Điểm sáng trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Những năm qua, xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn phát huy vai trò chủ động của quần chúng nhân dân trong đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội và trở thành điểm sáng trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, góp phần phát triển kinh tế, xã hội.

 

Nhân dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ cho công an xã Chiềng Ban.

Chiềng Ban có 21 bản, tiểu khu, 1.850 hộ và gần 8.300 nhân khẩu. Hàng năm, Công an xã đã tích cực tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện các quy định đạt tiêu chuẩn “An toàn an ninh trật tự”. Đồng thời, thành lập Ban chỉ đạo thực hiện xây dựng xã Chiềng Ban điển hình trong phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc". Tập trung đổi mới, đa dạng các hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân; tăng cường tuyên truyền lưu động tại các đơn vị, trường học, lồng ghép tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt của bản, tiểu khu và tuyên truyền trên loa truyền thanh. Phát động các phong trào thi đua, vận động nhân dân tích cực tham gia các chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma túy; phòng, chống mua bán người; hưởng ứng các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm.

Trung tá Nguyễn Văn Quyền, Trưởng Công an xã Chiềng Ban, thông tin: Thực hiện phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, xã đã thành lập 115 nhóm liên gia tự quản, 21 tổ an ninh, 21 tổ phòng cháy, 22 tổ hòa giải. Với vai trò nòng cốt trong bảo đảm an ninh trật tự, đơn vị đã phối hợp thực hiện tuần tra ít nhất 2 lần/ngày và lồng ghép tuyên truyền về phòng chống ma túy, thu hồi vũ khí vật liệu nổ, bảo vệ môi trường. Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền xã thành lập mô hình “Cụm loa phát thanh di động tuyên truyền phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong các khu dân cư” và mô hình “Quản lý, giáo dục, giúp đỡ người nghiện tái hòa nhập cộng đồng”. Phối hợp tổ chức hội nghị tuyên truyền pháp luật và phát động phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” tại các bản; nội dung và hình thức xây dựng, tổ chức phong trào được đổi mới theo hướng “Tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải” phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng địa bàn. Qua phong trào, nhân dân tích cực ủng hộ, cung cấp tin báo, tố giác tội phạm, giúp lực lượng công an ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật ngay tại cơ sở.

Bà Trần Thị Thơm, Bí thư Chi bộ HTX 3, chia sẻ: HTX có 77 hộ, 322 nhân khẩu, được chia thành 5 nhóm liên gia tự quản. Các buổi họp nhóm đều có công an viên tham gia để thông tin tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật và giải đáp thắc mắc của bà con liên quan đến ANTT, từ đó tạo được lòng tin trong nhân dân. Bà con trong khu dân cư luôn chấp hành tốt các quy định pháp luật, tuyên truyền giáo dục con em không vi phạm pháp luật, giúp nhau phát triển kinh tế, tham gia giữ gìn ANTT. Từ năm 2021 đến nay, các khu dân cư của HTX đều đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”, không có tội phạm nghiêm trọng xảy ra, trên 90% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa.

Với những cách làm cụ thể, hiệu quả, năm 2020, xã Chiềng Ban đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Năm 2021, xã tiếp tục được công nhận xã điển hình về phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Với mục tiêu giữ vững tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, tiến tới xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, xã Chiềng Ban đang tập trung củng cố, nhân rộng các mô hình hay, hiệu quả, đồng thời, căn cứ vào tình hình thực tế của từng lĩnh vực, địa bàn để tổ chức xây dựng các mô hình mới phù hợp, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.

Nguyễn Yến
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng chấm Giải báo chí về xây dựng Đảng, đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng, thống nhất xếp loại các tác phẩm đoạt giải năm 2024.
  • 'Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào sinh sống ở tỉnh Sơn La có khoảng 3.380 người, sinh sống chủ yếu ở một số địa phương dọc theo đường biên giới Việt Nam - Lào, trong đó nhiều nhất tại huyện Sốp Cộp và huyện Sông Mã. Nhà ở của người Lào là kiểu nhà sàn có hai mái dài và hai mái đầu hồi. 
  • 'Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn, đã khảo sát 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới tại huyện Yên Châu.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của cao lạnh lục địa tăng cường, áp và độ ẩm tăng. Thời tiết: Nhiều mây, đêm có mưa, mưa rào và dông vài nơi, trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm, ngày có lúc giảm mây hửng nắng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • 'Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 5/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức Liên hoan "Các mô hình tổ truyền thông cộng đồng gắn với tìm hiểu Luật Bình đẳng giới" năm 2024. Đây là một trong những nội dung tuyên truyền về Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
  • 'Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha là một trong các dân tộc ít người ở Sơn La, hiện có dân số khoảng 10.000 người, sinh sống tập trung tại một số bản thuộc các huyện: Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mộc Châu. Dân tộc La Ha có ngôn ngữ riêng, họ sống cộng cư với người Thái Đen nên trong sinh hoạt hằng ngày, ngoài tiếng mẹ đẻ, đồng bào còn học và sử dụng tiếng Thái Đen để giao tiếp.