Chiếc quạt đa năng của học sinh ở Suối Bau

Trong chuyến công tác về xã Suối Bau (Phù Yên), chúng tôi rất ấn tượng về chiếc quạt “đa năng” dùng sức nước để phục vụ sinh hoạt của bà con nơi đây. Hỏi ra mới biết, đó là sản phẩm vừa đoạt giải Nhất Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Sơn La lần thứ 4, năm 2019, của các em học sinh Trường Tiểu học - THCS Suối Bau.

 

Em Sồng A Sỳ, học sinh Trường Tiểu học, THCS xã Suối Bau hướng dẫn bà con bản Suối Chèo sử dụng quạt bằng sức nước.

 

Để tìm hiểu, chúng tôi đến trường để gặp em Sồng A Sỳ, lớp 9A và em Mùa Thanh Vân (hiện học lớp 10 tại Trường PTDT nội trú tỉnh) là tác giả của ý tưởng sáng tạo này, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Bùi Văn Tiến. Em Sồng A Sỳ chia sẻ: Được thầy cô trong trường phát động tham gia Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Sơn La, xuất phát từ thực tế tại nơi em sinh sống là nguồn nước sạch còn hạn chế, còn nhiều hộ chưa được sử dụng điện lưới quốc gia, nên chúng em đã nảy ra ý tưởng làm chiếc quạt “đa năng” bằng sức nước làm từ những vật liệu tái chế. Với ưu điểm: Đơn giản, thiết kế gọn, nhẹ, an toàn, di động và thân thiện với môi trường mà giá thành chỉ khoảng 100 nghìn đồng. Để tạo ra chiếc quạt này, chúng em được thầy Bùi Văn Tiến tận tình hướng dẫn, sau 3 tháng chiếc quạt hoàn thành. Khi chạy thử nghiệm thành công, thầy và trò ai cũng mừng và hy vọng sản phẩm của mình sẽ giải quyết được khó khăn cho nhiều gia đình chưa có điện trên địa bàn xã.       

Sau đó, em Sỳ giới thiệu cho chúng tôi hiểu thêm về công dụng, nguyên lý hoạt động và cách làm ra sản phẩm. Chiếc quạt “đa năng” có 2 công dụng: Vừa tạo ra gió làm mát vừa có thể tạo ra dòng điện thắp sáng. Nguyên liệu của chiếc quạt này gồm: 1 dyamo xe đạp (thiết bị dùng để chuyển hóa cơ năng thành điện năng), tấm nhôm để làm hộp chứa nước, tôn lá tạo vành đĩa bánh xe nước; ống nhựa hoặc vỏ lon bia để làm máng nước của bánh xe nước; 1 cánh quạt, bóng đèn. Sau đó, tiến hành tạo bánh xe nước bằng cách gắn ống nhựa vào giữa hai tấm tôn nghiêng khoảng 30 độ so với mặt phẳng nhằm tạo ra lực lớn nhất. Tâm của hai tấm tôn gắn cố định với trục truyền chuyển động (trục bánh xe nước) và nối trực tiếp với cánh quạt và bánh xe truyền chuyển động cho dyamo. Sau đó, tạo trục quay truyền chuyển động bằng cách sử dụng trục kim loại có zen có tiết diện vừa bằng trục quạt, hàn nối với đầu trục quạt, bánh xe nước sao cho đồng tâm. Hộp chứa nước được làm từ tôn mỏng, phù hợp kích thước của cánh quạt. Sau cùng là lắp ráp, gắn kết các bộ phận. Chiếc quạt sẽ hoạt động trên nguyên lý từ thủy năng chuyển hóa thành cơ năng, cơ năng chuyển hóa  thành điện năng nhờ dyamo.

Thầy giáo Bùi Minh Tiến cùng em Sỳ dẫn chúng tôi đến bản Suối Chèo thăm một số hộ sử dụng quạt “đa năng”. Qua con đường bê tông mới đổ, chúng tôi rẽ sang con đường đất nhỏ ngoằn nghèo để đến thăm gia đình ông Sồng A Dê. Căn nhà gỗ của ông Dê được thắp sáng bởi chiếc bóng điện lắp cùng chiếc quạt mà thầy trò hướng dẫn ông làm. Ông Dê bảo: Không có điện lưới quốc gia, gia đình tôi dùng điện nước và tận dụng nguồn nước suối dẫn về nhà để dùng chiếc quạt “đa năng” này. Từ khi có chiếc quạt, mùa hè thì có quạt mát, buổi tối thì có điện thắp sáng, lại rất tiện lợi. Hiện, bản có 5 hộ đã lắp và sử dụng chiếc quạt này phục vụ sinh hoạt gia đình. 

Mong muốn lớn nhất của thầy và trò Trường Tiểu học - THCS Suối Bau là được các cấp, các ngành quan tâm hỗ trợ để tiếp tục cải tiến, tạo ra nhiều sản phẩm quạt “đa năng” để ngày càng có nhiều hộ dân ở các bản ở Suối Bau được sử dụng sản phẩm tiện ích này.

Thu Thảo
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Mộc Châu là huyện trọng điểm về phát triển du lịch, công tác bảo đảm phòng chống cháy nổ trên địa bàn luôn được Công an huyện quan tâm, triển khai nhiều biện pháp, gắn với tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy.
  • 'Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Khoa Giáo -
    Với phương châm “Lấy trẻ làm trung tâm” giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, Trường Mầm non Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.
  • 'Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Xã hội -
    Bằng nhiều hoạt động thiết thực, những năm qua, các cấp hội chữ thập đỏ trên địa bàn huyện Thuận Châu đã phát huy vai trò nòng cốt, là “cầu nối” trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo, khơi dậy lòng nhân ái trong cộng đồng, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội tại địa phương.
  • 'Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Sức khỏe -
    Đến với Trạm Y tế xã Yên Sơn, huyện Yên Châu, chúng tôi ấn tượng với cơ sở vật chất được đầu tư khang trang sạch đẹp, khuôn viên rộng rãi; phòng khám, điều trị được bố trí thuận tiện, có biển chỉ dẫn rõ ràng; y, bác sĩ tận tình thăm khám cho nhân dân.
  • 'Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Cải cách hành chính -
    Thực hiện phương châm tăng cường công khai giải quyết thủ tục hành chính trên cả 3 phương diện: Thành phần hồ sơ, thời gian giải quyết, phí và lệ phí, tỉnh Sơn La đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, nhiều thủ tục hành chính được rút gọn, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
  • 'Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Huyện Phù Yên có dân số trên 121 nghìn người, chủ yếu sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Việc thu hút, mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện được Bảo hiểm xã hội huyện phối hợp với các cơ quan, tổ chức đoàn thể tuyên truyền để người dân hiểu rõ mục đích, quyền lợi và lựa chọn mức đóng phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân, gia đình.