Nhiều diện tích lúa ở Chiềng Cọ khô cạn do thiếu nước

Nhiều chân ruộng khô nứt nẻ, lúa không phát triển, thậm chí nhiều chỗ lúa trổ bông nhưng hạt lép, lá khô héo, úa vàng, sâu bệnh.... là những hình ảnh phóng viên Báo Sơn La ghi lại trên cánh đồng lúa của bản Hùn và bản Hôm ngay phía dưới chân đập hồ bản Muông, xã Chiềng Cọ (Thành phố) vào ngày 3/6.

Ông Lò Văn Thanh, bản Hùn, thở dài: Vụ lúa xuân này, gia đình gieo cấy 900 m². Từ đầu tháng 2 đến nay, mưa ít, nguồn nước cung cấp cho ruộng không đủ nên lúa không phát triển, nhiều cây không trổ bông, những cây cho bông thì phần lớn hạt lép. 

           

Những chân ruộng nứt nẻ vì khô hạn.

Chúng tôi tới bản Hôm, Trưởng bản Quàng Văn Bun buồn rầu nói: Bản Hôm có gần 15 ha lúa ruộng 2 vụ. Thời điểm này, khoảng 7,5 ha lúa thiếu nước, nếu trời không mưa, nắng nóng kéo dài thêm tuần nữa thì nguy cơ bị mất trắng. Nhà tôi có 1.000 m² ruộng trồng lúa B54 là giống lúa ngắn ngày, chịu hạn, vụ trước được mùa đủ gạo ăn cho 6 nhân khẩu trong vòng 3-4 tháng, nhưng vụ này thì... chỉ cắt về làm thức ăn cho trâu, bò!.

           

Ruộng lúa trổ bông nhưng hạt lép của gia đình Trưởng bản Quàng Văn Bun.

           

Phóng viên cùng người dân bản Hùn đi thăm ruộng.

           

Lúa trổ bông nhưng hạt lép.

           

Cùng chung nỗi lo lắng, chị Lò Thị Hương, bản Hôm giãi bày: Cùng cấy 1 giống lúa, vụ trước đủ nước thì bông lúa dài, hạt mảy. Còn vụ này, thiếu nước nên lúa nhiều hạt lép, năng suất may ra thì được khoảng 60% so với vụ trước. Cũng theo chị Hương, diện tích lúa nhà chị so với nhiều hộ bên cạnh có khá hơn vì xuống mạ sớm nên thời điểm lúa trổ bông tránh được khô hạn.

           

Do thiếu nước, nhiều diện tích lúa ở xã Chiềng Cọ không trổ bông và lá lúa xuất hiện đốm đen.

           

Nhiều bông lúa lép, khô trắng xen lẫn trên ruộng tại bản Hùn.

           

Trao đổi với ông Cà Văn Danh, Chủ tịch UBND xã Chiềng Cọ, được biết: Do thời tiết nắng nóng nên lượng nước ở hồ bản Muông năm nay cạn kiệt. Toàn xã có hơn 15/50 ha lúa ruộng bị hạn. Trước thực trạng trên, xã kiến nghị với Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Chi nhánh Thủy lợi Thành phố ưu tiên điều tiết nguồn nước để cứu những diện tích lúa bị hạn.

Nguồn nước phục vụ tưới tiêu cho sản xuất của xã Chiềng Cọ do hồ bản Muông cung cấp, với 460 ha đất nông nghiệp, trong đó 60 ha lúa 2 vụ, 400 ha cây công nghiệp; tạo nguồn nước sinh hoạt cho 4.000 người dân trong vùng.

           

Nhiều diện tích lúa bị hỏng người dân đã cắt về cho trâu, bò ăn.

           

Kênh dẫn nước tại bản Hùn chỉ đủ cung cấp cho những ruộng gần.

           

Những thửa ruộng ở khu vực trũng, gần kênh mương nên đủ nước, bông lúa chắc hơn. 

Theo thông tin bà Đỗ Thị Ngọc Chung, Phó trưởng Chi nhánh Thủy lợi Thành phố (Công ty TNHH một thành viên quản lý khai thác công trình thủy lợi Sơn La): Hồ bản Muông là hồ chứa và tích nước từ các nguồn nước mó và nước mưa hàng năm. Do nắng nóng kéo dài khiến các mạch nước đầu nguồn khô cạn dẫn đến nguồn nước tích trữ ngày một cạn dần. Theo thiết kế hồ chứa có lưu lượng chảy 300 lít/giây. Tuy nhiên, mực nước hồ đã cạn xuống quá cọc thủy trí (mực nước chết), với mực nước hiện chỉ còn khoảng 10.000 m³ và chỉ điều tiết được khoảng 3.000 m³. Lượng nước này, chỉ đủ để ứng cứu một phần diện tích lúa bị khô hạn tại bản Hùn.

Do mực nước xuống quá thấp, Chi nhánh sẽ đặt máy bơm để ứng cứu khẩn cấp cho những diện tích lúa bị hạn. Chi nhánh đã đề nghị UBND xã huy động nhân dân nạo vét khơi thông dòng chảy tránh thất thoát nước; tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng nguồn nước tiết kiệm có hiệu quả; xây dựng lịch cấp nước và thực hiện cấp nước luân phiên.

           

Mực nước hồ bản Muông đang ở dưới mực nước chết.

           

Lượng nước điều tiết ở hồ về các kênh mương phục vụ sản xuất chảy với mực nước thấp gần đáy mương.

           

Trước khó khăn trên, rất mong các cơ quan chức năng của Thành phố rà soát, đánh giá hiện trạng và công năng sử dụng của các hồ chứa trên địa bàn, triển khai gấp phương án, kế hoạch điều tiết nước đảm bảo hài hòa giữa cung cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt; hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích ruộng bị khô hạn không có khả năng khắc phục trong vụ tới, tránh gây thiệt hại cho nhân dân.  

           

Trần Hiền - Minh Thu

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

    Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

    Xã hội -
    Sốp Cộp có 386 cơ sở kinh doanh thực phẩm; 56 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; 23 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố; 16 bếp ăn tập thể và 7 cơ sở sản xuất thực phẩm. Huyện đã tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức và ý thức của các hộ sản xuất, kinh doanh và nhân dân.
  • 'Hiểm họa mua bán, sử dụng súng trái phép

    Hiểm họa mua bán, sử dụng súng trái phép

    An ninh trật tự -
    Tình trạng mua bán, sử dụng trái phép vũ khí, nhất là súng tự chế, súng nén hơi trên địa bàn tỉnh, đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Việc sử dụng những loại vũ khí nguy hiểm này không chỉ vi phạm pháp luật, mà còn dẫn đến nhiều vụ tai nạn thương tâm, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội và tính mạng người dân.
  • 'Chăm sóc sức khỏe nhân dân vùng cao

    Chăm sóc sức khỏe nhân dân vùng cao

    Sức khỏe -
    Với nhiệm vụ chăm sóc, khám, chữa bệnh cho 514 hộ, hơn 2.500 nhân khẩu, các y, bác sĩ Trạm Y tế xã Phiêng Côn, huyện Bắc Yên, luôn nỗ lực triển khai bằng tinh thần tận tụy và trách nhiệm.
  • 'Cầu nối đưa khoa học, kỹ thuật đến với nông dân

    Cầu nối đưa khoa học, kỹ thuật đến với nông dân

    Kinh tế -
    Phát huy vai trò cầu nối đưa khoa học, kỹ thuật đến với nông dân, cán bộ, nhân viên của Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp thị xã Mộc Châu thường xuyên bám sát cơ sở, hướng dẫn nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi; xây dựng các mô hình nông nghiệp hiệu quả, giúp nông dân nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, phát triển nông nghiệp bền vững.
  • 'Hỗ trợ hội viên phụ nữ phát triển kinh tế

    Hỗ trợ hội viên phụ nữ phát triển kinh tế

    Kinh tế -
    Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế ở từng địa phương, những năm qua, các cấp hội phụ nữ có nhiều cách làm, giúp hội viên phát triển kinh tế gia đình hiệu quả, góp phần giảm nghèo bền vững.
  • 'Đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

    Đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

    Kinh tế -
    Tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển, tỉnh Sơn La tập trung cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, quảng bá tiêu thụ sản phẩm, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
  • 'Người có uy tín vận động nhân dân làm giàu

    Người có uy tín vận động nhân dân làm giàu

    Gương sáng bản làng -
    Là người có uy tín, ông Hà Văn Hè, ở bản Đen, xã Mường Chanh, huyện Mai Sơn, luôn nêu gương, đi đầu trong các phong trào làm kinh tế, trở thành “cầu nối” tin cậy giữa nhân dân và chính quyền, tích cực vận động bà con trong bản đổi mới tư duy, phương thức sản xuất vươn lên làm giàu.
  • 'Chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng

    Chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng

    Xây dựng Đảng -
    Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, xử lý công việc trên phần mềm chuyên dùng, giảm đầu mối, tối ưu hóa thời gian xử lý công việc... là những giải pháp được các cơ quan Đảng của tỉnh tích cực triển khai, nhằm chuyển đổi số toàn diện, nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ.