Những món ngon từ củ niễng

Trời dần chuyển sang thu, cũng là lúc củ niễng - sản vật đặc trưng của đồng bào dân tộc Mường ở bản Kiềng, xã Mường Cơi (Phù Yên) vào mùa. Không ngăm ngăm đắng như cháo “mắc nhung”, hay bùi béo đậm đà như xôi “khảu hang”, nhưng những món ăn được chế biến từ củ niễng kích thích vị giác bởi sự thanh mát, ngọt giòn, lạ miệng.

Người dân bản Kiềng, xã Mường Cơi (Phù Yên) thu hoạch củ niễng

Cây củ niễng khá giống cây lúa, thường được trồng ven bờ ao, vùng đất trũng hay trong những chân ruộng ngập nước. Cây dễ trồng, dễ chăm sóc, thời điểm ra giêng là thích hợp để xuống giống. Niễng giống được nông dân chọn từ những đám cây nhiều nhánh, củ to, khỏe của mùa trước. Đợi ra tết, thời tiết ấm dần, bà con sẽ tỉa những gốc niễng giống rồi cấy vào chân ruộng giống như cấy lúa. Ruộng niễng được làm cỏ hoàn toàn bằng phương pháp thủ công và không dùng bất kỳ một loại phân bón hay thuốc bảo vệ thực vật nào trong quá trình chăm sóc. Cây niễng ưa nhất là nước, nên năm nào mưa nhiều niễng càng tốt, củ mẩy, trắng và ngọt.

Ruộng niễng đủ nước nên cây phát triển tốt, cho củ mẩy, trắng và ngọt. 

Cây trồng trong gần một năm, nhưng mùa vụ thu hoạch thì chỉ rộ trong 1 đến 2 tháng. Từ tháng 7 âm lịch, cây bắt đầu nuôi củ - đó là đoạn phình to dưới gốc, trong lá mẹ. Từ tháng 8 âm lịch trở đi, cây cao quá đầu người, phần dưới gốc hình thành củ to xốp, thì bắt đầu cho thu hoạch, cây càng già, củ càng to. Sau khi chọn được những bụi củ mập mạp, bà con dùng liềm cắt sát gốc để cây mọc thêm nhánh, sau đó, bóc những lớp lá già sắc như lá mía bên ngoài để bẻ củ nằm sát tận trong lõi gốc.

Ông Hà Văn Si, bản Kiềng, xã Mường Cơi, kể: Trước đây, người dân thường trồng niễng ở các góc ao để tránh sạt lở bờ ao, nên cứ mỗi lần dắt trâu ra đồng thả, chúng tôi hái những bẹ cây củ niễng to nhất, dùng tay bóc hết lớp bẹ vỏ xốp màu nâu tím, được củ niễng trắng nõn, lau qua vạt áo, rồi cùng nhau thưởng thức, vị ngọt nhẹ, thanh mát thật khó quên.

Củ niễng thu hoạch về được bà con bóc lớp bẹ vỏ cứng bên ngoài 

Củ niễng có thể chế biến được nhiều món, như, niễng xào hành, xào trứng, xào tim cật... Nhưng, ngon nhất vẫn là củ niễng xào thịt bò. Để làm được món này, cần chọn những củ tươi non, đem rửa sạch, để ráo nước, cắt thành những lát xéo mỏng; tỏi bóc vỏ cho vào chảo phi thơm, cho phần thịt bò đã ướp vào xào to lửa, chín tới thì cho ra bát để riêng. Dùng luôn chảo vừa xào thịt bò, thêm chút dầu ăn rồi cho củ niễng vào xào, nêm gia vị cho vừa miệng, khi chín tới thì cho thịt bò, hành hoa cắt khúc vào đảo cùng. Món niễng xào thịt bò có vị thơm ngọt đậm đà của thịt bò tươi, ngọt giòn, thanh của củ niễng, quyện với gia vị thơm phức, ai từng được thưởng thức sẽ nhớ mãi.

Món củ niễng xào thịt bò.

Hiện nay, củ niễng được xem là một loại rau sạch, đảm bảo an toàn, nên mặc dù bán với giá khá cao từ 80 đến 100 nghìn đồng/kg, nhưng vẫn được khá đông người sành ăn lựa chọn, nhiều tiểu thương tìm mua để cung cấp cho các quán ăn, nhà hàng trên địa bàn trong huyện, trong tỉnh.

Lò Thái
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư

    Phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư

    Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, lựa chọn nhà đầu tư các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư, khu đô thị ở tỉnh ta những năm gần đây được các cấp, các ngành quan tâm, góp phần tăng nguồn cung bất động sản, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
  • 'Dạy thực chất, học thực chất

    Dạy thực chất, học thực chất

    Khoa Giáo -
    Tập trung đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt”, đưa việc “Dạy thực chất, học thực chất” ngày càng đi vào chiều sâu, đã góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của huyện Mai Sơn.
  • 'Chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động

    Chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động

    Xã hội -
    Với phương châm “Hướng về cơ sở, vì người lao động”, các cấp công đoàn của huyện Thuận Châu đã cụ thể hóa các phong trào thi đua phù hợp với cơ quan, đơn vị; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, đoàn viên, công chức, viên chức, người lao động.
  • 'Sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững ở Mường Sang

    Sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững ở Mường Sang

    Kinh tế -
    Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững, phường Mường Sang, thị xã Mộc Châu đã vận động, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ dân thực hiện sản xuất theo hướng hữu cơ, tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp sạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • 'Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

    Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

    Xã hội -
    Huyện đoàn Mường La có 27 cơ sở đoàn, với gần 11.500 đoàn viên. Với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, tuổi trẻ của huyện đã phát huy sức trẻ, lòng nhiệt huyết và tinh thần cống hiến, triển khai nhiều công trình, phần việc thiết thực vì cuộc sống cộng đồng.
  • 'Quỳnh Nhai nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

    Quỳnh Nhai nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

    Xây dựng Đảng -
    Nghiêm túc quán triệt các nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở đảng bộ xã, phường, thị trấn gắn với củng cố hệ thống chính trị cơ sở”, Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt mọi mặt trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng Đảng bộ ngày càng trong sạch vững mạnh.
  • 'Phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Hạn chế thấp nhất tình trạng cháy, nổ, huyện Sông Mã đã tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường kiểm tra, hướng dẫn nhân dân các biện pháp phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
  • 'Chủ động bảo vệ rừng mùa khô

    Chủ động bảo vệ rừng mùa khô

    Xã hội -
    Huyện Phù Yên có gần 62.190 ha rừng, với độ che phủ rừng đạt trên 49,6%. Đang là kỳ cao điểm mùa khô hanh, huyện đã chủ động triển khai nhiều biện pháp bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng.