Thuận Châu tập trung phát triển nông nghiệp hữu cơ

Hướng tới phát triển nông nghiệp an toàn, bền vững, huyện Thuận Châu tập trung vận động người dân, HTX, doanh nghiệp thực hiện sản xuất theo hướng hữu cơ nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe người tiêu dùng, nâng giá trị nông sản, tăng thu nhập cho nông dân.

Mô hình trồng thanh long ruột đỏ theo hướng hữu cơ tại xã Chiềng Pha, huyện Thuận Châu.

Ông Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Châu, cho biết: Triển khai thực hiện hỗ trợ các HTX, doanh nghiệp thực hiện chương trình sản xuất theo hướng hữu cơ, từ năm 2018-2021, huyện đã hỗ trợ với số tiền hơn 4 tỷ đồng, để các HTX, doanh nghiệp mua chế phẩm vi sinh, phân bón hữu cơ. Đến nay, toàn huyện có trên 300 ha cây ăn quả, lúa trồng theo hướng hữu cơ.

Tháng 1/2018, Công ty cổ phần Nông sản sạch Sơn La, ở bản Hưng Nhân, xã Chiềng Pha, triển khai trồng 10 ha bưởi ruột hồng, ruột đỏ; được tỉnh hỗ trợ 900 triệu đồng mua phân bón hữu cơ, thuốc phòng trừ sâu bệnh; hỗ trợ chi phí thuê tổ chức chứng nhận sản phẩm hữu cơ, bao bì sản phẩm, thông tin tuyên truyền, truy xuất nguồn gốc. Đồng thời, Công ty sử dụng các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh định kỳ bằng các loại thuốc thảo mộc và một số loại thuốc sinh học, sử dụng men vi sinh kết hợp với nấm đối kháng Trichoderma, vôi bột, lân nung chảy Lào Cai để làm phân bón cho cây bưởi. Năm 2020, cây bưởi ra quả bói, chất lượng bưởi thơm ngon. Năm 2021, cho thu hơn 20 tấn quả, chủ yếu đem bán lẻ tại các cửa hàng, siêu thị từ miền Trung trở ra; với giá bán lẻ 150.000 đồng/kg quả loại 1; 100.000 đồng/kg quả loại 2; hiện tại, 10 ha bưởi đã được cấp chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn Việt Nam.

Anh Vũ Ngọc Tiến, Giám đốc Công ty cổ phần Nông sản sạch Sơn La, cho biết: Hiện, Công ty đang liên kết với các hộ dân và HTX sản xuất 284 tấn sản phẩm hữu cơ, gồm: khoai sọ, gừng, bưởi ruột hồng, bưởi ruột đỏ, bưởi ruột vàng, bí thơm, thóc tan Te Lanh, bí đỏ, su su, thanh long, chanh leo, gừng đen, nghệ vàng và các loại rau quả khác, tạo việc làm cho hơn 100 lao động địa phương; tiêu thụ toàn bộ sản phẩm nông sản sau thu hoạch cho nông dân vùng liên kết, từng bước thay đổi ý thức và tư duy sản xuất theo tiêu chuẩn thực phẩm an toàn, thực phẩm sạch... 

Còn tại HTX Sản xuất, kinh doanh và dịch vụ tổng hợp Bình Thuận, bản Kiến Xương, bà Nguyễn Thị Bình, Phó Giám đốc HTX, chia sẻ: Năm 2019, HTX bắt đầu trồng 10 ha chè theo hướng hữu cơ, tất cả các khâu trồng, chăm sóc, ban đầu gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ, bởi quy trình sản xuất theo hướng hữu cơ rất khắt khe, mất nhiều công và thời gian chăm sóc, chỉ dùng phân chuồng ủ mục cùng các chế phẩm sinh học trong quá trình trồng, chăm sóc. Hiện, 10 ha chè sản xuất theo hướng hữu cơ đã được HTX chế biến chè thành phẩm. Đến cuối năm 2019, HTX đã xây dựng thành công thương hiệu "Chè Trọng Nguyên - Phổng Lái Thuận Châu". Cũng trong năm 2019, sản phẩm chè của HTX đã đạt sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh. Năm 2021, Chè Trọng Nguyên được tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia, sản phẩm chè được đem bán tại các siêu thị, gian hàng OCOP, làm quà tặng cho các đoàn khách của huyện, tỉnh, được nhiều khách tiêu dùng trong toàn quốc biết đến.

Trên địa bàn huyện Thuận Châu còn có sản phẩm thanh long ruột đỏ cũng đang được thực hiện theo mô hình sản xuất hữu cơ, đủ điều kiện đưa vào tiêu thụ tại các siêu thị trong nước và xuất khẩu. Riêng năm 2021, đã xuất khẩu 20 tấn thanh long sang Nga, Trung Quốc; dự kiến năm 2022, huyện xuất khẩu sang Hàn Quốc 200 tấn.

Song, trên thực tế, ý thức và tư duy sản xuất của người dân về sản xuất hữu cơ chưa cao; diện tích đất sản xuất và nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch chưa đảm bảo; cơ chế, các chính sách hỗ trợ chưa kịp thời; nhiều diện tích đã trồng theo hướng hữu cơ chưa được công nhận thương hiệu...

Đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Bí thư Huyện ủy Thuận Châu, cho biết: Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XXI đã ban hành nghị quyết, đề án về phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao; phát triển rừng sản xuất gắn với các cơ sở chế biến lâm sản phù hợp với nguồn nguyên liệu; thúc đẩy và mở rộng nông lâm kết hợp hướng theo thị trường. Theo đó, mục tiêu đề ra đến năm 2025, có ít nhất thêm 4 sản phẩm cây trồng, vật nuôi được cấp chứng nhận là sản phẩm hữu cơ (chè, chăn nuôi, cam, thanh long ruột đỏ); thành lập mới 13 HTX nông nghiệp sản xuất theo hướng hữu cơ; sản phẩm thịt lợn sản xuất theo hướng hữu cơ đạt 300 tấn; tạo thành vùng dược liệu tập trung 300 ha ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và theo hướng hữu cơ tại các xã Long Hẹ, Co Tòng, Co Mạ, Pá Lông... với hình thức liên kết theo chuỗi giá trị.

           

Để đạt được mục tiêu, huyện Thuận Châu đang triển khai nhiều giải pháp, trong đó, tăng cường tuyên truyền về lợi ích của sản xuất hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao để dần thay đổi tư duy, phương thức sản xuất; tập trung đầu tư nguồn lực cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất hữu cơ theo tiêu chuẩn chứng nhận; có chính sách hỗ trợ, kêu gọi các doanh nghiệp, HTX và người dân có nhu cầu sản xuất hữu cơ đầu tư vào sản xuất. Tăng cường xúc tiến thương mại, ổn định thị trường tiêu thụ và xây dựng thương hiệu sản phẩm, hướng tới sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng, an toàn, thân thiện môi trường, bền vững và giá trị kinh tế cao. 

Thủy Ngân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đại tướng Nguyễn Tân Cương dự, kiểm tra tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành

    Đại tướng Nguyễn Tân Cương dự, kiểm tra tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành

    Ngày 16-4, tại Trung đoàn Không quân 935 (Sư đoàn 370, Quân chủng Phòng không - Không quân), Tiểu ban Diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 / 30-4-2025) tổ chức tổng hợp luyện lần 2 các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành.
  • 'Sơn La tăng 5 bậc về chỉ số PAPI

    Sơn La tăng 5 bậc về chỉ số PAPI

    Cải cách hành chính -
    Ngày 15/4, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng (CECODES) công bố Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) 2024 ở Việt Nam.
  • 'Xây dựng mã số vùng trồng cho các loại nông sản

    Xây dựng mã số vùng trồng cho các loại nông sản

    Kinh tế -
    Sơn La có trên 84.700 ha cây ăn quả các loại và gần 150.000 ha các loại nông sản ngô, lúa, cà phê, sản lượng khoảng 1 triệu tấn/năm. Thực hiện các tiêu chuẩn xuất khẩu, tỉnh chú trọng xây dựng mã số vùng trồng cho các loại nông sản và mã số cơ sở đóng gói theo tiêu chuẩn quốc tế, tạo ra “tấm vé thông hành” quan trọng cho nông sản địa phương chinh phục thị trường toàn cầu.
  • 'Đổi thay ở Chiềng Xuân

    Đổi thay ở Chiềng Xuân

    Nông thôn mới -
    Về xã Chiềng Xuân, huyện Vân Hồ, theo tuyến đường giao thông kết nối điểm du lịch rừng sinh thái bản Pa Cốp với trung tâm xã Chiềng Xuân. Mùa này, dọc hai bên đường những vườn mận sai trĩu quả, những cánh rừng nguyên sinh mang lại cho vùng đất này nhiều đổi thay.
  • 'Bắc Yên về đích xóa nhà tạm, nhà dột nát

    Bắc Yên về đích xóa nhà tạm, nhà dột nát

    Xã hội -
    Với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”, huyện Bắc Yên đã huy động cả hệ thống chính trị cùng tham gia, kết hợp nhiều nguồn lực và tập trung hỗ trợ các địa phương thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát. Sau gần 4 tháng triển khai, huyện đã hoàn thành việc xóa 161/161 nhà tạm, nhà dột nát, vượt tiến độ đề ra 15 ngày.
  • 'Diễn đàn cử tri

    Diễn đàn cử tri

    Diễn đàn cử tri -
    Một số vấn đề cử tri quan tâm: Đầu tư dự án Kè chống sạt lở đất, hạ tầng khu dân cư suối Muội giai đoạn III; Thu hồi trạm Đăng kiểm, mở rộng chợ 7/11 và sắp xếp lại khu vực họp chợ; Khảo sát, đầu tư làm đường nhựa tuyến đường liên xã; Cho chủ trương đầu tư thực hiện dự án khu xử lý rác thải sinh hoạt và hệ thống xử lý nước thải huyện Quỳnh Nhai
  • 'Phụ nữ Sông Mã thi đua xây dựng NTM

    Phụ nữ Sông Mã thi đua xây dựng NTM

    Nông thôn mới -
    Những mô hình được các cấp hội phụ nữ Sông Mã triển khai hiệu quả: “Nhà sạch, vườn đẹp”, “sáng, xanh, sạch, đẹp”, “chăm sóc vườn hoa cây cảnh”, “đường hoa phụ nữ”, “tổ phụ nữ tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc”; phụ nữ làm kinh tế giỏi... đã góp phần tích cực trong xây dựng nông thôn mới của huyện.
  • 'Nâng cao chất lượng huấn luyện DQTV

    Nâng cao chất lượng huấn luyện DQTV

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương, Ban CHQS thị xã Mộc Châu tích cực, chủ động tham mưu Thị ủy, UBND thị xã xây dựng, huấn luyện lực lượng dân quân tự vệ theo hướng “Vững mạnh, toàn diện, rộng khắp”, bảo đảm ở đâu có dân, có tổ chức sản xuất, ở đó có lực lượng dân quân tự vệ.
  • 'Mai Sơn chủ động phòng chống mưa lũ

    Mai Sơn chủ động phòng chống mưa lũ

    Xã hội -
    Thực hiện mục tiêu “Phòng ngừa trước, ứng phó nhanh chóng, khắc phục kịp thời và hiệu quả”, trước mùa mưa lũ năm nay, huyện Mai Sơn chủ động triển khai nhiều giải pháp, phương án, giảm thiểu tối đa thiệt hại do mưa lũ gây ra.