Một loạt vụ lở đất ở miền nam Peru đã khiến ít nhất 15 người thiệt mạng, 20 người bị thương và 2 người mất tích, đồng thời cảnh báo rằng con số thiệt hại từ thảm họa có thể tăng lên.
Tuần qua (30/1 – 5/2), trong khi đại dịch COVID-19 vẫn tiếp tục được đánh giá là đáng lo ngại trên phạm vi toàn cầu, thì thế giới lại phải chứng kiến căng thẳng leo thang trong mối quan hệ Mỹ – Trung vốn đã tồn tại nhiều bất đồng, những tuyên bố cứng rắn cho thấy tình hình bán đảo Triều Tiên sẽ còn diễn biến phức tạp, cùng với đó là bất đồng giữa người lao động và chính phủ Pháp hay vụ nổ khiến hàng trăm người thiệt mạng tại Pakistan…
Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất cho phép tăng trợ cấp nhà nước dành cho các doanh nghiệp trong Liên minh châu Âu (EU) để có thể cạnh tranh công bằng với Mỹ trong cuộc đua trở thành trung tâm sản xuất xe điện và các sản phẩm xanh. Ðây là một phần trong nỗ lực của EU đối phó với chương trình trợ cấp mà Mỹ đang áp dụng. Tuy nhiên, lo ngại về cuộc đua EU-Mỹ trong vấn đề trợ giá đang gia tăng.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo do ảnh hưởng của gió Tây ôn đới và khả năng tự điều khiển hạn chế, một khinh khí cầu dân sự của nước này đã đi chệch hướng và bay vào không phận Mỹ.
Mỹ từng bước kiềm chế được đà tăng của lạm phát, kinh tế Trung Quốc khởi sắc ngay từ đầu năm, trong khi Eurozone tránh được suy thoái… Các chuyên gia kinh tế chỉ ra hàng loạt yếu tố tích cực, được dự báo góp phần tạo nên một kịch bản tươi sáng hơn với kinh tế thế giới trong năm 2023.
Về triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam, Ðại sứ Sayakane Sisouvong (Xay-nhạ-càn Xi-xu-vông), Chủ tịch Câu lạc bộ nhà ngoại giao Lào, cựu Phó Tổng Thư ký ASEAN cho rằng, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP đáng kinh ngạc trong thời gian qua. Việt Nam có tiềm năng trở thành con hổ mới của châu Á trong tương lai gần.
Tuần qua (23-29/1), thế giới ghi nhận thông tin tích cực khi số ca mắc COVID-19 mới có xu hướng giảm; kinh tế Eurozone tăng trưởng trở lại sau 6 tháng suy giảm; song cũng chứng kiến những căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Nga cùng với đó là diễn biến từ vụ đắm tàu chở hàng ngoài khơi Nhật Bản khiến nhiều người thiệt mạng…
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ trong đa phương với tư cách diễn giả chính đại diện cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Đại sứ Lê Thị Hồng Vân, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO, đã khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam phát huy cao độ vai trò và tiềm năng to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao địa vị phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng giới trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Hai bên xem xét các vấn đề an ninh quan trọng với EU, Armenia và cả khu vực rộng lớn hơn, đặc biệt là những thách thức đối với an ninh châu Âu và các vấn đề liên quan đến quan hệ Armenia-Azerbaijan.
Chuyển đổi xanh đang trở thành xu hướng tất yếu của tất cả các nền kinh tế lớn trên toàn cầu và ngay trong những tuần đầu tiên của năm mới 2023, một loạt các dự án, kế hoạch về phát triển năng lượng tái tạo, đột phá về công nghệ mới… đã được công bố và triển khai trên toàn cầu.
Với chủ đề “Thúc đẩy và tăng cường thượng tôn pháp luật trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế: Luật pháp giữa các quốc gia”, phiên thảo luận mở đầu tiên trong năm 2023 đã được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tổ chức ngày 12/1.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), XBB.1.5 hiện là biến thể phụ của Omicron dễ lây lan nhất, được phát hiện ở gần 30 nước và nhanh chóng trở thành biến thể chiếm ưu thế ở Mỹ. Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ cũng cảnh báo, XBB.1.5 đang lây lan nhanh và là nguyên nhân gây ra 27,6% tổng số ca mắc Covid-19 được ghi nhận trong tuần đầu tháng 1 vừa qua. Ngoài XBB.1.5, hai dòng phụ khác của Omicron đang nổi lên tại Mỹ là BQ.1 và BQ.1.1.
Ngày 9/1, Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ (SNB) đã công bố khoản lỗ hàng năm ở mức 132 tỷ Francs (143 tỷ USD) vào năm 2022, mức lớn nhất trong vòng 115 năm qua.
Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Sonexay Siphandone, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 45 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào từ ngày 11 đến 12-1.
Tuần qua (2-8/1), thế giới trải qua nhiều sự kiện đáng chú ý, từ tang lễ lịch sử của cố Giáo hoàng danh dự Benedict XVI, biến động giá khí đốt ở châu Âu cũng những căng thẳng trong quan hệ liên Triều và tình hình Đông Jerusalem . Tuy nhiên, việc Mỹ nối lại cấp thị thực cho Cuba, Nga ngừng bắn tạm thời ở Ukraine và Mỹ có Chủ tịch Hạ viện sau 15 vòng bỏ phiếu đầy kịch tính...đã phát đi những tia "hy vọng" trong toàn cảnh bức tranh thế giới vào tuần đầu tiên của năm 2023.
Trong xu thế chuyển đổi năng lượng xanh đang diễn ra trên toàn cầu, nhiều quốc gia ở châu Âu và châu Phi đang khai thác tiềm năng và tận dụng lợi thế để đạt những thành tựu vượt bậc về sản xuất năng lượng tái tạo. Với việc nhiều nước sẵn sàng "rút hầu bao" chi cho các dự án năng lượng sạch, lĩnh vực chuyển đổi năng lượng ở cả hai châu lục này đang có những chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Người dân trên toàn thế giới đã có một tuần lễ (25/12/2022 – 1/1/2023) với nhiều sự kiện đáng chú ý trên các lĩnh vực để khép lại năm 2022 đầy biến động và mở cánh cửa năm mới 2023 với niềm hân hoan, hứng khởi.
Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala khẳng định, trong bối cảnh suy thoái toàn cầu có thể diễn ra, ưu tiên hàng đầu của WTO là giải quyết vấn đề mất an ninh lương thực và tìm cách cung cấp thực phẩm cho các nhóm dân cư nghèo nhất của thế giới. Các tổ chức quốc tế và các nước, các khu vực đang nỗ lực phối hợp nhằm hạ nhiệt giá lương thực và ngăn chặn cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.