Mường La nỗ lực thoát nghèo • Kỳ II: Đồng tâm, chung sức thoát nghèo bền vững

Theo kế hoạch, hành trình thoát nghèo của huyện mới đi được ½ chặng đường. Tuy nhiên, với sự vào cuộc tích cực, năng động, sáng tạo của cấp ủy, chính quyền, sự quyết tâm thoát nghèo của nhân dân, huyện Mường La đã không nằm trong danh sách huyện nghèo theo Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022, của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2022.

Trường mầm non Hoa Hồng, xã Chiềng San, huyện Mường La đón bằng công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.

Những bước đi phù hợp, chắc chắn

Mường La có 16 xã, thị trấn; dân số trên 102.000 người, thuộc 5 dân tộc Thái, Mông, Kinh, La Ha, Kháng. Trên hành trình thoát nghèo, Mường La có những bước đi bài bản, từ việc ban hành chủ trương, nghị quyết, các văn bản trong lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, sự đồng thuận cao của nhân dân trong triển khai thực hiện. Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Nguyễn Văn Bắc, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Mường La, cho biết: Huyện ủy đã quán triệt triển khai thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh về công tác giảm nghèo bền vững, nhất là Kết luận số 437-KL/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác giảm nghèo bền vững. Trên cơ sở thực tế của địa phương, ban hành các nghị quyết, quyết định, đề án, kế hoạch… để lãnh đạo thực hiện phù hợp, hiệu quả. Trong quá trình đó, nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu và vai trò tiên phong của đảng viên trong việc “đi trước, làm trước”.

Từ điều kiện thực tế về tài nguyên đất đai, địa hình, khí hậu, huyện chỉ đạo các xã, thị trấn chọn hướng phát triển kinh tế phù hợp với từng địa bàn nhằm khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương. Trong đó, vùng trung tâm cụm xã và thị trấn Ít Ong tiếp tục phát triển thương mại dịch vụ, duy trì chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản; các xã dọc sông Đà và vùng phụ cận duy trì trồng các loại cây lương thực ngắn ngày, đưa các loại giống mới, cây ăn quả có giá trị vào sản xuất, kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ thủy điện Sơn La. Các xã vùng cao duy trì chăn nuôi đại gia súc nhốt chuồng theo hướng sản xuất hàng hóa; trồng, khoanh nuôi bảo vệ rừng, trồng cây dược liệu dưới tán rừng...

Các gian hàng trưng bày sản phẩm nông nghiệp an toàn và văn hóa tiêu biểu huyện Mường La.

Trang bị cho người dân kiến thức, kỹ thuật sản xuất, cán bộ các cơ quan chuyên môn của huyện bám sát từng địa bàn, phối hợp với các xã hướng dẫn bà con cách trồng, chăm sóc, cải tạo vườn tạp và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là sản xuất theo quy trình VietGAP, sản xuất an toàn. Ông Lù Văn Quý, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, chia sẻ: Chúng tôi tập trung hướng dẫn bà con áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất theo hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao và an toàn. Từ năm 2017 đến nay, toàn huyện có gần 6.000 lượt lao động được chuyển giao khoa học kỹ thuật hoặc được đào tạo nghề trình độ sơ cấp. Chúng tôi còn tổ chức cho các hộ dân đi tham quan học hỏi kinh nghiệm trồng cây ăn quả của các mô hình điển hình trong huyện, trong tỉnh để được “mắt thấy tai nghe”, từ đó tin tưởng và áp dụng vào thực tế sản xuất của gia đình. Những lần về cơ sở, chúng tôi đều nhận thấy bà con rất nỗ lực và khao khát đổi mới để có cuộc sống tốt hơn.

Không chỉ hỗ trợ về kiến thức, kỹ thuật thâm canh, huyện còn sử dụng hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh và nguồn vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo để hỗ trợ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Trong giai đoạn 2016-2021, huyện đã hỗ trợ hơn 22,2 tỷ đồng để trồng mới hơn 2.500 ha cây ăn quả các loại, cải tạo vườn tạp và hỗ trợ cho các hợp tác xã mua bao bì đóng gói sản phẩm quả, tem truy xuất nguồn gốc… phục vụ xuất khẩu. Đồng thời, hỗ trợ 3.295 con giống cho các hộ dân phát triển chăn nuôi.

Cuộc sống mới trên vùng quê Anh hùng

Về Mường La hôm nay, điều dễ nhận thấy là, trên các nương đồi trải dài màu xanh của cây ăn quả, với hơn 5.800 ha, gồm mận hậu, nhãn, xoài, chuối, sản lượng bình quân đạt gần 20.000 tấn quả/năm. Nhiều diện tích được áp dụng quy trình VietGAP và sản xuất theo hướng an toàn, tạo sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Việc này được gắn với công tác tổ chức liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Hiện trên địa bàn huyện có 8 hợp tác xã được cấp Giấy chứng nhận VietGAP; 2 hợp tác xã được cấp 6 mã số vùng trồng (2 mã nhãn và 2 mã xoài, với tổng số 57ha); 700 ha cây ăn quả được cấp chứng nhận an toàn, chứng nhận hữu cơ, tiêu chuẩn VietGAP; hình thành 7 chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm (2 chuỗi cây sơn tra; 2 chuỗi cây mận; 3 chuỗi cây xoài). Thị trường tiêu thụ sản phẩm quả các loại không chỉ trong tỉnh, trong nước mà còn được xuất khẩu ra nước ngoài, với hàng nghìn tấn/năm. Ngoài ra, một số xã vùng cao có hơn 2.100 ha cây sơn tra, năng suất bình quân từ 18-20 tấn quả/ha, giá trị thu nhập hàng chục tỷ đồng cho người trồng sơn tra.

HTX Đoàn Kết, xã Mường Bú đóng gói sản phẩm xoài ghép phục vụ tiêu thụ.

Là địa phương có diện tích cây ăn quả lớn nhất của huyện, hiện Mường Bú có 1.610 ha, sản lượng bình quân đạt 11.500 tấn quả các loại/năm; có 7 hợp tác xã sản xuất kinh doanh lĩnh vực cây ăn quả. Bà Lò Thị Thuận, Bí thư Đảng ủy xã Mường Bú, cho biết: Xã hướng dẫn nhân dân cải tạo diện tích vườn tạp sang ghép giống cây ăn quả mới, có hiệu quả kinh tế; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tạo sản phẩm mẫu mã đẹp, chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng. Đồng thời, hình thành chuỗi sản xuất, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hướng tới thị trường xuất khẩu. Từ trồng cây ăn quả theo hướng này, người dân có thu nhập khá, góp phần cùng xã đạt chuẩn xã nông thôn mới đầu tiên của huyện.

Thực hiện chủ trương của huyện, các loại cây lương thực ngắn ngày, như ngô, lúa, sắn đã được nhân dân áp dụng tiến bộ kỹ canh tác lúa cải tiến (SRI), quản lý dịch hại tổng hợp IPM... đầu tư một số mô hình theo tiêu chuẩn VietGAP. Đặc biệt, phát triển vùng sản xuất lúa nếp tan Ngọc Chiến được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh. Sản lượng lương thực có hạt hàng năm đạt 49.000 - 50.000 tấn, cơ bản bảo đảm an ninh lương thực trên địa bàn.

Hiện nay, huyện có 450 ha cây dược liệu. Trong đó, 150 ha cây sả, trên 250 ha cây thảo quả, 33 ha cây sa nhân. Các loại cây dược liệu này đã mang lại nguồn thu khá cho người dân. Riêng cây thảo quả trồng dưới tán rừng có thu nhập từ 60 - 100 triệu đồng/ha. Sản phẩm thảo quả được các thương lái đến thu mua tại xã. Đầu ra ổn định, người dân các xã vùng cao yên tâm mở rộng diện tích để nâng cao thu nhập.

Khoe với chúng tôi về việc trồng cây thảo quả dưới tán rừng cho thu nhập khá, anh Hàng A Sảng, bản Cát Lình, xã Chiềng Muôn, phấn khởi: Gia đình tôi trồng hơn 2 ha thảo quả dưới tán rừng. Vụ năm 2021, sản lượng đạt trên 6 tấn quả tươi, bán được trên 110 triệu đồng. Vụ năm nay, gia đình ước thu khoảng 8 tấn quả tươi. Trồng thảo quả, không cần nhiều vốn đầu tư, không đòi hỏi kỹ thuật cao và cũng không tốn nhiều công chăm sóc, lại tận dụng được diện tích dưới tán rừng. Không riêng gia đình tôi mà các hộ dân trong bản trồng thảo quả cũng có thu nhập khá.

Ngành chăn nuôi cũng được nhân dân trong huyện phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Điều ghi nhận là, bước đầu đã hình thành mô hình chăn nuôi tập trung, trang trại; nâng cao chất lượng và tăng quy mô đàn gia súc, gia cầm. Hiện toàn huyện có trên 609.000 con gia súc, gia cầm các loại. Cùng với đó, khai thác lợi thế về diện tích mặt nước trên lòng hồ thủy điện Sơn La, người dân các xã vùng lòng hồ phát triển nuôi trồng thủy sản, với 988 lồng cá, sản lượng, đánh bắt, nuôi trồng đạt gần 900 tấn cá/năm.

Trên hành trình thoát nghèo, Mường La đã nhận được sự quan tâm hỗ trợ tích cực của Trung ương, của tỉnh, thông qua các nguồn vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, để đầu tư cơ sở hạ tầng. Do vậy, hiện nay, hầu hết các tuyến đường từ trung tâm huyện về xã đã được đổ bê tông hoặc rải nhựa, thuận lợi cho nhân dân đi lại và giao thương hàng hóa. Hệ thống thủy lợi được kiên cố hóa, bảo đảm cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trụ sở làm việc, trạm y tế và trường học trên địa bàn các xã đều được đầu tư xây dựng khang trang, tạo diện mạo nông thôn mới ở các địa phương trong huyện. Năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm còn 21,8% (chuẩn nghèo theo Nghị định số 07/2021/NĐ-CP của Chính phủ). 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 19/43 trường học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1; 12/16 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế...

Vượt qua khó khăn, thách thức, năng động, sáng tạo khai thác tiềm năng, lợi thế, cùng với sự hỗ trợ tích cực của các cấp, các ngành, Mường La đã thoát nghèo. Dẫu phía trước vẫn còn những khó khăn, nhưng cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Mường La luôn vững tin vào con đường đổi mới do Đảng lãnh đạo để đi tới tương lai tươi sáng.

Hồng Luận - Trường Sơn

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 25/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 25/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa suy yếu và di chuyển dần ra phía Đông; khoảng đêm 25/11 được tăng cường mạnh. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có cường độ ít thay đổi. Thời tiết: Nhiều mây, không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, trời lạnh, vùng núi cao trời rét.
  • 'Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 24/11, UBND huyện Sông Mã đã tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2024, với sự tham dự của 28 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và hơn 1.500 người lao động, đoàn viên, thanh niên đến từ 19 xã, thị trấn, học sinh cuối cấp các trường THPT, THCS của huyện.
  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).
  • 'Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Huyện Quỳnh Nhai -
    Ngày 23/11, Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam VietComBank phối hợp với UBND huyện Quỳnh Nhai và xã Mường Giôn tổ chức khánh thành, bàn giao đưa vào sử dụng công trình điểm trường bản Huổi Ngà, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lả Giôn, xã Mường Giôn.  
  • 'Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Kinh tế -
    Thay đổi căn bản nhận thức của nông dân, áp dụng cải tiến kỹ thuật trong chăn nuôi; thành lập các nhóm sở thích, chủ động phòng, chống dịch bệnh, tận dụng phế phẩm nông nghiệp để tối ưu hóa nguyên liệu sản xuất; đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất… Đó là những kết quả nổi bật sau 2 năm triển khai Dự án "Năng suất chăn nuôi bền vững vì sinh kế, dinh dưỡng và hòa nhập giới" tại tỉnh Sơn La.