Đẩy mạnh đấu tranh các loại tội phạm trên tuyến biên giới

Thời gian gần đây, hoạt động của các loại tội phạm như mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, mua bán người, buôn lậu, gian lận thương mại ở khu vực biên giới diễn biến phức tạp. Bộ đội Biên phòng tỉnh đã tập trung cao tấn công trấn áp tội phạm, triển khai nhiều biện pháp phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả.

BĐBP tỉnh phá thành công Chuyên án SL 522P, tang vật thu giữ 3 bánh heroin

Thượng tá Phạm Thái Hòa, Trưởng Phòng phòng, chống ma túy và tội phạm BĐBP tỉnh, cho biết: Thời gian qua, các loại tội phạm về ma túy, buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn khu vực biên giới hoạt động ngày càng tinh vi; trong đó, đối tượng sử dụng, mua bán ma túy tổng hợp, ma túy đá có chiều hướng gia tăng và trẻ hóa; tội phạm mua bán người, xuất nhập cảnh trái phép vẫn tiềm ẩn phức tạp. Lực lượng BĐBP tỉnh đã xây dựng kế hoạch và triển khai nhiều đợt cao điểm tấn công; phối hợp với các đồn biên phòng huy động lực lượng chủ động nắm chặt tình hình từ xa, tại cơ sở, kịp thời phát hiện, đấu tranh với các loại tội phạm.

Cùng với đó, các đơn vị triển khai đồng bộ các biện pháp công tác biên phòng; kết hợp chặt chẽ biện pháp nghiệp vụ với kiểm soát hành chính, tuần tra vũ trang, giữa kiểm soát thường xuyên, cố định với cơ động đột xuất, mật phục, chốt chặn tại các khu vực, địa bàn để phát hiện, bắt giữ, xử lý tội phạm. Lực lượng BĐBP cũng tập trung điều tra xác minh, làm rõ các đường dây, đối tượng nghi vấn hoạt động phạm tội để tạo nguồn xác lập chuyên án, xây dựng kế hoạch nghiệp vụ đấu tranh; quyết liệt đánh vào các đối tượng chủ mưu, cầm đầu, triệt xóa các điểm, tụ điểm có dấu hiệu, biểu hiện hoạt động phạm tội.

Từ đầu năm đến nay, lực lượng BĐBP tỉnh đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng phát hiện, bắt giữ 158 vụ/196 đối tượng, thu giữ 13,844 kg heroin; 41,47 kg ma túy tổng hợp; 202 kg ma túy đá; 4,828 kg nhựa thuốc phiện... cùng nhiều tang vật khác. Đặc biệt, lực lượng BĐBP tỉnh đã xác lập chuyên án SL 822p, phối hợp với các lực lượng chức năng trong và ngoài nước đấu tranh, giải cứu, hỗ trợ 15 nạn nhân bị mua bán sang Campuchia bị cưỡng ép, bóc lột sức lao động trở về địa phương. Ngoài ra, các đơn vị còn phối hợp xử lý 58 vụ/82 đối tượng; thu giữ 7 khẩu súng tự chế, 32 viên đạn, 26 kg pháo, 12 xe máy, 31 con gia súc, 2.500 lít xăng, dầu, 14,396 m3 gỗ các loại.

Cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng cửa khẩu Chiềng Khương, huyện Sông Mã tuần tra, kiểm soát địa bàn

Đồn Biên phòng cửa khẩu Chiềng Khương có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ gần 27 km đường biên giới quốc gia thuộc địa bàn 2 xã Chiềng Khương và Mường Sai (Sông Mã). Địa bàn rộng, dân số không tập trung, trình độ dân trí còn hạn chế, kinh tế và giao thông đi lại còn nhiều khó khăn, vì vậy tình hình an ninh trật tự ở địa phương tiềm ẩn nhiều phức tạp, nhất là tội phạm liên quan đến ma túy. 

Thượng tá Nguyễn Thanh Hải, Đồn trưởng Đồn Biên phòng cửa khẩu Chiềng Khương, chia sẻ: Ðể đối phó với các thủ đoạn tinh vi của tội phạm ma túy, chúng tôi vận dụng linh hoạt các biện pháp nghiệp vụ; tăng cường bám nắm địa bàn và thông tin về các đối tượng. Khi có nguồn tin của quần chúng nhân dân, trinh sát báo về, đơn vị triển khai các biện pháp nghiệp vụ đánh bắt đối tượng. Đơn vị bố trí hợp lý cán bộ, chiến sỹ am hiểu tiếng đồng bào để thực hiện tốt nhiệm vụ công tác vận động quần chúng; phối hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia phòng, chống tội phạm, không tiếp tay cho hành vi vi phạm pháp luật, tăng cường tố giác tội phạm.

Từ đầu năm đến nay, Đồn Biên phòng cửa khẩu Chiềng Khương đã phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ 12 vụ/18 đối tượng; thu giữ 15 bánh heroin, 209.009 viên ma túy tổng hợp, 982,3 gam ma túy đá, 1870 gam nhựa thuốc phiện. Điển hình, vào hồi 18h30’ ngày 17/11/2022, tại bản Tiên Sơn, Chiềng Khương, Đồn đã phối hợp đấu tranh thành công chuyên án A1-822p, bắt quả tang đối tượng Trần Văn Thọ, sinh năm 1995, trú tại bản Liên Hồng, Chiềng Khương, về hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy; tang vật thu giữ 1 kg ma túy dạng đá, 1 xe môtô, 1 điện thoại di động.

Bên cạnh đó, các đồn Biên phòng còn chủ động phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới. Các mặt hàng mà các đối tượng lợi dụng để buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới chủ yếu là: Gia súc, xe môtô, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, các loại lâm sản... Để ngăn chặn các hoạt động này, các đồn đã tổ chức bố trí các chốt kiểm soát duy trì trực 24/24h, tổ chức tuần tra phát hiện các hành vi phạm tội. Do vậy, những tháng cuối năm, tình hình phạm tội cơ bản được kiểm soát.  

Cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Chiềng On, huyện Yên Châu vận động người dân tố giác tội phạm

Bằng các biện pháp đấu tranh quyết liệt của lực lượng BĐBP đã góp phần kéo giảm hoạt động của các loại tội phạm và vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh. Kết quả của công tác tấn công, trấn áp tội phạm sẽ góp phần cùng các lực lượng chức năng giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên tuyến biên giới.

Thanh Huyền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng chấm Giải báo chí về xây dựng Đảng, đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng, thống nhất xếp loại các tác phẩm đoạt giải năm 2024.
  • 'Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào sinh sống ở tỉnh Sơn La có khoảng 3.380 người, sinh sống chủ yếu ở một số địa phương dọc theo đường biên giới Việt Nam - Lào, trong đó nhiều nhất tại huyện Sốp Cộp và huyện Sông Mã. Nhà ở của người Lào là kiểu nhà sàn có hai mái dài và hai mái đầu hồi. 
  • 'Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn, đã khảo sát 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới tại huyện Yên Châu.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của cao lạnh lục địa tăng cường, áp và độ ẩm tăng. Thời tiết: Nhiều mây, đêm có mưa, mưa rào và dông vài nơi, trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm, ngày có lúc giảm mây hửng nắng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • 'Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 5/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức Liên hoan "Các mô hình tổ truyền thông cộng đồng gắn với tìm hiểu Luật Bình đẳng giới" năm 2024. Đây là một trong những nội dung tuyên truyền về Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
  • 'Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha là một trong các dân tộc ít người ở Sơn La, hiện có dân số khoảng 10.000 người, sinh sống tập trung tại một số bản thuộc các huyện: Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mộc Châu. Dân tộc La Ha có ngôn ngữ riêng, họ sống cộng cư với người Thái Đen nên trong sinh hoạt hằng ngày, ngoài tiếng mẹ đẻ, đồng bào còn học và sử dụng tiếng Thái Đen để giao tiếp.