Tỏi đen Phù Yên

Nhận thấy nhu cầu của thị trường về sản phẩm tỏi đen ngày càng cao, từ tháng 5/2019, các thành viên Tổ hợp tác Sản xuất và kinh doanh tỏi Phù Yên (xã Tường Phù) đã sản xuất sản phẩm tỏi đen cung cấp ra thị trường trong và ngoài tỉnh. Sản phẩm đã nâng cao giá trị cây tỏi và tăng thêm thu nhập cho các thành viên Tổ hợp tác và người trồng tỏi.

Thành viên Tổ hợp tác Sản xuất và kinh doanh tỏi Phù Yên đóng gói sản phẩm.

 

Để sản xuất tỏi đen cần tuân thủ các quy trình kỹ thuật cơ bản: Sau thu hoạch tỏi tươi, phơi khô tỏi khoảng 2 tuần, sau đó phân loại, cắt bỏ rễ, cuống, bỏ bớt vỏ ngoài của tỏi, để sản phẩm tỏi có mẫu mã đẹp. Sau đó, xếp tỏi vào các máy làm tỏi đen theo từng tầng; duy trì nhiệt độ của lò ủ ở mức 80-850C trong khoảng 5 ngày đầu tiên, sau đó giảm dần nhiệt độ trong các ngày tiếp theo. Sau 15 ngày ủ, khi kiểm tra thấy vỏ củ tỏi khô lại, tép tỏi bên trong chuyển màu đen, dẻo, mềm và không còn mùi cay hăng của tỏi tươi thì đem sấy khô, đóng hộp, cứ 3 kg tỏi nguyên liệu sẽ chế biến được từ 1,2 - 1,5 kg tỏi đen thành phẩm. Sản phẩm tỏi đen được bảo quản bằng cách đóng lọ nhựa có nắp đậy bằng nhôm với tỏi đen một nhánh và túi bạc có khóa zip với tỏi đen nhiều nhánh, khối lượng 200 gr/lọ, túi; dán nhãn mác theo tiêu chuẩn thương hiệu đã được cấp và để nơi thoáng mát, hoặc cho vào ngăn mát của tủ lạnh, có thể sử dụng trong thời gian dài.

Bà Hà Thị Chưng, Tổ trưởng Tổ hợp tác Sản xuất và kinh doanh tỏi Phù Yên, cho biết: Hiện, Tổ hợp tác có 10 thành viên hoạt động trong lĩnh vực trồng, chế biến, kinh doanh các sản phẩm từ tỏi tía của địa phương. Trong đó, 7 thành viên trồng, cung cấp tỏi nguyên liệu và 3 thành viên sản xuất, kinh doanh tỏi đen, với 8 máy làm tỏi đen, quy mô trên 20 kg tỏi đen/tháng. Tháng 12/2019, sản phẩm tỏi đen của Tổ hợp tác được lựa chọn làm sản phẩm OCOP của tỉnh, đánh giá sản phẩm đạt 3 sao, đây là điều kiện để chúng tôi tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô sản xuất tỏi đen và các sản phẩm khác từ tỏi đen, như: Tỏi đen ngâm mật ong, tỏi đen ngâm rượu... từng bước nâng tầm giá trị các sản phẩm từ cây tỏi.

 

Tổ hợp tác đã giới thiệu sản phẩm tỏi đen tại các hội chợ, ngày hội nông sản trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra, còn trưng bày sản phẩm ở các cửa hàng kinh doanh tạp hóa, siêu thị, trong huyện, trong tỉnh, liên kết quảng bá sản phẩm trên website, mạng xã hội... Hiện nay, sản phẩm tỏi đen của Tổ hợp tác đã có mặt tại các cửa hàng tạp hóa lớn ở huyện Phù Yên, Mộc Châu, Bắc Yên, thành phố Sơn La, các tỉnh: Nam Định, Hà Nội... với giá bán 700 - 800 nghìn đồng/kg tỏi đen nhiều nhánh và 1-1,25 triệu đồng/kg tỏi đen 1 nhánh.

 

Sản phẩm tỏi đen Phù Yên đã được đóng hộp, dán nhãn thương hiệu.

 

Chị Lò Thị Ái Phượng, thành viên sản xuất tỏi đen của Tổ hợp tác Sản xuất và kinh doanh tỏi Phù Yên, chia sẻ: Trước đây, gia đình tôi kinh doanh tỏi tươi, sau khi tham gia Tổ hợp tác, gia đình tôi đầu tư 3 máy lên men tỏi, 1 máy sấy khô để làm tỏi đen. Hiện, mỗi tháng gia đình sản xuất 10 - 12 kg tỏi đen, trong đó, tỏi đen 1 nhánh chếm 2/3 số lượng thành phẩm, vì thị trường ưa chuộng hơn, thu nhập từ  8 - 10 triệu đồng/tháng. Theo khoa học, tỏi đen lên men tự nhiên có nhiều tác dụng sinh học như: Chống oxy hóa, điều biến hệ miễn dịch, ức chế tế bào ung thư; chống vi khuẩn, virus, kháng nấm; phòng bệnh mạn tính không lây... nên sản phẩm tỏi đen được khách hàng ưa chuộng.

 

Thời gian tới, Tổ hợp tác Sản xuất và kinh doanh tỏi Phù Yên tiếp tục hoàn thiện quy trình, đầu tư thêm máy móc, thiết bị nâng cao chất lượng, sản lượng tỏi đen, tạo thêm nhiều sản phẩm khác từ tỏi đen, nâng cao sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loại trên thị trường hiện nay.

Trường Sơn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Mộc Châu là huyện trọng điểm về phát triển du lịch, công tác bảo đảm phòng chống cháy nổ trên địa bàn luôn được Công an huyện quan tâm, triển khai nhiều biện pháp, gắn với tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy.
  • 'Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Khoa Giáo -
    Với phương châm “Lấy trẻ làm trung tâm” giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, Trường Mầm non Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.
  • 'Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Xã hội -
    Bằng nhiều hoạt động thiết thực, những năm qua, các cấp hội chữ thập đỏ trên địa bàn huyện Thuận Châu đã phát huy vai trò nòng cốt, là “cầu nối” trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo, khơi dậy lòng nhân ái trong cộng đồng, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội tại địa phương.
  • 'Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Sức khỏe -
    Đến với Trạm Y tế xã Yên Sơn, huyện Yên Châu, chúng tôi ấn tượng với cơ sở vật chất được đầu tư khang trang sạch đẹp, khuôn viên rộng rãi; phòng khám, điều trị được bố trí thuận tiện, có biển chỉ dẫn rõ ràng; y, bác sĩ tận tình thăm khám cho nhân dân.
  • 'Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Cải cách hành chính -
    Thực hiện phương châm tăng cường công khai giải quyết thủ tục hành chính trên cả 3 phương diện: Thành phần hồ sơ, thời gian giải quyết, phí và lệ phí, tỉnh Sơn La đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, nhiều thủ tục hành chính được rút gọn, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
  • 'Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Huyện Phù Yên có dân số trên 121 nghìn người, chủ yếu sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Việc thu hút, mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện được Bảo hiểm xã hội huyện phối hợp với các cơ quan, tổ chức đoàn thể tuyên truyền để người dân hiểu rõ mục đích, quyền lợi và lựa chọn mức đóng phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân, gia đình.