Vững vàng thế trận an ninh nhân dân

Cùng với sự ra đời của chính quyền cách mạng, ngày 10/10/1945, Ty Liêm phóng Sơn La - tổ chức đầu tiên của lực lượng Công an nhân dân Sơn La chính thức được thành lập.

Công an huyện Sông Mã tuyên truyền pháp luật cho nhân dân xã Chiềng Sơ.

Trong chiến dịch giải phóng Tây Bắc và chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng Công an Sơn La đã phối hợp với các lực lượng vũ trang tấn công, truy quét làm tan rã các cụm phỉ lớn ở Thuận Châu, Sông Mã, Bắc Yên và Mường La, góp phần giành thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Bước vào cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược, lực lượng Công an Sơn La đã kiên quyết trấn áp các phần tử phản động, phát hiện và ngăn chặn nhiều vụ “xưng vua, đón vua” nhen nhóm tổ chức phản động trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.

Ngày 24/12/1962, Quốc hội quyết định thành lập lại tỉnh Sơn La, theo đó, Ty Công an Sơn La được tái lập. Năm 1974, Chính phủ quyết định chuyển lực lượng Công an vũ trang nội địa sang cảnh sát bảo vệ, đã hình thành Phòng Cảnh sát bảo vệ của Ty Công an Sơn La. Đến năm 1975, hầu hết các phòng chức năng của lực lượng cảnh sát nhân dân Công an Sơn La đã hình thành. Trải qua quá trình chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, lực lượng Công an Sơn La luôn tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, của nhân dân các dân tộc, vững vàng vượt qua thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên lĩnh vực bảo vệ AN-TT mà Đảng bộ và nhân dân các dân tộc giao phó.

Đại tá Vì Quyền Chứ, Phó Giám đốc Công an tỉnh, cho biết: Công an Sơn La chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng, củng cố vững chắc thế trận an ninh nhân dân, thế trận lòng dân; thực hiện “4 cùng” với nhân dân để xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng lực lượng công an cơ sở chính quy, tinh nhuệ, tính đến tháng 8/2022, đã điều động, bố trí công an chính quy đảm nhiệm các chức danh công an xã ở 197/197 xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh, tạo thế trận an ninh nhân dân vững chắc ở cơ sở. Đồng thời, chủ động phối hợp chặt chẽ với chính quyền cơ sở và các lực lượng trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của nhân dân về quyền và nghĩa vụ trong bảo vệ an ninh trật tự.

Công tác xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân luôn nhận sự được quan tâm. Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” được triển khai với nhiều loại hình phong phú, đa dạng, hoạt động của nhiều mô hình có hiệu quả, như: Nhóm liên gia tự quản; câu lạc bộ cảm hóa giáo dục giúp đỡ người lầm lỡ hòa nhập cộng đồng; mô hình toàn dân tham gia quản lý, giáo dục, cảm hóa người lầm lỗi; mô hình chợ kiểu mẫu đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; mô hình camera giám sát an ninh... Đến nay, toàn tỉnh có 17.448 “nhóm liên gia tự quản”; 2.557 tổ an ninh nhân dân; 2.657 tổ hòa giải; 140 cụm liên kết về an ninh trật tự; 7 ban, 85 tổ bảo vệ dân phố; 2.738 tổ PCCC; 472 “Tổ thanh niên xung kích”; 25 “Đội thanh niên xung kích bảo vệ bản”, 31“câu lạc bộ phòng, chống ma túy”. Từ năm 2019 đến nay, mô hình nhóm liên gia tự quản theo dõi, giúp đỡ 836 người sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng, 2.820 người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá trở về nơi cư trú.

Công an tỉnh Sơn La phối hợp với các địa phương, đơn vị thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật, ý thức cảnh giác của cán bộ, đảng viên và nhân dân về âm mưu, hoạt động “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; giữ gìn đoàn kết nội bộ; phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc nhằm chia rẽ nội bộ Đảng và khối đại đoàn kết toàn dân của các thế lực thù địch.

Phát huy kết quả đạt được, Công an Sơn La tiếp tục phối hợp với các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, lực lượng vũ trang thực hiện nhiệm vụ xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc gắn với nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn, tạo môi trường ổn định, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Duy Tùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng chấm Giải báo chí về xây dựng Đảng, đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng, thống nhất xếp loại các tác phẩm đoạt giải năm 2024.
  • 'Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào sinh sống ở tỉnh Sơn La có khoảng 3.380 người, sinh sống chủ yếu ở một số địa phương dọc theo đường biên giới Việt Nam - Lào, trong đó nhiều nhất tại huyện Sốp Cộp và huyện Sông Mã. Nhà ở của người Lào là kiểu nhà sàn có hai mái dài và hai mái đầu hồi. 
  • 'Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn, đã khảo sát 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới tại huyện Yên Châu.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của cao lạnh lục địa tăng cường, áp và độ ẩm tăng. Thời tiết: Nhiều mây, đêm có mưa, mưa rào và dông vài nơi, trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm, ngày có lúc giảm mây hửng nắng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • 'Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 5/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức Liên hoan "Các mô hình tổ truyền thông cộng đồng gắn với tìm hiểu Luật Bình đẳng giới" năm 2024. Đây là một trong những nội dung tuyên truyền về Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
  • 'Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha là một trong các dân tộc ít người ở Sơn La, hiện có dân số khoảng 10.000 người, sinh sống tập trung tại một số bản thuộc các huyện: Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mộc Châu. Dân tộc La Ha có ngôn ngữ riêng, họ sống cộng cư với người Thái Đen nên trong sinh hoạt hằng ngày, ngoài tiếng mẹ đẻ, đồng bào còn học và sử dụng tiếng Thái Đen để giao tiếp.