: Quý “dế”.

 

Anh La Văn Quý bên khu nuôi dế mèn.

 

Trại dế của La Văn Quý hiện nằm trong khu thực nghiệm của Trường Đại học Tây Bắc. Trong ngôi nhà vừa là nơi ở, vừa là nơi chế biến các sản phẩm từ dế, Quý chia sẻ với chúng tôi về hành trình khởi nghiệp. Tháng 6/2017, tốt nghiệp chuyên ngành Giáo dục chính trị của Trường Đại học Tây Bắc, Quý đã đi làm cho một doanh nghiệp tư nhân nhưng vẫn nung nấu ý định tự lập. Qua thông tin trên internet, thấy dế mèn dễ nuôi, vốn đầu tư ít, lợi nhuận khá, địa phương chưa phát triển rộ mô hình nuôi dế... Vậy là Quý lên ý tưởng nuôi dế, dù vốn ban đầu chưa đến 1 triệu đồng, mua 5 khay trứng dế giống về nuôi thử ở ngay trong phòng trọ. May mắn, ngay từ lứa dế nuôi đầu tiên đã thu 20 kg dế thành phẩm, Quý rao bán trên facebook với giá 150.000 đồng/kg. Từ thành công ban đầu, Quý nghĩ ngay phải mở rộng quy mô, ngặt nỗi ít vốn. Thật may mắn, nhà trường đã tạo điều kiện cho thuê nhà trọ và chuồng nuôi lợn ở khu thực nghiệm với giá rẻ, Quý vay mượn đầu tư nuôi 20 ô dế, mua thêm 10 khay trứng giống. Bắt đầu nuôi nhiều thì Quý lại thất bại vì thiếu kinh nghiệm, dế chết gần hết. Nguyên nhân do điều kiện nhiệt độ ở chuồng lợn không thích hợp (dế chỉ ưa nóng), liều lượng cho dế ăn chưa đúng cách, không phù hợp từng thời kỳ sinh trưởng... Không nản, Quý xin nhà trường cho chuyển đàn dế về nhà kính, nơi có nhiệt độ phù hợp để dế sinh trưởng, phát triển. 

Bây giờ, La Văn Quý đã có mô hình nuôi dế trong khu nhà kính rộng hơn 300 m², với 20 ô, kê thành 2 hàng ngay ngắn, mỗi ô rộng hơn 1m². Cầm trên tay vài ngọn rau khoai lang thả xuống từng ô cho dế ăn, đàn dế đua nhau bò ra gặm nhấm. Quý bảo: Dế ăn rất khỏe, cho bao nhiêu ăn hết bấy nhiêu. Nhưng em rút kinh nghiệm rồi, ngoài chú ý nhiệt độ, phải chú ý đến liều lượng và nguồn thức ăn của chúng. Thức ăn của dế gồm các loại rau bồ công anh, muống, khoai lang... thêm bột ngô trộn với cám. Thức ăn cho dế phải đảm bảo “3 sạch” (thức ăn sạch, nước uống sạch và vệ sinh chuồng trại sạch); thỉnh thoảng phun sương để tăng độ ẩm, tạo môi trường hoang dã cho dế trú ẩn tự nhiên. Dế nuôi phát triển nhanh vào mùa hè, những đàn dế đến chu kỳ đẻ trứng (khoảng 40 ngày) sẽ được chuyển đến chuồng riêng; đàn dế phát triển tốt thì cứ hơn 1 tháng sẽ cho thu hoạch, mỗi ô nuôi dế thu được 4-5 kg dế thương phẩm. Không chỉ nuôi dế, Quý còn sơ chế dế đông lạnh cung cấp cho các nhà hàng, quán ẩm thực ở các huyện Quỳnh Nhai, Sông Mã, Yên Châu, Thành phố; cung cấp nguồn trứng giống, chia sẻ kỹ thuật cho nhiều hộ dân có nhu cầu nuôi dế trên địa bàn tỉnh. Hiện giờ, mỗi tháng Quý xuất bán hơn 100 kg dế thương phẩm và dế sơ chế đông lạnh với giá từ 130.000 - 150.000 đồng/kg; trứng dế giống 200 nghìn đồng/khay...

Không dừng lại, Quý bắt tay nghiên cứu chế biến các sản phẩm khô dế ăn liền, khẩu xén vị dế, mẳm dế, phồng tôm vị dế, bánh dế... đây là các sản phẩm từ dế được người tiêu dùng chú ý bởi gia vị mang đặc trưng vùng Tây Bắc với mắc khén, hom mu chưn, nước măng chua... Quý hào hứng: Ý tưởng, dự án “Phát triển các sản phẩm từ dế gắn với tài nguyên bản địa, dựa trên ứng dụng công nghệ chế biến” của em thuyết trình tại cuộc thi “Ý tưởng, sáng tạo khởi nghiệp” trong thanh niên tỉnh Sơn La năm 2019 do Tỉnh Đoàn tổ chức, được Ban tổ chức lựa chọn là 1 trong 5 dự án, ý tưởng sáng tạo có tính khả thi và nhận được hỗ trợ 50 triệu đồng. Vui hơn nữa, ý tưởng lọt top 29 dự án tiêu biểu nhất tham gia chung kết toàn quốc cuộc thi Dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn năm 2019 do Ban Thanh niên nông thôn phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), Trung tâm Hỗ trợ phát triển thanh niên nông thôn tổ chức. Em tiết lộ nhé, một doanh nhân ở Hà Nội đã tặng em tủ sấy, cam kết làm nhà phân phối sản phẩm... vui lắm!

Nói về dự định, Quý bảo sẽ tập trung mở rộng mô hình, nhất là tại địa bàn huyện Quỳnh Nhai; nghiên cứu hình thành chuỗi sản xuất chế biến dế sạch, vừa tạo việc làm cho người dân địa phương, vừa đưa sản phẩm đến với các thị trường lớn hơn. Để giúp chúng em thuận lợi hơn trong khởi nghiệp, rất mong các cấp, các ngành có định hướng, hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ thanh niên, nhất là thanh niên dân tộc thiểu số được tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, hỗ trợ cơ sở vật chất, liên kết tìm kiếm thị trường...

Khởi nghiệp từ ý chí, dám nghĩ, dám làm, nhiệt huyết của tuổi trẻ, lựa chọn mô hình phù hợp năng lực, trình độ và thị trường tiêu thụ sản phẩm... chàng thanh niên 9X La Văn Quý là một trong những người mở ra hướng đi đúng trong phát triển kinh tế; động viên, thúc đẩy thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số khởi nghiệp và khởi nghiệp thành công ngay trên chính quê hương mình.

Thủy Ngân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Quỳnh Nhai tích cực chuyển đổi số

    Quỳnh Nhai tích cực chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Thời gian qua, huyện Quỳnh Nhai chủ động xây dựng giải pháp chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
  • '“Cầu nối” giữa Đảng với nhân dân

    “Cầu nối” giữa Đảng với nhân dân

    Xây dựng Đảng -
    Hiện nay, huyện Bắc Yên có 21 báo cáo viên cấp huyện, 324 tuyên truyền viên cấp cơ sở. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng tại cơ sở, hằng năm, Ban Thường vụ Huyện ủy lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, củng cố và kiện toàn đội ngũ báo cáo viên cấp cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có đủ năng lực, trình độ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
  • 'Phụ nữ Gia Phù xây dựng nếp sống văn minh

    Phụ nữ Gia Phù xây dựng nếp sống văn minh

    Nông thôn mới -
    Xây dựng nếp sống văn minh, hiện đại không chỉ là khẩu hiệu, mà trở thành hành động, được hội viên phụ nữ xã Gia Phù, huyện Phù Yên, tích cực hưởng ứng, với những mô hình, cách làm hay, thiết thực, hiệu quả.
  • 'Diễn đàn cử tri

    Diễn đàn cử tri

    Diễn đàn cử tri -
    Một số vấn đề cử tri quan tâm: Đẩy nhanh tiến độ tuyến đường liên xã Chiềng Khừa - Lóng Sập; Sửa chữa đoạn tuyến từ Km71+300 đến Km80+00, quốc lộ 279D; Hỗ trợ sản xuất cho nhân dân thuộc vùng di dân TĐC thủy điện Sơn La nĐảm bảo đủ thuốc và vật tư y tế để khám, điều trị bệnh
  • 'Phát huy sức mạnh toàn dân bảo vệ an ninh biên giới

    Phát huy sức mạnh toàn dân bảo vệ an ninh biên giới

    Quốc phòng -
    Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 9/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ “Về tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”, giai đoạn 2015 - 2025, tỉnh Sơn La triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.
  • 'Nông thôn mới Phiêng Hỳ

    Nông thôn mới Phiêng Hỳ

    Nông thôn mới -
    Đến bản Phiêng Hỳ, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, cảm nhận được sức sống từ diện mạo bản nông thôn mới, với kết cấu hạ tầng được đầu tư, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt.
  • 'Đồng hành cùng hội viên phát triển kinh tế

    Đồng hành cùng hội viên phát triển kinh tế

    Xã hội -
    Đồng hành, hỗ trợ hội viên, nông dân phát triển sản xuất, Hội Nông dân xã Mường Lầm, huyện Sông Mã, chú trọng tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật; tạo điều kiện cho hội viên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, đầu tư xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả, nâng cao thu nhập.
  • 'Bảo đảm tiến độ chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Bảo đảm tiến độ chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Xã hội -
    Năm 2024, huyện Thuận Châu có 46.630 ha/67.690 ha rừng, thuộc 3.172 chủ rừng được chi trả trên 16,7 tỷ đồng dịch vụ môi trường rừng. Ngay sau khi hoàn thành giải ngân, Chi nhánh Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Thuận Châu - Quỳnh Nhai phối hợp với Hạt Kiểm lâm tham mưu cho huyện rà soát, xác định diện tích rừng đủ điều kiện chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2025.