Chuyện về những thầy giáo cắm bản

“Điểm trường Đá Đỏ chỉ cách trung tâm xã mười cây số, nhưng phụ nữ không thể tự vào đó một mình được đâu, mùa này bà con lên nương thu hoạch dong riềng, nhà nào cũng khóa cửa nên khó tìm người để hỏi đường lắm, tôi sẽ cùng một tri thức trẻ làm hoa tiêu dẫn chị vào đó”. Đó là lời của Chủ tịch UBND xã Kim Bon (Phù Yên) Bàn Văn Châu khi biết tôi có ý định vào thăm điểm trường tiểu học cắm bản.

 

Một giờ học của thầy và trò điểm Trường Tiểu học Đá Đỏ.

 

Quả thực đúng như lời ông Châu nói, không tính quãng đường 40 km từ trung tâm huyện lên xã Kim Bon đã vô cùng khó khăn do đường sử dụng nhiều năm đã xuống cấp, cùng với nhiều điểm sạt lở sau trận lũ quét vừa qua tuy đã được khắc phục, nhưng vẫn rất khó đi. Đoạn đường mười cây số từ trung tâm xã đến điểm trường tiểu học Đá Đỏ, nếu tay lái “non” chắc chắn sẽ không dễ dàng vượt qua. Đường tuy to, ô tô vào được tận bản nhưng đã xuống cấp, những trận mưa nơi rẻo cao này đã rửa trôi hết lớp đất thịt, trơ lại toàn đá tai mèo, khiến chiếc xe số của chúng tôi cứ ì ạch cài số một mà leo dốc. Con đường một bên là núi, một bên là vực sâu thăm thẳm, với vô số lần lên dốc xuống đèo, thỉnh thoảng có đoạn gặp những đoạn xóc tưởng bay ra khỏi xe, làm tôi sợ xanh mặt. Ông Châu vừa lái xe vừa trấn an: Chị yên tâm ngồi chắc vào nhé, đường này tôi đi quen rồi, qua hết con dốc này là đến điểm trường thôi.

Sau hơn 30 phút gồng người vượt qua quãng đường tưởng không thể đi nổi, chúng tôi đến được điểm trường đúng vào giờ học chiều của các em học sinh. Thầy giáo Hà Văn Phiêng, Khu Trưởng tại điểm trường tiểu học Đá Đỏ niềm nở đón chúng tôi. Trong ngôi nhà gỗ 2 gian đã cũ, thầy rót nước mời khách, không quên hỏi thăm những trở ngại mà chúng tôi đã gặp phải trên quãng đường vào đây. Thầy Phiêng bảo: Ở đây có tất cả 42 em học sinh theo học chia đều 3 khối lớp từ lớp 1 đến lớp 3. Tôi cùng hai thầy giáo trẻ nữa đảm nhận nhiệm vụ giảng dạy tại đây, mỗi thầy một lớp dạy đều đặn các buổi sáng từ thứ hai đến thứ sáu và hai buổi chiều thứ ba và thứ tư. Có trường, có lớp, học sinh không lo “thất học” nhưng hành trình đến với con chữ của các em cũng gian khổ và vất vả như con đường vào đây vậy. 100% các em đều là con em dân tộc Mông, ở bản đặc biệt khó khăn của xã, tỷ lệ hộ nghèo còn cao nên tỷ lệ chuyên cần của các em ở đây rất thấp. Nhớ lại mấy năm trước, ở điểm trường thường xuyên có hiện tượng nghỉ học, nhất là khi vào vụ thu hoạch lúa nương, ngô hay dong riềng… Các cháu thường theo cha mẹ lên nương. Có những ngày, các thầy đến lớp nhưng không có trò nào, lại phải đến từng nhà vận động các em đến trường để học. Có hôm đón được em này về trường rồi lại đi đón em khác, về đến nơi, em học sinh đón đầu tiên đã về nhà.

Yêu nghề, mến trẻ, tuy gian nan, vất vả là thế nhưng những giáo viên cắm bản ở nơi đây không hề phàn nàn dù chỉ một lời. Với họ, chặng đường mang con chữ về bản tuy gập ghềnh nhưng được đứng trên bục giảng truyền đạt kiến thức cho các em học sinh nơi vùng cao khó khăn này là một niềm vui, niềm tự hào. Thầy giáo Lò Văn Dũng, 25 tuổi, hiện đang phụ trách dạy lớp 1 với 14 học sinh, chia sẻ: Tốt nghiệp ra trường, tôi được phân công về dạy tại điểm trường Đá Đỏ, nhà tôi ở bản Phố Mới (Gia Phù) vì dạy cách nhà hơn 40 km nên cả tuần tôi mới về thăm vợ con một lần. Mỗi lần về, tôi lại chở gạo, rau và đồ khô lên trường để làm lương thực cho tuần sau. Thời gian ở trường còn nhiều hơn ở nhà, mãi thành quen, không được lên lớp để dạy trẻ làm toán, không được nghe tiếng bi bô tập đánh vần, tôi nhớ lắm.

Chuyến lên bản lần này khiến chúng tôi thêm cảm phục nghị lực của các thầy giáo cắm bản hết lòng vì học sinh đồng bào dân tộc. Chia tay các thầy tại điểm Trường Tiểu học Đá Đỏ khi ngày Nhà giáo Việt Nam đang gần kề, chúng tôi thầm chúc cho các thầy có thật nhiều sức khỏe, luôn “vững tay lái” để như những người lái đò thầm lặng đưa con chữ đến các thế hệ học sinh nghèo nơi đây.

 

Lò Thái (CTV)

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

    Phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

    An ninh trật tự -
    Đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống các loại tội phạm ngay từ cơ sở, Công an xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, tăng cường tuyên truyền pháp luật, phối hợp tuần tra, kiểm soát tại các khu vực có nguy cơ cao về tội phạm, củng cố các nhóm liên gia tự quản, tổ an ninh trật tự tại các bản.
  • 'Vân Hồ xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp

    Vân Hồ xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp

    Khoa Giáo -
    Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, các trường học trên địa bàn huyện Vân Hồ đã tích cực thực hiện phong trào xây dựng “Trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện”, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
  • 'Huổi Một nỗ lực vươn lên

    Huổi Một nỗ lực vươn lên

    Xã hội -
    Xã Huổi Một là một trong những xã khó khăn huyện Sông Mã. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trên địa bàn luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, vươn lên thoát nghèo.
  • 'Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

    Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

    Du lịch -
    Mộc Châu là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, khai thác lợi thế đó, huyện Mộc Châu quan tâm, khuyến khích phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch trải nghiệm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • 'Có Nàng chung sức xây dựng nông thôn mới

    Có Nàng chung sức xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Về bản Có Nàng, xã Chiềng Khay, huyện Quỳnh Nhai, những ngày cuối năm, chúng tôi cảm nhận rõ sự đổi thay nơi đây. Những con đường bê tông mới, những ngôi nhà kiên cố, khang trang ngày một nhiều hơn, dịch vụ, hàng hóa đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân. Đặc biệt, tuyến đường vào bản được chiếu sáng bởi hai hàng bóng điện năng lượng mặt trời, như tiếp thêm động lực cho bản vùng cao ngày một phát triển.
  • 'Thực hiện quy định về sử dụng lao động trẻ em

    Thực hiện quy định về sử dụng lao động trẻ em

    Xã hội -
    Quan tâm xây dựng môi trường an toàn và lành mạnh, tạo điều kiện cho trẻ được học tập, vui chơi, giải trí, huyện Yên Châu chú trọng công tác bảo vệ, ngăn chặn tình trạng trẻ em tham gia lao động trái quy định pháp luật, đảm bảo các em được phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.
  • 'Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Xã hội -
    Theo giới thiệu của ông Đỗ Quốc Hưng, Trưởng Chi nhánh Quỹ bảo vệ phát triển rừng Thuận Châu - Quỳnh Nhai, chúng tôi về xã Nậm Lầu, là xã có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế và cũng là một trong những xã có diện tích rừng lớn của huyện Thuận Châu. Những năm qua, chủ trương, chính sách về bảo vệ, phát triển rừng được cấp ủy, chính quyền xã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện hiệu quả. Trong đó, tập trung bảo vệ rừng đặc dụng, phòng hộ, phát triển rừng sản xuất, phủ xanh đất trống, đồi trọc, tạo điều kiện cho nhân dân có thêm sinh kế, thu nhập từ nghề rừng.
  • 'Hiệu quả chương trình giảm nghèo ở Tà Xùa

    Hiệu quả chương trình giảm nghèo ở Tà Xùa

    Xã hội -
    Cuối tháng 11, chúng tôi có dịp trở lại xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên. Nằm ở độ cao trên 1.600 m so với mực nước biển, nên mùa đông nơi đây lạnh cắt da, cắt thịt. Xã có 4 bản, 574 hộ, trên 3.500 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã đã triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.