Vụ mùa trên cánh đồng Mường Tấc

Trở về Phù Yên thời điểm này, cảm nhận được niềm vui của người dân nơi đây khi dịch bệnh Covid-19 đã cơ bản được kiểm soát. Nhịp sống của nhân dân trở lại bình thường mới. Trên cánh đồng Mường Tấc, người dân hối hả bước vào vụ thu hoạch lúa mùa, tiếng nói, tiếng cười xen lẫn tiếng máy tuốt lúa tạo nên khung cảnh ấm áp, sôi động.

                                

Cánh đồng Mường Tấc (Phù Yên) mùa lúa chín.

           

Cánh đồng Mường Tấc có diện tích trên 1.300 ha, nằm dọc theo con suối Tấc qua các xã: Quang Huy, Huy Thượng, Huy Tân, Huy Bắc, Huy Hạ, Tường Phù... Vụ mùa năm nay, trên cánh đồng Mường Tấc rất đặc biệt đối với người trồng lúa ở Phù Yên. Bởi sau khi hoàn thành việc gieo cấy lúa được hơn 1 tháng, dịch bệnh Covid-19 bùng phát trên địa bàn, địa phương khẩn trương triển khai thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội phòng chống dịch bệnh Covid-19 theo các Chỉ thị số 15 và Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ. Do đó, việc thăm đồng, chăm sóc lúa trong thời gian lúa đẻ nhánh, đẻ đòng, bón phân, hay việc kiểm tra mực nước trên đồng ruộng không được thực hiện thường xuyên.

           

Người dân bản Chiềng, xã Quang Huy (Phù Yên) thu hoạch lúa mùa.

           

Thấu hiểu, chia sẻ những khó khăn với người dân, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 754 (Bộ CHQS tỉnh), đoàn viên thanh niên trong huyện được cơ quan chuyên môn hướng dẫn kỹ thuật bón phân, chăm sóc lúa... trực tiếp đảm nhận “công việc nhà nông” trong suốt thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn. Các anh đã thay đồng bào chăm sóc lúa, đảm bảo sự sinh trưởng, phát triển của cây lúa, góp phần tạo nên mùa vàng ở Mường Tấc. 

           

Người dân xã Huy Hạ (Phù Yên) tuốt lúa sau thu hoạch mùa.

           

Quang Huy một trong những xã trọng điểm trồng lúa của huyện Phù Yên, vụ mùa này cả xã trồng hơn 160 ha. Đến thời điểm này, nông dân trong xã thu hoạch được 60% diện tích, năng suất bình quân đạt 6,5 tấn/ha. Ôm bó lúa trĩu bông, hạt tròn lẳn ánh vàng, chị Cầm Thị Ngân, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Quang Huy nói: Hơn 120 ha trồng lúa của HTX chúng tôi đã triển khai trồng theo hướng hữu cơ, vụ năm nay, mặc dù không được thường xuyên thăm đồng do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhưng lúa vẫn đảm bảo năng suất, chất lượng, được nhiều người tin tưởng đặt mua tại HTX với giá bán bình quân 20 nghìn đồng/kg gạo. Mừng nhất là dịch bệnh được kiểm soát, cuộc sống của người dân trở lại bình thường để phát triển sản xuất, kinh doanh. 

           

Người dân bản Nà Lìu 2, xã Huy Hạ (Phù Yên) thu hoạch lúa bằng máy gặt, đập liên hoàn.

           

 Điều khiển máy gặt đập liên hoàn trên cánh đồng khu vực bản Nà Lìu, xã Huy Hạ, ông Đinh Văn Chuyên chia sẻ: Gia đình tôi đã đầu tư 160 triệu đồng mua máy gặt đập liên hoàn phục vụ gia đình và người dân. Với chi phí thuê máy bình quân 100 nghìn đồng/sào ruộng (360m²), thời gian thu hoạch bình quân khoảng 3 giờ/ha lúa, giúp người dân giảm bớt công sức lao động.

           

Chuyển từng bao thóc từ máy gặt đập liên hoàn chở về nhà, ông Đinh Văn Chi, bản Nà Lìu 2, xã Huy Hạ, tấm tắc khen: Máy móc bây giờ hiện đại thật, thửa ruộng của gia đình rộng 4.000 m² chỉ mất hơn 1 giờ là thu hoạch xong, được khoảng 3 tấn thóc. Hiện tại, chúng tôi đang khẩn trương làm đất, chuẩn bị cho trồng cây vụ đông.

           

Những năm gần đây, các giống lúa trồng trên cánh đồng Mường Tấc được người dân Phù Yên lựa chọn giống: Đài Thơm, J02, J03, séng cù... phù hợp với khí hậu, chất đất, nên năng suất, chất lượng lúa đạt cao. Đặc biệt, từ sự hỗ trợ của nhà nước, doanh nghiệp hiện nay người dân đã trồng được hơn 150 ha lúa hữu cơ tại các xã Quang Huy, Huy Tân với ưu điểm nâng cao khả năng chống chịu sâu bệnh, năng suất, chất lượng cũng được nâng lên. Loại gạo này, giá bán lẻ cho khách đặt mua ổn định ở mức 20 nghìn đồng/kg; còn giá bán các loại gạo khác giao động từ 13-15 nghìn đồng/kg.

           

Người dân đóng bao thóc sau khi thu hoạch.

           

Bà Bạc Cầm Thị Xiêng, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, cho biết: Cánh đồng Mường Tấc là vựa lúa quan trọng của huyện Phù Yên. Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhưng với sự vào cuộc của các cơ quan chuyên môn trong hướng dẫn người dân kỹ thuật chăm sóc lúa; sự hỗ trợ kịp thời của bộ đội, đoàn viên thanh niên hỗ trợ chăm sóc lúa khi thực hiện giãn cách vụ mùa năm nay hoàn thành kế hoạch đề ra. Cây lúa ít bị ảnh hưởng của sâu bệnh, những vùng trồng lúa hữu cơ, năng suất tiếp tục ổn định ước đạt 6,5 tấn/ha. Hiện nay, chúng tôi chỉ đạo bà con nông dân khẩn trương thu hoạch lúa mùa, tập trung làm đất chuẩn bị làm vụ đông với diện tích hơn 300 ha để trồng hành, tỏi, đậu tương, khoai tây, ngô...

           

Không khí ngày mùa nhộn nhịp trên cánh đồng Mường Tấc, những nón lá nhấp nhô trên tấm thảm màu vàng trải rộng dưới chân đồi, người dân đang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch, tập trung làm đất để bắt tay vào vụ đông đạt hiệu quả cao nhất.  

           

Việt Anh - Khải Hoàn

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 25/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 25/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa suy yếu và di chuyển dần ra phía Đông; khoảng đêm 25/11 được tăng cường mạnh. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có cường độ ít thay đổi. Thời tiết: Nhiều mây, không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, trời lạnh, vùng núi cao trời rét.
  • 'Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 24/11, UBND huyện Sông Mã đã tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2024, với sự tham dự của 28 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và hơn 1.500 người lao động, đoàn viên, thanh niên đến từ 19 xã, thị trấn, học sinh cuối cấp các trường THPT, THCS của huyện.
  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).
  • 'Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Huyện Quỳnh Nhai -
    Ngày 23/11, Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam VietComBank phối hợp với UBND huyện Quỳnh Nhai và xã Mường Giôn tổ chức khánh thành, bàn giao đưa vào sử dụng công trình điểm trường bản Huổi Ngà, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lả Giôn, xã Mường Giôn.  
  • 'Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Kinh tế -
    Thay đổi căn bản nhận thức của nông dân, áp dụng cải tiến kỹ thuật trong chăn nuôi; thành lập các nhóm sở thích, chủ động phòng, chống dịch bệnh, tận dụng phế phẩm nông nghiệp để tối ưu hóa nguyên liệu sản xuất; đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất… Đó là những kết quả nổi bật sau 2 năm triển khai Dự án "Năng suất chăn nuôi bền vững vì sinh kế, dinh dưỡng và hòa nhập giới" tại tỉnh Sơn La.