Chiềng Pha thiếu nước sinh hoạt

Cứ vào mùa khô hằng năm, nhất là đợt nắng nóng kéo dài, tại các bản: Hưng Nhân, Tạng Phát, TĐC Quỳnh Thuận, Chiên Luông Mai, xã Chiềng Pha (Thuận Châu) thường xảy ra tình trạng thiếu nước, người dân phải mua nước sinh hoạt với giá cao.

Một tháng nay, gia đình ông Nguyễn Văn Minh, bản Tạng Phát phải mua nước sinh hoạt với giá từ 40.000-60.000 đồng/m³. Ông Minh cho biết: Gia đình tôi đã đầu tư xây bể 16m³ và khoan giếng để lấy nước. Mùa khô năm ngoái, lượng nước giếng khoan xuống thấp nhưng vẫn đủ để gia đình dùng. Năm nay, nắng nóng kéo dài, giếng khoan khô cạn từ giữa tháng 4, gia đình chỉ có 2 người nhưng đã phải mua 14 m³ nước với tổng số tiền 600 nghìn đồng phục vụ sinh hoạt. Cả 255 hộ bản Tạng Phát cũng trong tình trạng tương tự như nhà tôi.

Người dân phải mua từng khối nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày

Còn bản Hưng Nhân được đầu tư hệ thống nước sinh hoạt kéo về từ xã Phổng Lái cuối năm 2020, nhưng cũng không khá hơn. Do đường ống dẫn nước xa, công suất thấp, bình thường chỉ cung cấp đủ cho 6-7 hộ ở phía đầu nguồn, còn các hộ phía cuối nguồn không lấy được nước sinh hoạt. Hơn 1 tháng nay, không có nước sạch về, toàn bộ 156 hộ bản Hưng Nhân đều phải mua nước về dùng.

Dẫn chúng tôi xem bể nước khô đáy, chị Nguyễn Thị Duyên, bản Hưng Nhân, than thở: Tình trạng thiếu nước sinh hoạt xảy ra trong mùa khô nhiều năm nay. Gia đình tôi có 4 người, mỗi tháng phải mua khoảng 15 m³ nước mới đủ dùng, mất gần 1 triệu đồng. Chúng tôi đã đầu tư đào ao, lót bạt để tích nước phục vụ chăn nuôi và trồng trọt. 

Người dân bản Hưng Nhân xã Chiềng Pha lót bạt xuống ao để trữ nước phục vụ sản xuất, chăn nuôi

Là hộ chuyên kinh doanh hàng tạp hóa và giết mổ gia súc, trung bình mỗi tháng gia đình chị Hoàng Thị Lan, bản Hưng Nhân phải mua gần 30 m³ nước với tổng số tiền 1,2 triệu đồng. Chị Lan phản ánh: Công trình cấp nước sinh hoạt từ xã Phổng Lái kéo về được đầu tư và đưa vào hoạt động được 6 tháng, nhưng nước mới chảy về nhà tôi tổng cộng được khoảng 18 m³ không đủ dùng. Tôi mong Nhà nước quan tâm đầu tư nâng cấp công trình cấp nước sinh hoạt hiệu quả cho người dân.

Người dân bản Hưng Nhân dùng các vật dụng để tích trữ nước

Hiện trên địa bàn xã Chiềng Pha có 3 hộ gia đình sử dụng xe tải chở nước bán với giá 300 nghìn đồng/xe 7m³ nước, 205 nghìn đồng/xe 6 m³ nước. Mặc dù nhu cầu mua nước sinh hoạt tăng cao, nhưng mỗi ngày, cũng chỉ có 7 xe nước được bán cho người dân do nguồn nước ít. 

Ông Lò Văn Thuận, Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Pha cho biết: Nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn xã chủ yếu lấy từ các giếng đào, giếng khoan và hệ thống cấp nước sinh hoạt từ xã Phổng Lái. Các bản: Hưng Nhân, Tạng Phát, TĐC Quỳnh Thuận, Chiên Luông Mai thường xuyên thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô. Năm nay, tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở các bản lại trở nên gay gắt. Xã đã kiến nghị với huyện tìm giải pháp giúp người dân khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt; tuyên truyền nhân dân sử dụng nước tiết kiệm, đúng mục đích và triển khai nạo vét giếng đào; vận động người dân có giếng khoan chia sẻ nguồn nước cho những hộ không có nước dùng... 

Hạn hán kéo dài cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới diện tích hoa màu của người dân. Theo thống kê, vụ lúa xuân năm nay toàn xã chỉ cấy được 21/35 ha, diện tích đất còn lại chuyển sang trồng ngô phục vụ chăn nuôi nhưng nhiều diện tích ngô đang chết khô và hơn 2ha chè bị cháy lá; nhiều ao bị cạn nước...

Diện tích ngô của người dân bản Heo trại bị khô hạn không phát triển được 

Gần 2 ha chè của người dân bản Sai bị cháy lá do nắng hạn kéo dài

Trước kiến nghị của người dân xã Chiềng Pha, UBND huyện Thuận Châu đã thành lập tổ công tác đến phối hợp cùng UBND xã nghiên cứu, khảo sát, đề xuất phương án xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt tập trung để cấp cho các hộ dân trên địa bàn. Trong khi chờ đợi công trình được đầu tư xây dựng thì nhiều hộ dân trên địa bàn xã Chiềng Pha vẫn đang phải mua nước sinh hoạt!  

Ao cá của người dân Tạng Phát bị khô cạn. 

Nguyễn Thư - Huy Thành
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

    Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

    Xã hội -
    Sốp Cộp có 386 cơ sở kinh doanh thực phẩm; 56 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; 23 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố; 16 bếp ăn tập thể và 7 cơ sở sản xuất thực phẩm. Huyện đã tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức và ý thức của các hộ sản xuất, kinh doanh và nhân dân.
  • 'Hiểm họa mua bán, sử dụng súng trái phép

    Hiểm họa mua bán, sử dụng súng trái phép

    An ninh trật tự -
    Tình trạng mua bán, sử dụng trái phép vũ khí, nhất là súng tự chế, súng nén hơi trên địa bàn tỉnh, đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Việc sử dụng những loại vũ khí nguy hiểm này không chỉ vi phạm pháp luật, mà còn dẫn đến nhiều vụ tai nạn thương tâm, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội và tính mạng người dân.
  • 'Chăm sóc sức khỏe nhân dân vùng cao

    Chăm sóc sức khỏe nhân dân vùng cao

    Sức khỏe -
    Với nhiệm vụ chăm sóc, khám, chữa bệnh cho 514 hộ, hơn 2.500 nhân khẩu, các y, bác sĩ Trạm Y tế xã Phiêng Côn, huyện Bắc Yên, luôn nỗ lực triển khai bằng tinh thần tận tụy và trách nhiệm.
  • 'Cầu nối đưa khoa học, kỹ thuật đến với nông dân

    Cầu nối đưa khoa học, kỹ thuật đến với nông dân

    Kinh tế -
    Phát huy vai trò cầu nối đưa khoa học, kỹ thuật đến với nông dân, cán bộ, nhân viên của Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp thị xã Mộc Châu thường xuyên bám sát cơ sở, hướng dẫn nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi; xây dựng các mô hình nông nghiệp hiệu quả, giúp nông dân nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, phát triển nông nghiệp bền vững.
  • 'Hỗ trợ hội viên phụ nữ phát triển kinh tế

    Hỗ trợ hội viên phụ nữ phát triển kinh tế

    Kinh tế -
    Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế ở từng địa phương, những năm qua, các cấp hội phụ nữ có nhiều cách làm, giúp hội viên phát triển kinh tế gia đình hiệu quả, góp phần giảm nghèo bền vững.
  • 'Đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

    Đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

    Kinh tế -
    Tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển, tỉnh Sơn La tập trung cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, quảng bá tiêu thụ sản phẩm, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
  • 'Người có uy tín vận động nhân dân làm giàu

    Người có uy tín vận động nhân dân làm giàu

    Gương sáng bản làng -
    Là người có uy tín, ông Hà Văn Hè, ở bản Đen, xã Mường Chanh, huyện Mai Sơn, luôn nêu gương, đi đầu trong các phong trào làm kinh tế, trở thành “cầu nối” tin cậy giữa nhân dân và chính quyền, tích cực vận động bà con trong bản đổi mới tư duy, phương thức sản xuất vươn lên làm giàu.