Bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên vùng lòng hồ

Huyện Phù Yên có khoảng 1.000 ha mặt nước lòng hồ, thuộc 8 xã vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình. Mỗi năm, sản lượng đánh bắt thủy sản bình quân của toàn huyện đạt trên 370 tấn. Tuy nhiên, những năm gần đây, nguồn lợi thủy sản ở khu vực lòng hồ thủy điện Hòa Bình thuộc địa phận huyện Phù Yên suy giảm đáng kể, do việc người dân đánh bắt quá mức, đặc biệt là vào mùa cá sinh sản; sử dụng mắt lưới nhỏ hoặc dùng thuốc nổ hay kích điện để đánh bắt thủy sản... Do vậy, công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên lòng hồ cần có giải pháp mạnh hơn.

 

Cán bộ và nhân dân huyện Phù Yên thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản tại bản Vạn Yên, xã Tân Phong.

 

Tại xã Tân Phong diện tích mặt nước tương đối lớn, với trên 150 ha. Ông Đinh Văn Thái, Chủ tịch UBND xã Tân Phong, thông tin: Vào mùa nước nổi hay đầu mùa nước rút, thuyền đánh cá từ một số địa phương giáp ranh thuộc tỉnh Hòa Bình cũng lên đánh bắt thủy sản. Qua kiểm tra của lực lượng chức năng của xã, đã phát hiện nhiều trường hợp dùng mắt lưới không đúng quy định và có biểu hiện đánh bắt tận diệt thủy sản. UBND xã đã nhắc nhở và tiến hành xử phạt nhiều trường hợp vi phạm, nhưng hiện tượng này vẫn tái diễn.

Qua khảo sát, việc khai thác thủy sản không đúng quy định diễn ra nhiều địa phương có diện tích lòng hồ trên địa bàn huyện. Để khắc phục tình trạng này, huyện Phù Yên đã chỉ đạo thành lập tổ công tác liên ngành, có nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm, đánh bắt có tính chất hủy diệt. Nhất là vào mùa cá sinh sản, mùa nước nổi và đầu mùa nước rút, Tổ công tác liên ngành của huyện phân công thành viên về các địa phương tiến hành kiểm tra, rà soát và nhắc nhở trước khi người dân thực hiện cất vó hay giăng lưới trên sông.

Cùng với đó, kết hợp với việc thông báo các khu vực đã được quy hoạch làm bãi đẻ của cá, bãi con non và hướng dẫn người dân thực hiện nghiêm túc thời gian đánh cá được quy định Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ. Hàng năm, qua kiểm tra, kiểm soát đã xử lý trung bình từ 5-6 vụ vi phạm, thu giữ nhiều dụng cụ đánh cá mang tính hủy diệt như bộ kích điện, lưới đánh cá mắt nhỏ... Bên cạnh đó, tổ công tác liên ngành còn kết hợp tuyên truyền cho người đánh cá tại các xã vùng lòng hồ thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Ngoài ra, các địa phương còn tổ chức các tổ công tác đến các khu vực đánh cá của người dân để tuyên tuyền, kết hợp với kiểm tra, xử lý vi phạm nếu có...

Các địa phương cũng tổ chức triển khai việc tuyên truyền để người dân các xã vùng lòng hồ hiểu rõ và tuân thủ nghiêm các quy định của việc khai thác, đánh bắt thủy sản trên sông. UBND các xã thường xuyên tuyên truyền để mỗi người dân hiểu rõ việc đánh bắt thủy sản quá mức và sử dụng các phương tiện đánh bắt hủy diệt sẽ làm suy kiệt nguồn lợi thủy sản. Đồng thời, các nội dung quy định về việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã được đưa vào hương ước, quy ước của các bản ven sông. Nên đa số bà con đã hiểu và đồng thuận trong việc thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Ông Đinh Văn Hòa, bản Bèo, xã Tường Phong, một trong những người có thâm niên nghề đánh cá trên lòng hồ, chia sẻ: Tôi làm nghề này đã hơn 10 năm nay. Tôi thường xuyên được cán bộ xã về tuyên truyền, nhắc nhở việc thực hiện các quy định đánh bắt thủy sản. Vì vậy, tôi hiểu được bảo vệ nguồn lợi thủy sản chính là bảo vệ nguồn thu nhập chính của gia đình nói riêng và của bà con trong bản, trong xã nói chung.  Do đó, tôi luôn tuân thủ các quy định về mắt lưới đánh cá, khu vực được phép đánh cá theo thông báo của UBND xã.

Cùng với việc tăng cường công tác tuyên truyền, hàng năm, huyện Phù Yên còn tổ chức thả cá giống trên diện tích lòng hồ vào ngày truyền thống của ngành Thủy sản 1/4. Trong giai đoạn từ 2017-2020, huyện đã thả trên 70.000 con cá giống các loại, gồm: Cá mè trắng, cá trôi, cá chép và cá lăng. Từ đầu năm đến nay, đã thả 8.000 con cá giống các loại.

Trao đổi với chúng tôi, bà Bạc Cầm Thị Xiêng, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, cho biết: Trước ngày thả cá giống hàng năm, chúng tôi đã phối hợp với Chi cục Chăn nuôi - Thú y và Thủy sản tiến hành kiểm tra chất lượng, nguồn gốc con giống. Ngoài ra, huyện còn hoàn thiện, bổ sung quy hoạch các khu cá sinh sản để thông báo cho người dân tuân thủ quy định không đánh cá tại các khu vực này. Đồng thời, tham mưu, đề xuất chủ trương xây dựng cảng cá và dịch vụ hậu cần, góp phần giúp người dân tập kết cá sau mỗi lần đánh bắt...

Để nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, huyện Phù Yên chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của huyện phối hợp với các xã vùng lòng hồ tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm; tuyên truyền để người dân hiểu rõ ý nghĩa của việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, từ đó tự giác thực hiện; chỉ đạo ban quản lý các bản đưa nội dung này vào hương ước để người dân thống nhất thực hiện...

Khải Hoàn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư

    Phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư

    Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, lựa chọn nhà đầu tư các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư, khu đô thị ở tỉnh ta những năm gần đây được các cấp, các ngành quan tâm, góp phần tăng nguồn cung bất động sản, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
  • 'Dạy thực chất, học thực chất

    Dạy thực chất, học thực chất

    Khoa Giáo -
    Tập trung đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt”, đưa việc “Dạy thực chất, học thực chất” ngày càng đi vào chiều sâu, đã góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của huyện Mai Sơn.
  • 'Chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động

    Chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động

    Xã hội -
    Với phương châm “Hướng về cơ sở, vì người lao động”, các cấp công đoàn của huyện Thuận Châu đã cụ thể hóa các phong trào thi đua phù hợp với cơ quan, đơn vị; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, đoàn viên, công chức, viên chức, người lao động.
  • 'Sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững ở Mường Sang

    Sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững ở Mường Sang

    Kinh tế -
    Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững, phường Mường Sang, thị xã Mộc Châu đã vận động, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ dân thực hiện sản xuất theo hướng hữu cơ, tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp sạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • 'Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

    Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

    Xã hội -
    Huyện đoàn Mường La có 27 cơ sở đoàn, với gần 11.500 đoàn viên. Với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, tuổi trẻ của huyện đã phát huy sức trẻ, lòng nhiệt huyết và tinh thần cống hiến, triển khai nhiều công trình, phần việc thiết thực vì cuộc sống cộng đồng.
  • 'Quỳnh Nhai nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

    Quỳnh Nhai nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

    Xây dựng Đảng -
    Nghiêm túc quán triệt các nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở đảng bộ xã, phường, thị trấn gắn với củng cố hệ thống chính trị cơ sở”, Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt mọi mặt trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng Đảng bộ ngày càng trong sạch vững mạnh.
  • 'Phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Hạn chế thấp nhất tình trạng cháy, nổ, huyện Sông Mã đã tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường kiểm tra, hướng dẫn nhân dân các biện pháp phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
  • 'Chủ động bảo vệ rừng mùa khô

    Chủ động bảo vệ rừng mùa khô

    Xã hội -
    Huyện Phù Yên có gần 62.190 ha rừng, với độ che phủ rừng đạt trên 49,6%. Đang là kỳ cao điểm mùa khô hanh, huyện đã chủ động triển khai nhiều biện pháp bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng.