Rừng xanh bản Lềm

Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc giữ rừng- tài sản vô giá của cộng đồng, những năm qua, người dân bản Lềm, xã Huy Tân (Phù Yên) đã có nhiều cách làm hiệu quả để giữ rừng. Nhờ đó, những cánh rừng nghèo kiệt ngày nào đã dần hồi sinh, tạo màu xanh no ấm bao bọc bản làng.

 

Cán bộ kiểm lâm địa bàn và người dân bản Lềm, xã Huy Tân (Phù Yên) tuần tra bảo vệ rừng.

 

Chúng tôi đến bản Lềm, đúng thời điểm bà con đi tuần tra rừng, phát đường băng cản lửa phòng, chống cháy rừng. Mời chúng tôi cùng tham gia cùng bà con, dọc đường đi, ông Mùi Văn Hoạt, Phó trưởng bản Lềm, thông tin: Đây là thời gian cao điểm của mùa khô hanh, lại trùng với thời điểm bà con đốt nương rẫy nên nguy cơ cháy rừng rất cao. Bởi vậy, các tổ PCCCR của bản thường xuyên kiểm tra, dọn dẹp, làm đường băng cản lửa để hạn chế tối đa nguy cơ cháy rừng. Cùng với đó, chúng tôi đẩy mạnh tuyên truyền người dân nâng cao nhận thức PCCCR, hướng dẫn bà con đốt nương rẫy đúng thời gian quy định... Mừng nhất là, ý thức của người dân ngày càng nâng lên, vì vậy nhiều năm trở lại đây, không có hiện tượng chặt phá rừng, không xảy ra cháy rừng, rừng được tái sinh ngày càng xanh tốt.

 

Tham gia tuần tra rừng có rất nhiều người, mỗi người đều chuẩn bị cho mình dụng cụ khác nhau, ai nấy đều tích cực tham gia phát đường băng cản lửa. Tôi bị hút hồn bởi khung cảnh núi rừng quyện cùng làn sương giăng lãng đãng. Ông Mùi Văn Huấn, người đã nhiều năm gắn bó với bản, từng là Trưởng bản, Bí thư chi bộ, nay tuổi đã cao vẫn tích cực cùng con cháu tham gia bảo vệ rừng, kể lại: Có được màu xanh của những cánh rừng như ngày hôm nay là cả quá trình nỗ lực của người dân trong bản. Bởi trước năm 2000, rừng của bản thường xuyên bị phá để làm nương và khai thác gỗ, nhìn những cánh rừng bị tàn phá xót xa lắm. Từ năm 2000, khi Nhà nước giao đất giao rừng, nhân dân bản Lềm không còn phá rừng làm nương, khai thác gỗ nữa, mà tích cực trồng và bảo vệ rừng. Bây giờ, rừng của bản đã hồi sinh, góp phần giữ nước, chống lũ quét, xói mòn đất, đảm bảo nhu cầu nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất của người dân trong bản và các bản khác trong xã.

 

Tìm hiểu được biết, người dân bản Lềm hiện nay được giao khoanh nuôi, bảo vệ hơn 400 ha rừng, chiếm gần một nửa diện tích rừng hiện có của xã Huy Tân, khu rừng bản Lềm được coi là “lá phổi xanh” của xã. Để bảo vệ tốt diện tích rừng được giao, 150 hộ của bản Lềm được chia thành 15 tổ PCCCR, mỗi tổ có từ 10 đến 15 thành viên, có nhiệm vụ luân phiên kiểm tra, bảo vệ rừng, ngăn chặn hành vi xâm hại rừng, phát hiện sớm đám cháy, kịp thời tổ chức lực lượng ứng cứu, giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra... Đặc biệt, ngoài việc chấp hành tốt Luật Lâm nghiệp, bản còn có quy ước giữ rừng riêng, như: Tuyệt đối không được phá rừng, đốt nương, làm rãy bừa bãi, khi đi lấy củi, lấy gỗ về làm nhà phải tận dụng những cây gỗ đã bị chết, hay những cành khô về dùng; mỗi nhóm liên gia tự quản xây dựng tổ PCCCR... Ai phá rừng đều bị xử phạt nghiêm theo quy định của bản, xã, nhẹ thì năm đó không được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa; nếu vi phạm lớn thì báo cáo xã, kiểm lâm địa bàn để xử lý theo quy định của pháp luật. Nhờ đó, ý thức người dân ngày càng được nâng lên, những cánh rừng do bản bảo vệ rộng hàng trăm ha ngày càng xanh tốt. Cũng chính nhờ việc bảo vệ tốt những cánh rừng, hằng năm người dân bản Lềm được chi trả hơn 100 triệu đồng tiền khoanh nuôi bảo vệ và chi trả dịch vụ môi trường rừng. Số tiền này, được bản dùng một phần để hỗ trợ các tổ PCCCR của bản, còn lại sử dụng vào việc chung của bản như: Làm đường giao thông, xây dựng nhà văn hóa bản, mua sắm loa, đài, bàn ghế  trang bị cho nhà văn hóa bản; hỗ trợ các hoạt động văn nghệ, thể thao vào các dịp lễ, tết của bản...

 

Nhìn cánh rừng xanh của bản Lềm, thiết nghĩ, nếu các bản khác cũng có ý thức giữ rừng tốt như vậy thì những đồi trọc sẽ được phủ màu xanh của những cánh rừng, tỷ lệ che phủ của rừng trên địa bàn toàn tỉnh sẽ ngày một tăng lên.

Việt Anh
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Mộc Châu là huyện trọng điểm về phát triển du lịch, công tác bảo đảm phòng chống cháy nổ trên địa bàn luôn được Công an huyện quan tâm, triển khai nhiều biện pháp, gắn với tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy.
  • 'Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Khoa Giáo -
    Với phương châm “Lấy trẻ làm trung tâm” giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, Trường Mầm non Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.
  • 'Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Xã hội -
    Bằng nhiều hoạt động thiết thực, những năm qua, các cấp hội chữ thập đỏ trên địa bàn huyện Thuận Châu đã phát huy vai trò nòng cốt, là “cầu nối” trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo, khơi dậy lòng nhân ái trong cộng đồng, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội tại địa phương.
  • 'Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Sức khỏe -
    Đến với Trạm Y tế xã Yên Sơn, huyện Yên Châu, chúng tôi ấn tượng với cơ sở vật chất được đầu tư khang trang sạch đẹp, khuôn viên rộng rãi; phòng khám, điều trị được bố trí thuận tiện, có biển chỉ dẫn rõ ràng; y, bác sĩ tận tình thăm khám cho nhân dân.
  • 'Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Cải cách hành chính -
    Thực hiện phương châm tăng cường công khai giải quyết thủ tục hành chính trên cả 3 phương diện: Thành phần hồ sơ, thời gian giải quyết, phí và lệ phí, tỉnh Sơn La đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, nhiều thủ tục hành chính được rút gọn, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
  • 'Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Huyện Phù Yên có dân số trên 121 nghìn người, chủ yếu sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Việc thu hút, mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện được Bảo hiểm xã hội huyện phối hợp với các cơ quan, tổ chức đoàn thể tuyên truyền để người dân hiểu rõ mục đích, quyền lợi và lựa chọn mức đóng phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân, gia đình.