Sớm có giải pháp khắc phục tình trạng ngập úng bản Giáng

Hơn chục ngôi nhà ở bản Giáng, xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La bị ngập trong nước nhiều ngày nay. Trước mắt, không gây thiệt hại nhiều về tài sản, nhưng ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt của nhiều hộ dân.

Nhiều nhà ở của các hộ bản Giáng, xã Chiềng Đen, bị ngập trong nước.

Đoàn công tác Thành phố khảo sát tình trạng ngập úng bản Giáng.

Là một trong những hộ bị ảnh hưởng bởi tình trạng ngập úng đợt này, hiện nay, đường vào ngôi nhà sàn của gia đình anh Quàng Văn Quý nước dâng cao gần 1 m. Vì vậy, gia đình anh Quý phải làm cầu tạm bằng tre để đi vào nhà. Anh Quý cho biết: Tôi sinh sống ở bản từ nhỏ, đây là lần thứ 3 xảy ra tình trạng ngập úng, nhưng so với 2 lần trước, lần này ngập sâu hơn. Vì nước dâng cao vào ban đêm, nên đàn gia cầm không kịp di chuyển đã bị chết hết. 

Anh Quàng Văn Quý phải bắc cầu tre để vào nhà.

Ở cao hơn nhà anh Quý, nhưng gia đình bà Quàng Thị Hặc cũng bị nước dâng cao, ngập vào nhà. Khuôn mặt bơ phờ và mệt mỏi, bà Hặc bảo: Đây là lần đầu tiên nhà tôi bị ngập úng, các đồ đạc ở tầng 1 phải di chuyển lên tầng 2, tuy không thiệt hại về tài sản, nhưng nếu ngập úng lâu ngày, rất khó khăn cho sinh hoạt của gia đình.

Nhà của bà Quàng Thị Hặc, bản Giảng, bị ngập úng.

Người dân dùng bè tre để chở thức ăn cho gia súc.

Theo quan sát của phóng viên, nước dâng cao, gây ngập úng gần 20 ngôi nhà của hộ dân trong bản, nhiều hộ phải đi bè tre vào nhà, dùng bè chở thức ăn cho trâu, bò. Theo người dân bản Giáng, nguyên nhân gây ngập úng là do hang cát tơ phía cuối bản bị tắc, cộng với mấy ngày vừa qua mưa liên tiếp nước không thoát được. Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra tình trạng ngập úng, tuy nhiên, việc ngập úng năm nay xảy ra trên diện rộng hơn và mực nước dâng cao hơn so với các năm 2020, 2021. Trước đây, mỗi lần xảy ra tình trạng ngập úng, cũng kéo dài vài tháng nước mới rút, nhiều hộ phải di chuyển đàn vật nuôi lên ở chuồng tạm, chặt tre làm cầu, làm bè di chuyển qua vùng ngập úng.

Người dân dùng bè tre để đi lại.

Công trình phụ bị ngập úng, gây mất vệ sinh

Ông Lù Văn Hải, Trưởng bản Giáng, chia sẻ: Bản Giáng có 88 hộ, với 424 nhân khẩu. Qua rà soát, tổng hợp bản có 20 hộ bị ngập úng trong đợt này. Về hoa màu, thống kê sơ bộ có khoảng 2 ha cà phê đang chuẩn bị thu hoạch bị ngập trong nước. Bản đã tuyên truyền, vận động các hộ di chuyển đàn vật nuôi lên nơi cao an toàn, thu dọn đồ đạc, phân công, cử người theo dõi mực nước, nếu thấy nước dâng cao, sớm cảnh báo để người dân sơ tán. Trước mắt, những vật dụng có giá trị như: Xe máy, ti vi, tủ lạnh vận chuyển lên gửi nhờ những gia đình ở trên cao; người dân tạm thời ngủ nhờ nhà người thân hoặc các hộ không bị ngập nước.

Người dân phải làm cầu tre để đi lại.

Sau khi đi khảo sát thực tế tình hình ngập úng, kiểm tra một số vị trí điểm thoát nước tại bản Giáng, đồng thời, tham khảo ý kiến của cấp ủy, chính quyền xã Chiềng Đen, Ban quản lý bản và nhân dân sở tại, đồng chí Nguyễn Thế Phương, Phó Chủ tịch UBND Thành phố đã giao cho các phòng, ban chức năng của Thành phố, UBND xã Chiềng Đen thống nhất phương án xử lý, theo phương châm thống nhất, ổn định lâu dài, giải quyết triệt để vấn đề ngập úng, bảo đảm tốt điều kiện lao động sản xuất của nhân dân. Trước mắt để bảo đảm an toàn cho nhân dân, giao cấp ủy, chính quyền xã Chiềng Đen thành lập tổ công tác tập trung tuyên truyền, vận động các hộ trong khu vực ngập úng, di chuyển gia súc, gia cầm đến vị trí an toàn, di chuyển đồ đạc đến ở nhờ gia đình anh em, họ hàng; khuyến cáo không để con em đi lại, câu cá ở các khu vưc ngập úng. Thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” để hỗ trợ, giúp đỡ các gia đình bị ảnh hưởng trong thời gian chờ cơ quan chức năng triển khai biện pháp khắc phục.

Ông Nguyễn Thế Phương, Phó Chủ tịch UBND Thành phố làm việc với đại diện bản Giáng, xã Chiềng Đen.

Về lâu dài, UBND Thành phố giao Ban Quản lý Dự án Đầu tư và Xây dựng Thành phố mời các chuyên gia vào khảo sát, tư vấn, thiết kế phương án khả thi nhất, sớm báo cáo xin ý kiến Thường trực UBND thành phố. Trên cơ sở đó, trình xin chủ trương, ý kiến chỉ đạo của Thường trực Thành ủy theo phương châm “Tiết kiệm, hiệu quả, an toàn tài sản, tính mạng của người dân”. 

Trẻ em trong bản bắc cột cây câu cá tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Đàn vật nuôi được di chuyển tạm lên khu vực ít bị ngập hơn.

Nước ngập vào trong nhà, mang theo bùn đất, rác thải, xác chết côn trùng… Lâu dài nguồn nước ô nhiễm, nguy cơ xảy ra các căn bệnh truyền nhiễm, như: Thổ tả, kết lỵ, dịch tả, nhiễm giun sán, viêm da, sốt xuất huyết... Đồng thời, nếu ngập úng lâu dài, sẽ làm các thiết bị, đồ dùng trong gia đình bị hỏng; kết cấu ngôi nhà nguy cơ sụp lún, thậm chí đổ, tính mạng của người dân không an toàn. Vì vậy, rất mong cấp ủy, chính quyền Thành phố sớm vào cuộc có giải pháp hữu hiệu, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản giúp người dân bản Giáng sớm ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất.

Minh Thu
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 25/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 25/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa suy yếu và di chuyển dần ra phía Đông; khoảng đêm 25/11 được tăng cường mạnh. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có cường độ ít thay đổi. Thời tiết: Nhiều mây, không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, trời lạnh, vùng núi cao trời rét.
  • 'Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 24/11, UBND huyện Sông Mã đã tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2024, với sự tham dự của 28 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và hơn 1.500 người lao động, đoàn viên, thanh niên đến từ 19 xã, thị trấn, học sinh cuối cấp các trường THPT, THCS của huyện.
  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).
  • 'Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Huyện Quỳnh Nhai -
    Ngày 23/11, Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam VietComBank phối hợp với UBND huyện Quỳnh Nhai và xã Mường Giôn tổ chức khánh thành, bàn giao đưa vào sử dụng công trình điểm trường bản Huổi Ngà, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lả Giôn, xã Mường Giôn.  
  • 'Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Kinh tế -
    Thay đổi căn bản nhận thức của nông dân, áp dụng cải tiến kỹ thuật trong chăn nuôi; thành lập các nhóm sở thích, chủ động phòng, chống dịch bệnh, tận dụng phế phẩm nông nghiệp để tối ưu hóa nguyên liệu sản xuất; đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất… Đó là những kết quả nổi bật sau 2 năm triển khai Dự án "Năng suất chăn nuôi bền vững vì sinh kế, dinh dưỡng và hòa nhập giới" tại tỉnh Sơn La.