Khai thác tiềm năng, mở rộng vùng trồng lúa hữu cơ

Phù Yên là một trong những địa phương có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, huyện đã quy hoạch 4 tiểu vùng phát triển kinh tế, trong đó, tiểu vùng II là vùng trọng điểm lúa, gồm 9 xã (Huy Hạ, Huy Bắc, Huy Tường, Huy Thượng, Huy Tân, Quang Huy, Tường Phù, Gia Phù, Tường Thượng), tổng diện tích 1.300 ha nằm trên cánh đồng Mường Tấc, với nguồn nước dồi dào từ suối Tấc được cung cấp bởi hồ Suối Chiếu xã Mường Thải.

Cánh đồng Mường Tấc (Phù Yên).

Ảnh: Phan Hưng

Từ nhiều năm nay, việc canh tác lúa trên cánh đồng Mường Tấc đã được bà con áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, như cấy lúa theo kỹ thuật thâm canh cải tiến SRI, hiệu ứng hàng biên và đẩy mạnh đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Hằng năm, huyện đều tổ chức khảo nghiệm, trình diễn nhiều mô hình giống lúa mới chất lượng cao. Đặc biệt, năm 2019, huyện Phù Yên đã xây dựng Dự án “Hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm gạo liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm”; qua đó, từng bước hình thành vùng sản xuất gạo ổn định, an toàn, gắn với chuỗi giá trị theo quy trình sản xuất lúa gạo hữu cơ, nâng cao chất lượng, bảo vệ môi trường bền vững thông qua phương pháp quản lý sản xuất, xây dựng thương hiệu gạo Phù Yên. Với nguồn vốn gần 3,3 tỷ đồng từ chương trình khuyến nông quốc gia, nguồn sự nghiệp kinh tế và nguồn xây dựng nông thôn mới, huyện đã hỗ trợ, hướng dẫn bà con xây dựng các mô hình trồng lúa hữu cơ. Bắt đầu từ vụ xuân 2019, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đã triển khai xây dựng mô hình 20 ha lúa hữu cơ tại bản Búc, Tường Quang và bản Cang, xã Quang Huy, với cơ cấu giống lúa Đài thơm 8, J01 và J02. Đồng thời, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện đã phối hợp với Tâp đoàn Quế Lâm tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất từ khâu làm đất, gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch và bao tiêu sản phẩm.

Bà Bạc Cầm Thị Xiêng, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho biết: Đến nay, Dự án đã triển khai được 4 vụ lúa liên tiếp, gồm 2 vụ xuân và 2 vụ mùa, với tổng diện tích 150 ha, điểm nổi bật, đã giải quyết được 2 vấn đề cơ bản là tổ chức sản xuất và an toàn thực phẩm. Tất cả các hộ tham gia mô hình đều nằm trong vùng quy hoạch sản xuất lúa tập trung, việc xây dựng mô hình đã thúc đẩy hình thức sản xuất trên cánh đồng lớn, bảo đảm chủ động tưới tiêu, tạo thuận lợi đưa cơ giới hóa vào sản xuất và áp dụng vào quy trình sản xuất an toàn, tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn và đầu ra cho sản phẩm.

Việc xây dựng các mô hình trồng lúa hữu cơ đã góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi phương thức canh tác của người dân địa phương theo hướng không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, mà chỉ sử dụng phân hữu cơ vi sinh, phân chuồng hoai mục, tạo ra sản phẩm nông sản sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giúp khôi phục và duy trì hệ sinh thái đồng ruộng, bảo vệ độ phì nhiêu của đất, bảo vệ thiên địch và các loài thủy sinh trong ruộng lúa. Theo ghi nhận của cán bộ kỹ thuật và nông dân, trên mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ lúa ít bị sâu bệnh. Đặc biệt, đến nay không còn tình trạng vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật vứt bừa bãi tại các bờ ruộng, bà con đã có ý thức chấp hành quy trình chăm sóc bằng phân hữu cơ, giúp cây lúa tăng trưởng và cải tạo đất, giảm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, bảo vệ an toàn cho người sản xuất và người tiêu dùng. Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, việc trồng lúa hữu cơ sau 4 vụ liên tiếp cho thấy giá trị kinh tế bình quân cao hơn trồng lúa theo phương pháp truyền thống khoảng 8,3 triệu đồng/ha. Sản phẩm lúa hữu cơ sau khi thu hoạch để lâu không bị mối, mọt, chất lượng gạo ngon hơn, giá trị 1 kg gạo trồng theo hướng hữu cơ cao hơn từ 5-7.000 đồng so với gạo trồng theo phương pháp thông thường. Nếu như chi phí cho 1 ha trồng lúa hữa cơ khoảng 28 triệu đồng/ha, giá trị thu về là 56 triệu đồng/ha, trừ các khoản chi phí, lãi từ 11-15 triệu đồng/ha. Trong khi đó, chi phí cho 1 ha trồng lúa truyền thống là 21 triệu đồng/ha; thu 47 triệu đồng/ha, trừ các khoản chi phí, lãi chỉ khoảng từ 6,6-9,5 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó, huyện đang đẩy mạnh việc kết nối bao tiêu sản phẩm và hỗ trợ xây dựng tem, nhãn, bao bì, đăng ký chuyển đổi hữu cơ. Huyện cũng đã tổ chức làm việc với Hiệp hội hữu cơ, Viện công nghệ xanh và các nhà khoa học, các doanh nghiệp; kết nối với HTX dịch vụ nông nghiệp Quang Huy ký hợp đồng liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm với Công ty cổ phần kinh doanh chế biến nông sản Bảo Minh, bảo đảm ổn định đầu ra cho sản phẩm gạo hữu cơ.

 

Mô hình trồng lúa hữu cơ tại xã Quang Huy (Phù Yên).

Thời gian tới, huyện Phù Yên tập trung duy trì sản xuất 150 ha lúa hữu cơ; đồng thời, tiếp tục tuyển chọn giống lúa chất lượng cao và rà soát, lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ bà con mở rộng thêm 100 ha trong năm tới. Hoàn thiện thủ tục hồ sơ cấp chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm lúa, gạo Phù Yên, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm OCOP gạo Phù Yên; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu và liên kết tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

Ngọc Thuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng

    Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng

    Xây dựng Đảng -
    Công tác cải cách hành chính trong Đảng là nội dung quan trọng, góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác CCHC trong các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ.
  • 'Ngăn chặn trẻ em lao động trái pháp luật

    Ngăn chặn trẻ em lao động trái pháp luật

    Xã hội -
    Là trung tâm công nghiệp của tỉnh Sơn La, huyện Mai Sơn có nhiều công ty, doanh nghiệp, cơ sở chế biến nông sản đang hoạt động, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ thu hút trẻ em lao động trái pháp luật. Vì vậy, huyện luôn quan tâm phòng ngừa lao động sớm ở trẻ em.
  • 'Lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn

    Lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn

    Xây dựng Đảng -
    Xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, phù hợp thực tế; chủ động đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, Đảng bộ Sở Giao thông Vận tải đã chỉ đạo các chi bộ trực thuộc phát huy vai trò hạt nhân chính trị, thực hiện tốt nhiệm vụ các lĩnh vực quản lý của ngành.
  • 'Đa dạng các sản phẩm du lịch tạo sự khác biệt

    Đa dạng các sản phẩm du lịch tạo sự khác biệt

    Du lịch -
    Cùng với chú trọng củng cố tổ chức hội vững mạnh, thời gian qua, Hiệp hội Du lịch tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp giúp hội viên phát triển thêm sản phẩm du lịch mới, thu hút du khách tới tham quan, trải nghiệm tại các khu, điểm du lịch của tỉnh Sơn La.
  • 'Tư vấn, giải quyết việc làm cho người lao động

    Tư vấn, giải quyết việc làm cho người lao động

    Xã hội -
    Những năm qua, huyện Sông Mã đã kết nối với các đơn vị tuyển dụng lao động tổ chức hội nghị thông tin về thị trường lao động tại các xã, bản; tổ chức ngày hội tư vấn giới thiệu việc làm, giúp người lao động tìm được việc làm phù hợp, có thu nhập ổn định, góp phần thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.
  • 'Tăng cường phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

    Tăng cường phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

    VẤN ĐỀ HÔM NAY -
    Từ đầu năm đến nay, các ngành chức năng, chính quyền các địa phương trong tỉnh Sơn La đã tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Đồng thời, triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi, nhất là đối với đồng bào vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn của tỉnh, góp phần ổn định sản xuất, tạo việc làm, thu nhập cho nông dân.
  • 'Bảo vệ cây trồng trước hiện tượng thời tiết cực đoan

    Bảo vệ cây trồng trước hiện tượng thời tiết cực đoan

    Xã hội -
    Sương muối và mưa đá là những hiện tượng thời tiết cực đoan gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng. Các địa phương trong tỉnh đang chủ động triển khai các biện pháp bảo vệ các loại cây vụ đông và cây trồng lâu năm trước tác động bất lợi của thời tiết.