Tự hào truyền thống Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã thực hiện thành công Chiến dịch Tây Bắc, giáng đòn nặng nề vào chính sách xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, tạo tiền đề thuận lợi giành thắng lợi to lớn trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Trong chiến thắng lịch sử quan trọng này, đã đánh dấu bước phát triển mới của lực lượng vũ trang Sơn La, phát huy bản chất anh hùng cách mạng, đồng tâm hiệp lực cùng bộ đội chủ lực và nhân dân các dân tộc trong tỉnh vượt qua gian khó, chiến đấu giải phóng tỉnh Sơn La vào ngày 22/11/1952.

Duyệt đội ngũ trong lễ chào cờ hằng tháng của cơ quan Bộ CHQS tỉnh.

Lập nhiều chiến công oanh liệt

Lật giở cuốn Lịch sử quân sự Sơn La, Đại tá Đào Ngọc Phương, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh, tự hào nói: Ngày 26/8/1945, khởi nghĩa giành chính quyền thành công ở Sơn La, đánh dấu mốc lịch sử trọng đại về sự thống nhất lực lượng, sự hợp nhất các đội vũ trang ở các châu, mường thành lực lượng vũ trang Sơn La. Tháng 9/1952, Bộ Chính trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng quân ủy Trung ương quyết định mở Chiến dịch Tây Bắc, gần 2 tháng với 3 đợt tấn công ác liệt trên một địa bàn rộng lớn, hiểm trở, quân và dân ta đã giành thắng lợi cơ bản, hoàn thành cả 3 nhiệm vụ đề ra là tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai và tranh thủ nhân dân.

Chiến dịch Tây Bắc kết thúc, ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6.000 tên địch, đập tan âm mưu xây dựng “xứ Thái tự trị” giả hiệu của thực dân Pháp. Tỉnh Sơn La (trừ khu vực Nà Sản), 4 huyện phía nam tỉnh Lai Châu, 2 huyện phía tây tỉnh Yên Bái với khoảng 28.500 km², 25 vạn dân được giải phóng, căn cứ kháng chiến được mở rộng. Lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc trong tỉnh phối hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực, tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu; tiếp lương, tải đạn; phục vụ thương binh; dẫn đường cho bộ đội tập kích địch; trực tiếp thu dọn chiến trường. Phục vụ cho chiến dịch, nhân dân Sơn La đã huy động, đóng góp hơn 1,4 triệu ngày công, cung cấp hơn 694 tấn gạo, 88 tấn ngô, 48.321 kg thịt các loại; vận chuyển 135 tấn gạo từ Phú Thọ về kho mặt trận tiền phương. Hàng trăm thanh niên con em các dân tộc tự nguyện nhập ngũ, bổ sung lực lượng cho các đơn vị bộ đội, đánh giặc giải phóng quê hương.

Chiến thắng Tây Bắc đánh dấu sự trưởng thành về nhiều mặt của các lực lượng vũ trang nói chung, lực lượng vũ trang Sơn La nói riêng trong việc chấp hành mệnh lệnh, khả năng phối hợp tác chiến giữa bộ đội chủ lực với bộ đội địa phương, dân quân du kích. Sau chiến dịch, Sơn La có 3 đại đội được Bộ Tư lệnh chiến dịch biểu dương, khen thưởng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Tiếp đó, quân và dân Sơn La tiếp tục thực hiện nhiệm vụ quan trọng của Trung ương Đảng làm nhiệm vụ quốc tế giúp đỡ nhân dân các tỉnh Bắc Lào. Với tình cảm đoàn kết đặc biệt thủy chung, Đảng bộ, quân và dân Sơn La đã hăng hái đóng góp sức người, sức của để chi viện cho Chiến dịch Thượng Lào. Ngày 18/5/1953, Chiến dịch Thượng Lào kết thúc, địch bị tiêu diệt trên 2.800 tên, giải phóng toàn bộ tỉnh Sầm Nưa, một phần tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Phông-xa-lì với trên 30 vạn dân. Thắng lợi của Chiến dịch Thượng Lào một lần nữa khẳng định tình hữu nghị đặc biệt Việt - Lào nói chung, giữa quân và dân Bắc Lào và Sơn La nói riêng, được hun đúc qua chiến đấu, được tôi luyện trong chiến tranh, ngày càng bền chặt.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, tỉnh Sơn La có 1.043 tân binh, 1.151 dân quân du kích vừa chiến đấu, bảo vệ và phục vụ chiến đấu. Trong đó, Tiểu đoàn 91 (Trung đoàn Sơn La) đã trực tiếp tham gia chiến đấu và lập công xuất sắc. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước và làm nghĩa vụ quốc tế giúp nước bạn Lào, từ năm 1962-1975 đã có 10.949 thanh niên ưu tú con em các dân tộc Sơn La lên đường nhập ngũ, tham gia chiến đấu trên các chiến trường; nhân dân các dân tộc trong tỉnh đóng góp hàng vạn ngày công tham gia chiến đấu, phục vụ chiến trường và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần cùng quân và dân cả nước làm nên Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng 30/4/1975.

Xây dựng lực lượng tinh nhuệ, từng bước hiện đại

Trước yêu cầu cách mạng trong giai đoạn mới, Đảng ủy Quân sự, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tham mưu với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân; xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh ngày càng vững chắc; xây dựng lực lượng bộ đội thường trực “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”; lực lượng dự bị động viên "hùng hậu”; lực lượng dân quân tự vệ “vững mạnh, rộng khắp” sẵn sàng chiến đấu cao, đủ sức đối phó trước mọi tình huống xảy ra. Phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Diễn tập Hội nghị thông qua quyết tâm tác chiến phòng thủ của Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Thuận Châu tại khu căn cứ giả định.

Đại tá Tô Quang Hanh, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh, cho biết: Thực hiện “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh triển khai toàn diện, đồng bộ nhiệm vụ xây dựng khu vực phòng thủ các cấp trong tỉnh ngày càng vững chắc; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh; xây dựng thế trận quân sự trong khu vực phòng thủ từ huyện đến tỉnh. Thế trận lòng dân được củng cố; chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang tỉnh ngày càng nâng cao. Phát huy hiệu quả chức năng đội quân công tác đội quân chiến đấu trong thực hiện phong trào “LLVT tỉnh tham gia xây dựng nông thôn mới”, xóa đói, giảm nghèo; tham gia phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; phòng, chống dịch Covid-19. Chủ động mở rộng và đẩy mạnh hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh với các tỉnh Bắc Lào, tạo môi trường thuận lợi xây dựng, bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa”.

Quân y Trung đoàn 754 (Bộ CHQS tỉnh) khám sức khỏe công dân thực hiện cách ly y tế phòng, chống dịch Covid-19.

Trong bất cứ hoàn cảnh nào, lực lượng vũ trang tỉnh luôn thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân. Những đóng góp to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, lực lượng vũ trang Sơn La đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng thưởng Cờ luân lưu “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và Huân chương Độc lập hạng nhì cho quân và dân các dân tộc Sơn La (6/1965); Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân cho quân và dân Sơn La và 33 đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, cùng nhiều phần thưởng cao quý khác.

Trong giai đoạn cách mạng mới, lực lượng vũ trang Sơn La tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng “Trung thành - Tự lực - Đoàn kết - Anh dũng - Chiến thắng”, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng với danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.

Thủy Ngân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng chấm Giải báo chí về xây dựng Đảng, đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng, thống nhất xếp loại các tác phẩm đoạt giải năm 2024.
  • 'Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào sinh sống ở tỉnh Sơn La có khoảng 3.380 người, sinh sống chủ yếu ở một số địa phương dọc theo đường biên giới Việt Nam - Lào, trong đó nhiều nhất tại huyện Sốp Cộp và huyện Sông Mã. Nhà ở của người Lào là kiểu nhà sàn có hai mái dài và hai mái đầu hồi. 
  • 'Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn, đã khảo sát 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới tại huyện Yên Châu.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của cao lạnh lục địa tăng cường, áp và độ ẩm tăng. Thời tiết: Nhiều mây, đêm có mưa, mưa rào và dông vài nơi, trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm, ngày có lúc giảm mây hửng nắng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • 'Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 5/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức Liên hoan "Các mô hình tổ truyền thông cộng đồng gắn với tìm hiểu Luật Bình đẳng giới" năm 2024. Đây là một trong những nội dung tuyên truyền về Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
  • 'Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha là một trong các dân tộc ít người ở Sơn La, hiện có dân số khoảng 10.000 người, sinh sống tập trung tại một số bản thuộc các huyện: Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mộc Châu. Dân tộc La Ha có ngôn ngữ riêng, họ sống cộng cư với người Thái Đen nên trong sinh hoạt hằng ngày, ngoài tiếng mẹ đẻ, đồng bào còn học và sử dụng tiếng Thái Đen để giao tiếp.