Mường Bang hồi sinh sau lũ

Trong hai năm, 2017-2018 xã Mường Bang (Phù Yên) phải hứng chịu nhiều trận mưa lũ chưa từng có tại địa phương, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Để ổn định cuộc sống người dân, cấp ủy, chính quyền địa phương đã tập trung khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất. Bây giờ, cuộc sống mới đang trở lại, Mường Bang đang từng bước hồi sinh.

 

Nông dân bản Sọc, xã Mường Bang (Phù Yên) phát triển cây ăn quả.

 

Theo thống kê, mưa, lũ làm 1 người chết, 2 người bị thương nặng; 15 nhà bị cuốn trôi hoàn toàn; 180 hộ phải di dời; gần 70 ha lúa bị vùi lấp; nhiều công trình giao thông, thủy lợi, trường học bị hư hỏng nặng... ước tính thiệt hại gần 100 tỷ đồng. Để khắc phục hậu quả, cùng với sự giúp đỡ của các cấp, xã Mường Bang đã huy động hàng nghìn ngày công của các lực lượng trong xã và ngoài xã giúp nhân dân di chuyển tài sản, dựng lán ở tạm, sửa chữa các điểm giao thông bị ách tắc; phân phối nguồn cứu trợ đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng, công khai, dân chủ. Tiếp nhận đầu tư xây dựng 3 điểm tái định cư cho 97 hộ dân trên địa bàn xã tại bản Sọc, bản Chùng và bản Bang, ổn định đời sống.

Cùng với đó, xã đã tập trung huy động, lồng ghép các nguồn lực khôi phục diện tích sản xuất bị vùi lấp, hỗ trợ con giống, cây trồng cho nhân dân; phối hợp với các đơn vị liên quan mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật theo nguyện vọng của người dân; tín chấp với tổ chức tín dụng giúp hội viên, đoàn viên vốn vay, với tổng dư nợ hiện nay hơn 23 tỷ đồng. Đồng thời, chỉ đạo các bản phối hợp với các tổ thủy nông cơ sở kiểm tra, vận hành hiệu quả 13 công trình thủy lợi; nạo vét, phát dọn kênh mương... Nhờ đó, nhiều diện tích lúa, hoa màu bị vùi lấp đã được khôi phục. Hiện nay, nhân dân đang tập trung thâm canh 448 ha lúa, hơn 130 ha ngô, sắn và hơn 10 ha cây rau màu; chăm sóc gần 80 ha cây ăn quả. Người dân tập trung phát triển chăn nuôi với gần 5.300 con gia súc, trên 19.000 con gia cầm, duy trì gần 15 ha cỏ voi; khoanh nuôi, quản lý, bảo vệ hơn 7.490 ha rừng...

Đến bản Sọc mùa này, trên những sườn đồi là vườn cam đang vào vụ thu hoạch. Do ảnh hưởng của đợt mưa, lũ năm 2017 và 2018, bản có 3 hộ bị cuốn trôi nhà, gần 10 ha lúa ruộng bị vùi lấp, hàng nghìn cây ăn quả các loại bị cuốn trôi. Nhờ sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, địa phương, nhiều hộ đã chuyển diện tích ngô, sắn kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả có múi. Hiện nay, nhân dân trong bản đang chăm sóc hơn 12 ha cây ăn quả, duy trì gần 1.000 con gia súc; thâm canh hơn 10 ha lúa nước, trồng hơn 30 ha ngô, sắn. Qua các đợt tuyển dụng lao động, bản có 100 người đi làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp trong và ngoài huyện. Là 1 trong 3 hộ của bản bị thiệt hại nặng nề do mưa, lũ năm 2017, anh Phùng Trọng Thông nhớ lại: Ngay sau khi xảy ra mưa lũ, gia đình được giúp đỡ ngày công dựng lại nhà, hỗ trợ tiền để khôi phục sản xuất. Đến nay, 150 cây cam Vinh được hỗ trợ từ Chương trình 30a bắt đầu cho thu hoạch; ngoài ra, gia đình tôi còn nuôi 8 con bò, chuyển đổi gần 2 đất trồng sắn và thuê hơn 5 ha đất của một số hộ ở xã Mường Cơi trồng cây cóc, cam và cây gáo; thu nhập trung bình đạt hơn 200 triệu đồng/năm.

Đồng chí Phùng Thị Quang, Bí thư Đảng ủy xã, thông tin thêm: Mường Bang là xã vùng 2, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất còn hạn chế, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên thiếu bền vững, tỷ lệ hộ nghèo còn gần 40%. Khắc phục tình trạng trên, cấp ủy, chính quyền xã đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức, chuyển đổi diện tích đất bạc màu sang trồng cây ăn quả như: xoài, cam, nhãn...; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư hỗ trợ sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng; tập trung thực hiện các khâu đột phá trong phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới...

Mường Bang đang từng ngày thay đổi, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Ngoài sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và người dân nơi đây, xã vẫn cần sự quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ vốn vay, xây dựng mô hình điểm về phát triển kinh tế, chuyển giao khoa học kỹ thuật của các cấp, ngành, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững để Mường Bang ngày một phát triển.

Trần Hiền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 30/10/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 30/10/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa có cường độ ổn định, sau suy yếu chậm. Thời tiết: Mây thay đổi, không mưa, đêm và sáng sớm trời lạnh, vùng núi cao có nơi trời rét, ngày nắng.
  • 'Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Thời sự - Chính trị -
    Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 30/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La tham gia thảo luận tại tổ đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
  • 'Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Quốc phòng -
    Triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, tạo sự chuyển biến vững chắc về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện sát với tình hình của đơn vị, tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, phong trào, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu biểu”.
  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.