Tường Thượng phát triển chăn nuôi bền vững

Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, những năm qua, xã Tường Thượng (Phù Yên) đã tuyên truyền, vận động người dân tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, nâng cao thu nhập, mở ra hướng xóa nghèo bền vững cho người dân trên địa bàn.

 

Mô hình nuôi bò nhốt chuồng của nông dân xã Tường Thượng (Phù Yên).

 

Đến thăm gia đình chị Lò Thị Tinh, bản Khoa 2, một trong những hộ điển hình trong phát triển chăn nuôi của xã. Không chỉ đem lại lợi nhuận cao, mô hình chăn nuôi trâu, bò của gia đình chị còn tạo việc làm cho 3 lao động địa phương, với mức thu nhập bình quân từ 5 - 7 triệu đồng/người/tháng. Chị Tinh chia sẻ: Từ chăn nuôi nhỏ lẻ, năm 2008, nhận thấy việc chăn nuôi đại gia súc đem lại hiệu quả, gia đình tôi đã vay vốn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh huyện mở rộng quy mô trang trại chăn nuôi, đầu tư hệ thống xử lý chất thải, bảo đảm vệ sinh môi trường, mua con giống và trồng 1 ha cỏ voi, nhờ vậy, đàn gia súc luôn phát triển tốt, có thời điểm số lượng trâu, bò trong chuồng lên đến hàng trăm con. Ngoài xuất bán trâu bò thịt gia đình còn cung ứng con giống cho các dự án, mang lại thu nhập trên 1 tỷ đồng mỗi năm.

Trao đổi về vấn đề này, ông Đinh Văn Hoàn, Chủ tịch UBND xã, thông tin: Vốn là xã di vén lòng hồ thủy điện Hòa Bình, diện tích đất nông nghiệp hạn chế, để khắc phục cấp ủy, chính quyền xã đã có nhiều giải pháp để phát triển chăn nuôi phù hợp với lợi thế của từng địa bàn. Đối với các bản ven đường quốc lộ 43 (Bản Khoa 1,2; bản Chăn; bản Cải) có nhiều nương đồi, phiêng bãi, xã vận động bà con chú trọng chăn nuôi đại gia súc theo phương thức chăn thả theo khu vực quy hoạch, kết hợp nuôi nhốt chuồng để tận dụng nguồn thức ăn xanh tự nhiên, phòng chống dịch bệnh. Các bản thuộc vùng bán ngập (Bản Thon, Đồng La, Cha, Chượp) chủ yếu trồng lúa, trồng cây lương thực ngắn ngày, rau màu vụ đông, xã khuyến khích bà con nuôi lợn thịt, nuôi gia cầm lấy thịt và trứng để tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp...

Để phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững, trong năm, xã tích cực phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện mở 10 lớp tập huấn kiến thức về về chăn nuôi, thu hút trên 600 lượt người dân tham gia. Chỉ đạo các đoàn thể chính trị - xã hội, như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên đứng ra tín chấp hơn 23 tỷ đồng với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, tạo điều kiện cho gần 600 hộ vay vốn ưu đãi để đầu tư phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, xã chỉ đạo cán bộ thú y phối hợp với Ban Quản lý các bản vận động bà con xây dựng hệ thống chuồng trại mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông, hướng dẫn bà con di dời chuồng trại gia súc ra khỏi gầm sàn, nhà ở, gắn với thực hiện tiêu chí số 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mới, đến nay, trên 90% tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường. Tăng cường tận dụng những diện tích đất đồi, ven suối hoặc đất vườn trồng 50ha cỏ voi để chủ động nguồn thức ăn cho gia súc. Đồng thời, phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện hướng dẫn bà con triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Từ đầu năm đến nay, xã triển khai tiêm 4.800 liều vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng cho trâu, bò; 4.800 liều vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng và 800 liều vắc xin phòng bệnh dịch tả châu Phi cho lợn; vệ sinh, khử trùng tiêu độc tại các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm được 80.000 m²... Nhờ đó, đàn vật nuôi được duy trì và phát triển tốt. Hiện nay, toàn xã có trên 2.400 con trâu, bò, 255 con dê, 1.500 con lợn trên 2 tháng tuổi và đàn gia cầm trên 42.500 con... Nhờ đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng hàng hóa, đang mang lại nguồn thu đáng kể cho người dân, góp phần nâng thu nhập bình quân đầu người đạt 28 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 10,7%.

Mùa đông năm nay dự báo sẽ xảy ra nhiều đợt rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến đàn vật nuôi, xã Tường Thượng đã vận động bà con chủ động tăng cường dự trữ nguồn thức ăn thô cho gia súc, như rơm, cỏ khô; kiên cố chuồng trại, tuyệt đối không thả rông gia súc khi nhiệt độ xuống thấp nhằm hạn chế thiệt hại về kinh tế ở mức thấp nhất cho người dân. Về lâu dài, xã tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn người dân đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng hàng hóa; đồng thời, quy hoạch bãi chăn thả, trồng cỏ đảm bảo thức ăn cho đàn gia súc, phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cho người dân trên địa bàn.

Lò Thái
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II thành công tốt đẹp

    Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II thành công tốt đẹp

    Thể thao -
    Qua 2 ngày thi đấu, tranh tài quyết liệt ở 5 nội dung: 2km, 5km, 10km, 21km và 42km của gần 15.000 vận động viên (VĐV) trong nước và quốc tế, sáng 24-11, Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II, năm 2024, do Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV) chủ trì và phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Đồng Xoài, Tỉnh đoàn Bình Phước tổ chức, Tập đoàn Trường Tươi là nhà tài trợ chính của giải, đã diễn ra an toàn, thành công tốt đẹp.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 25/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 25/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa suy yếu và di chuyển dần ra phía Đông; khoảng đêm 25/11 được tăng cường mạnh. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có cường độ ít thay đổi. Thời tiết: Nhiều mây, không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, trời lạnh, vùng núi cao trời rét.
  • 'Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 24/11, UBND huyện Sông Mã đã tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2024, với sự tham dự của 28 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và hơn 1.500 người lao động, đoàn viên, thanh niên đến từ 19 xã, thị trấn, học sinh cuối cấp các trường THPT, THCS của huyện.
  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).