Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Người lao động khốn khổ vì Công ty nợ lương

Bỏ việc nhà đi làm thuê hàng năm trời, thế nhưng 19 công nhân của Công ty TNHH một thành viên Xây dựng và Thương mại Đại Thắng (Thành phố) không được nhận lương từ nhiều tháng nay, khiến cuộc sống vốn đã khó khăn nay càng thêm chật vật. Mặc dù, những công nhân này đã nhiều lần tìm đến Công ty để kiến nghị, nhưng chỉ nhận được những lời hứa... và trụ sở Công ty luôn “cửa đóng, then cài”.

 

Công ty TNHH MTV Xây dựng và thương mại Đại Thắng tại phường Chiềng Sinh luôn trong tình trạng đóng cửa.

(Ảnh chụp ngày 2/6/2021)

 

Theo phản ánh của công nhân, Công ty TNHH một thành viên Xây dựng và Thương mại Đại Thắng (gọi tắt là Công ty Đại Thắng) có trụ sở tại tổ 6, phường Chiềng Sinh (Thành phố) do bà Phạm Thị Sợi làm Giám đốc. Công ty đi vào hoạt động từ năm 2010, với ngành nghề buôn bán vật liệu xây dựng, thi công xây dựng các công trình đường, trường, trạm, thủy lợi... Trong quá trình hoạt động, Công ty Đại Thắng đã tuyển nhiều công nhân, cán bộ kỹ thuật trong và ngoài tỉnh vào làm việc. Từ năm 2019 đến nay, Công ty không thanh toán tiền lương, gây bức xúc cho nhiều công nhân.

 

Ngôi biệt thự bề thế của bà Phạm Thị Sợi, Giám đốc Công ty TNHH MTV Xây dựng và thương mại Đại Thắng cũng luôn "cửa đóng, then cài".

(Ảnh chụp ngày 2/6/2021).

 

Ông Tạ Minh Hoàn, tổ 3, phường Tô Hiệu (Thành phố) làm thuê cho Công ty Đại Thắng từ năm 2016, ông bị Công ty nợ tiền lương 120 triệu đồng từ năm 2019 đến nay. Mặc dù nhiều lần kiến nghị với Ban Giám đốc Công ty, nhưng vẫn chưa được thanh toán, ông Hoàn bức xúc: Từ năm 2019 đến nay, chúng tôi chưa nhận được đồng lương nào, mặc dù vẫn hoàn thành tốt công việc được giao và luôn tuân thủ các quy định, quy chế làm việc của Công ty. Chúng tôi nhiều lần tìm đến trụ sở Công ty nhưng nơi đây luôn đóng cửa. Thậm chí, chúng tôi đã nhiều lần gọi điện phản ánh đến bà Phạm Thị Sợi nhưng không nhận được câu trả lời thỏa đáng. Riêng số tiền nợ của 19 người chúng tôi khoảng trên 1,2 tỷ đồng.

Khốn khổ vì Công ty Đại Thắng nợ lương, anh Vì Văn Quang, ở xã Chiềng Mung (Mai Sơn), cho biết: Làm việc cho Công ty từ năm 2017, phụ trách kỹ thuật thi công ở hiện trường, số tiền lương gần 90 triệu đồng trong 2 năm (2019 - 2020) của tôi vẫn chưa được thanh toán. Không có lương, tôi đành phải vay ngân hàng 20 triệu đồng để gửi về cho vợ con trang trải cuộc sống và tìm công việc khác. Tuy nhiên, số tiền nợ ngân hàng vẫn còn đó, công việc mới thì bấp bênh, cuộc sống gia đình tôi hiện gặp rất nhiều khó khăn. Tôi mong các cơ quan chức năng vào cuộc, giúp chúng tôi nhận đủ lương để tôi trả nợ và cuộc sống ổn định hơn.

Nhiều lần gọi điện không được, trực tiếp đến Công ty thì không gặp bà chủ. Ngày 10/4/2021, ông Tạ Minh Hoàn đã giữ chiếc xe lu của Công ty Đại Thắng với mục đích đòi tiền lương. Ông Hoàn cho biết: Bất đắc dĩ tôi mới phải làm như vậy, biết là sai, nhưng tôi không còn cách nào khác. Tôi cũng chỉ giữ xe lu được một ngày vì bà Sợi báo Công an phường Chiềng Sinh để can thiệp, nên tôi đã trả phương tiện ngay trong ngày hôm sau. Việc bị nợ lương trong 2 năm như vậy khiến gia đình tôi vô cùng khó khăn! Ngày 28/5/2021, chúng tôi đã gửi đơn đến UBND phường Chiềng Sinh (Thành phố) để nhờ chính quyền can thiệp, nhưng UBND phường nói là phải nộp đơn lên Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nên tôi đã nộp lên Sở, chúng tôi hy vọng Sở sớm xem xét, bảo vệ quyền lợi cho chúng tôi. 

Theo thông tin phóng viên tìm hiểu được, sau khi có nhiều công nhân đòi lương, ngày 3/12/2020, Công ty Đại Thắng có họp bàn về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công việc, phương hướng xử lý các khoản lương, chi phí công trường cho người lao động. Tại cuộc họp, các công nhân đã đề nghị bà Phạm Thị Sợi nhanh chóng giải quyết tiền lương còn nợ của công nhân năm 2019 chậm nhất vào ngày 10/12/2020 và các khoản chi phí khác do Công ty phải chi trả.

Biên bản cuộc họp Công ty TNHH MTV Xây dựng và Thương mại Đại Thắng ngày 3/12/2020.

 

Tại đây, Giám đốc Công ty Đại Thắng cam kết sẽ chi trả tiền lương, các chi phí liên quan cho công nhân và việc chi trả đợt 1 sẽ hoàn thành trước ngày 20/12/2020. Đến ngày 10/12/2020, Công ty Đại Thắng có thông báo sẽ tận dụng nguồn lực tài chính từ các đối tác để chi trả tiền lương năm 2019, thời gian tổ chức chi trả kỳ này từ 15 - 20/12/2020; dự kiến đợt chi trả thứ 2 sẽ thực hiện trong tháng 1/2021.

Tin lời cam kết của Công ty, những công nhân lại tiếp tục cần mẫn làm việc. Song, đến hẹn, họ vẫn không nhận được đồng lương nào. Theo phản ánh, người bị nợ ít nhất là 10 triệu đồng, người bị nợ nhiều nhất đến gần 160 triệu đồng. Họ đã nhiều lần phản ánh về tình trạng này tại các cuộc họp diễn ra vào các ngày 3/12/2020, 10/12/2020 và ngày 31/01/2021, nhưng Giám đốc Công ty Phạm Thị Sợi vẫn chỉ trả lương cho họ bằng... lời hứa.

Biên bản đối chiếu công nợ giữa Công ty TNHH MTV Xây dựng và thương mại Đại Thắng và công nhân Cà Văn Thương ngày 30/9/2020.

Ngày 2/6/2021, phóng viên tìm đến trụ sở Công ty TNHH MTV Xây dựng và Thương mại Đại Thắng tại phường Chiềng Sinh. Do trụ sở Công ty khóa cửa không làm việc, chúng tôi sang ngôi biệt thự của bà Sợi ngay bên cạnh Trụ sở Công ty, nhưng cũng "cửa đóng, then cài". Phóng viên đã nhiều lần gọi điện thoại cho Giám đốc Phạm Thị Sợi nhưng đều không nghe máy. Ngày 6/6/2021, sau nhiều lần gọi điện cho bà Sợi không được, chúng tôi đã liên hệ được với bà Nguyễn Thị Thành, Kế toán trưởng của Công ty Đại Thắng. Theo bà Thành, Công ty đang gặp khó khăn vì một số công trình chưa được thanh toán, không vay được vốn, một số công trình chưa được nghiệm thu... Đúng là Giám đốc có hứa trả lương cho công nhân nhưng chưa thực hiện được. Bản thân tôi cũng bị Công ty nợ lương năm 2020 hơn 100 triệu đồng. Bà Thành còn cho biết, hiện Công ty vẫn đang thi công một số công trình trên địa bàn tỉnh.

Những công nhân đi làm thuê, phía sau họ còn gia đình với hàng chục con người đang từng ngày trông chờ vào những đồng lương ít ỏi để trang trải cuộc sống. Rất mong các cơ quan chức năng sớm vào cuộc bảo vệ quyền và lợi ích cho người công nhân.

Vũ Tuấn - Duy Tùng

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Xuân Nha chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Xuân Nha chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Kinh tế -
    Xuân Nha là xã được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai xã Xuân Nha và Tân Xuân, có diện tích tự nhiên 263,37 km², dân số 10.110 người. Phát huy lợi thế, UBND xã chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, vận động nhân dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.
  • 'HTX kết nối tiêu thụ nông sản địa phương

    HTX kết nối tiêu thụ nông sản địa phương

    Kinh tế -
    Với mong muốn thay đổi tư duy làm nông nghiệp và tìm hướng đi bền vững cho nông sản, HTX Nông nghiệp Mạnh Khôi, xã Mường Bú, tích cực đổi mới hoạt động, đã chủ động liên kết sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản địa phương.
  • 'Hạt nhân thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

    Hạt nhân thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

    Kinh tế -
    Sơn La là tỉnh được tham gia Đề án thí điểm “Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) triển khai thực hiện từ năm 2022. Sau gần 3 năm, đề án đã góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững tại địa phương.
  • 'Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

    Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

    Xã hội -
    Dưới tác động của biến đổi khí hậu, những năm gần đây, tại tỉnh Sơn La xảy ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, nhiều đợt nắng nóng kéo dài, cùng với nhiều trận mưa lớn kèm theo gió lốc, mưa đá, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất... gây thiệt hại lớn đến đời sống và sản xuất. Chủ động ứng phó, các cấp, các ngành toàn tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp, nhằm giảm thiểu tác động xấu của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân.
  • 'Bảo vệ quyền, lợi ích cho người cao tuổi

    Bảo vệ quyền, lợi ích cho người cao tuổi

    Xã hội -
    Toàn tỉnh hiện có hơn 118.300 hội viên người cao tuổi, chiếm 10% dân số. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người cao tuổi, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh truyền thông, nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý, nhất là với người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ pháp lý miễn phí theo quy định.
  • 'Nâng cao đời sống tinh thần hội viên

    Nâng cao đời sống tinh thần hội viên

    Văn hóa - Xã hội -
    Thời gian qua, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã vận động hội viên tham gia các câu lạc bộ văn nghệ, thể thao, dân vũ, chăm sóc sức khỏe, xây dựng gia đình hạnh phúc..., góp phần nâng cao đời sống tinh thần và thu hút hội viên tham gia phong trào hội.
  • 'Phong trào “Dân vận khéo” trên vùng biên giới

    Phong trào “Dân vận khéo” trên vùng biên giới

    Ảnh -
    Thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” và phương châm “3 bám, 4 cùng”, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La đã duy trì, 26 mô hình “Dân vận khéo” thuộc các lĩnh vực về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh. Tiêu biểu, như: “Con nuôi Đồn Biên phòng”, “Nâng bước em tới trường”, “Tự chủ, tự quản đường biên cột mốc”, “Thầy giáo quân hàm xanh”, “Tiếng loa biên phòng”, “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản”,… Mỗi mô hình có một cách làm hay và sáng tạo, tính khả thi cao, lan tỏa trên tuyến biên giới, góp phần khơi dậy niềm tin, tình cảm đoàn kết máu thịt quân dân, xây dựng địa bàn biên giới vững mạnh.