Thuận Châu chăm sóc thanh long xuất khẩu

Thanh long ruột đỏ ở Thuận Châu mới “bén rễ” được vài năm trở lại đây, nhưng đã khẳng định được thương hiệu, không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu sang thị trường các nước: Nga, Trung Quốc. Năm 2021, mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19, nông dân huyện Thuận Châu vẫn tiêu thụ trên 400 tấn thanh long; trong đó, đã xuất khẩu 20 tấn, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Giám đốc HTX Nông nghiệp Ngọc Hoàng hướng dẫn nông dân cách tỉa hoa để đạt năng suất quả tốt nhất.

Thăm HTX Nông nghiệp Quỳnh Thuận, xã Chiềng Pha, khi các thành viên đang tập trung chăm sóc vườn thanh long. Chị Lò Thị Dưng, thành viên HTX, cho biết: Gia đình tôi có 1,7 ha thanh long ruột đỏ, hiện đang ra hoa. Tôi và các thành viên HTX đang tập trung tỉa cành chồi, tỉa hoa, mỗi cành chỉ để 1-2 hoa để hoa to, khỏe. Đồng thời, phun thuốc chế phẩm sinh học, bón phân chùn quế hạn chế sâu bệnh 1 lần/tháng, tăng chất lượng quả. Dự kiến năm nay, sản lượng thanh long xuất khẩu của gia đình đạt 25 tấn.

Chị Hoàng Thị Thảo, Giám đốc HTX nông nghiệp Quỳnh Thuận, chia sẻ: HTX có 12 thành viên trồng 10 ha thanh long ruột đỏ đã được cấp mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu. HTX luôn chăm sóc tốt thanh long theo hướng hữu cơ, đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu. Năm 2021, HTX đã xuất khẩu 7 tấn sang thị trường Nga và 160 tấn trong nước, trừ chi phí thu lãi hơn 2 tỷ đồng. Thời điểm này, các thành viên trong HTX đang chăm sóc quả theo hướng dẫn của HTX Nông nghiệp Ngọc Hoàng (đơn vị liên kết thực hiện cung ứng giống, hướng dẫn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm thanh long). Dự kiến năm nay, sản lượng tiêu thụ đạt hơn 250 tấn quả.

Xã Phổng Lái có diện tích thanh long 13 ha đứng thứ hai của huyện. Những ngày này, người dân trong xã cũng đang chăm bón thanh long theo quy trình hữu cơ theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn và đơn vị liên kết để tạo ra sản phẩm đạt chất lượng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Là người “tiên phong” trồng thanh long ruột đỏ của xã Phổng Lái, ông Trần Văn Đồng, bản Tiên Hưng, cho biết: Năm 2019, sau khi được tham quan học hỏi mô hình trồng thanh long ruột đỏ theo chuỗi liên kết của HTX Nông nghiệp Ngọc Hoàng ở Mai Sơn, tôi đã mạnh dạn chuyển đổi đất trồng chè sang trồng 3ha thanh long với 3 nghìn trụ. Năm 2021, tuy dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, xe hàng không lưu thông được, nhưng gia đình vẫn xuất khẩu sang Nga 3 tấn, còn 17 tấn bán lẻ cho thương lái trong và ngoài tỉnh, thu về gần 200 triệu đồng. Ngay sau khi thu hoạch xong lứa quả cuối cùng tháng 11 năm ngoái, tôi chủ động bón phân, làm cỏ, bón phân hữu cơ, phân vi sinh để cây thanh long khỏe mạnh, cung cấp dinh dưỡng cho quả.

Ông Nguyễn Quang Vinh, Giám đốc HTX Nông nghiệp Ngọc Hoàng, huyện Mai Sơn, chia sẻ: Năm nay, HTX đã lên phương án kế hoạch, kết nối với nhiều đơn vị để tìm đầu ra ổn định cho trái thanh long ruột đỏ; HTX chủ động ký kết với đối tác xuất khẩu hơn 200 tấn thanh long sang thị trường Hàn Quốc. Hàng loại 1 sẽ liên kết xuất khẩu và bán tại các siêu thị ở Hà Nội; hàng loại 2, 3, 4 sẽ đưa vào chế biến thành sản phẩm khác.

Ông Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Châu, cho biết: Huyện Thuận Châu hiện có 50 ha (44ha trồng theo chuỗi liên kết giá trị). Năm nay, với diện tích cho thu hoạch 40ha, tổng sản lượng ước đạt 600 tấn, dự kiến xuất khẩu ước khoảng 200 tấn sang thị trường nước ngoài. Ngay từ đầu năm, UBND huyện đã làm việc với HTX Nông nghiệp Ngọc Hoàng xây dựng kế hoạch bao tiêu sản phẩm quả cho nhân dân trên địa bàn với các phương án khác nhau, để có đầu ra ổn định cho sản phẩm quả thanh long.

Theo kinh nghiệm của nông dân trồng thanh long trong huyện, năm nay thanh long sẽ được mùa. Huyện đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn, đơn vị liên kết phân công cán bộ kỹ thuật hướng dẫn bà con chăm sóc; tăng cường kiểm tra, giám sát, không để người dân sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật bị cấm; tỉa bớt ở những cành sai quả để cây thanh long khỏe mạnh và cung cấp dinh dưỡng tạo ra những quả thanh long tròn, to, mẫu mã đẹp.

Tin rằng, với sự quan tâm, hướng dẫn hỗ trợ của huyện, đơn vị liên kết thu mua; sự tích cực, chủ động của người dân trong trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, vụ thanh long của Thuận Châu năm nay sẽ được mùa, được giá và xuất khẩu theo kế hoạch đề ra.

Thủy Ngân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Quốc phòng -
    Triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, tạo sự chuyển biến vững chắc về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện sát với tình hình của đơn vị, tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, phong trào, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu biểu”.
  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
  • 'Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động trên vùng đất quần cư lâu đời của nhiều dân tộc, với sự đan xen, dung hòa các giá trị văn hóa đậm bản sắc, cùng nhiều di tích lịch sử, các nhà máy thủy điện và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, hội viên Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Mường La đã có nhiều tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, giới thiệu hình ảnh quê hương Mường La với bạn bè trong và ngoài tỉnh.
  • 'Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Kinh tế -
    Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, livestream bán hàng đã tạo nên một làn sóng mới trong thương mại điện tử, nhất là bán sản phẩm nông sản. Với tính tương tác cao, khả năng giới thiệu sản phẩm chi tiết và minh bạch, livestream đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.