Nâng cao thương hiệu gạo Phù Yên

Cánh đồng Mường Tấc của huyện Phù Yên là một trong những cánh đồng lớn nhất của vùng Tây Bắc, được lưu truyền trong câu ca “Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc”. Hiện nay, việc chuyển đổi phương thức sản xuất lúa tại các xã vùng trọng điểm lúa của huyện đang góp phần tích cực trong việc nâng cao giá trị sản phẩm, tạo động lực để hướng tới nâng tầm thương hiệu gạo Phù Yên trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

 

Thành viên HTX dịch vụ nông nghiệp Quang Huy, huyện Phù Yên giới thiệu sản phẩm gạo hữu cơ cho khách hàng.

 

Cánh đồng Mường Tấc có tổng diện tích khoảng 1.600 ha, khá bằng phẳng, nằm dọc theo dòng suối Tấc. Những năm gần đây, người trồng lúa trên địa bàn huyện đã đưa các giống lúa chất lượng cao như J02, BC15 và Đài thơm 8 vào sản xuất. Đồng thời, áp dụng phương pháp hữu cơ vào trồng lúa, góp phần tạo bước tiến mới cho sản xuất lúa. Năm 2019, HTX dịch vụ nông nghiệp Quang Huy đã liên kết với Công ty cổ phần tập đoàn Quế Lâm, Công ty cổ phần tập đoàn Bảo Minh sản xuất vụ lúa xuân theo hướng hữu cơ. Theo đó, 30 ha lúa được trồng thử nghiệm sinh trưởng phát triển tốt, có khả năng chống, chịu sâu bệnh cao; công chăm sóc giảm đáng kể so với phương pháp sản xuất cũ. Chất lượng sản phẩm gạo tăng lên, giá bán bình quân khoảng 25 nghìn đồng/kg, cao hơn từ 2,5 - 3,7 nghìn đồng/kg so với trước đây.

UBND huyện Phù Yên đã xây dựng Dự án “Hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm gạo liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm” mới hỗ trợ người dân trồng lúa hữu cơ. Theo đó, đã có trên 1.000 hộ dân ở hai xã Huy Tân, Quang Huy tham gia với diện tích trồng lúa trên 130 ha lúa hữu cơ. Sau 2 vụ trồng thử nghiệm đầu tiên đã cho thấy tính ưu việt, khả năng chống chịu sâu bệnh, chất lượng và năng suất lúa cao hơn đáng kể so với phương pháp truyền thống. Đồng thời, phối hợp với các doanh nghiệp cung cấp phân bón, vật tư nông nghiệp, tư vấn kỹ thuật sản xuất cho người trồng lúa. Đến năm 2022, dự án đã thu hút trên 1.300 hộ dân tham gia sản xuất lúa hữu cơ với diện tích trên 210 ha, UBND huyện tiếp tục hỗ trợ một phần vốn mua vật tư nông nghiệp cho các hộ tham gia trồng lúa hữu cơ trong vụ mùa năm 2022.

Bà Bạc Thị Lưu, thành viên HTX dịch vụ nông nghiệp Quang Huy, cho biết: Sau khi tham gia sản xuất lúa hữu cơ, bản thân tôi nhận thấy việc áp dụng phương pháp sản xuất này không chỉ đạt hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng lúa theo phương pháp truyền thống mà còn góp phần bảo vệ môi trường do không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất.

Trao đổi về vấn đề nay, bà Đinh Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Phù Yên cho biết: Phù Yên hiện có 130 ha trồng lúa được cấp giấy chứng nhận sản xuất hữu cơ (HTX dịch vụ nông nghiệp Quang Huy 126 ha và cùng các hộ liên kết sản xuất 4 ha). Sản phẩm gạo Phù Yên đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ, nhờ vậy, giá trị và thương hiệu sản phẩm gạo đang từng bước được khẳng định, tạo sức lan tỏa sâu rộng, góp phần thay đổi tư duy sản xuất của nhân dân các xã vùng trọng điểm lúa. Hiện nay, UBND huyện đang chỉ đạo các địa phương rà soát, thống kê số hộ dân có mong muốn tiếp cận với cách thức sản xuất lúa hữu cơ. Trên cơ sở đó, chúng tôi tổ chức các đợt tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho các hộ trồng lúa, từng bước mở rộng diện tích trồng lúa hữu cơ, đảm bảo nguồn cung cấp sản phẩm gạo cho các doanh nghiệp, người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

UBND huyện Phù Yên chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn tham mưu, đề xuất các phương án phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ để đăng ký, xây dựng thương hiệu. Đồng thời, quảng bá thương hiệu gạo Phù Yên đến người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Chị Cầm Thị Ngân, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Quang Huy, chia sẻ: HTX hiện có 126 ha lúa chất lượng cao sản xuất theo phương pháp hữu cơ, năng suất bình quân đạt từ 6-7 tấn/ha/vụ; mỗi vụ xuất bán từ 200-250 tấn gạo cho các thương lái ở Hà Nội, Thái Nguyên cùng một số tỉnh khác, giá bán bình quân 25 nghìn đồng/kg. Hiện nay, HTX đang chuẩn bị liên kết với các hộ dân mở rộng thêm 50 ha sản xuất lúa hữu cơ, ưu tiên ruộng liền khoảnh, nhằm đảm bảo việc theo dõi quy trình. Từ đó, giữ vững uy tín, thương hiệu gạo đã xây dựng được trong thời gian qua.

Nâng cao năng suất, chất lượng, giá thành sản phẩm và thương hiệu sản phẩm gạo hữu cơ, bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng, huyện Phù Yên tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hướng dẫn các xã mở rộng diện tích, tạo bước phát triển bền vững cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp.

Khải Hoàn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Quốc phòng -
    Triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, tạo sự chuyển biến vững chắc về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện sát với tình hình của đơn vị, tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, phong trào, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu biểu”.
  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
  • 'Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động trên vùng đất quần cư lâu đời của nhiều dân tộc, với sự đan xen, dung hòa các giá trị văn hóa đậm bản sắc, cùng nhiều di tích lịch sử, các nhà máy thủy điện và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, hội viên Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Mường La đã có nhiều tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, giới thiệu hình ảnh quê hương Mường La với bạn bè trong và ngoài tỉnh.
  • 'Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Kinh tế -
    Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, livestream bán hàng đã tạo nên một làn sóng mới trong thương mại điện tử, nhất là bán sản phẩm nông sản. Với tính tương tác cao, khả năng giới thiệu sản phẩm chi tiết và minh bạch, livestream đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.