Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Cần bảo vệ quyền lợi cho người dân

Công trình thi công đã xong, Công ty trúng thầu thi công đã rút "bặt vô âm tín", chỉ còn những người dân lao đao vì đã "trót" cung cấp vật liệu, cho thuê máy móc và bỏ công làm thuê cho Công ty nhưng vẫn chưa được thanh toán tiền. Đó là sự việc xảy ra giữa Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng CT Thăng Long, đơn vị thi công 3 dự án trên địa bàn xã Mường Men, huyện Vân Hồ và một số người dân nơi đây.

Nhà thầu nợ tiền người dân đã "mất tích"

Nhận được thông tin của người dân, phóng viên Báo Sơn La đã đến nhà ông Hà Văn Toan, ở bản Nà Pa, xã Mường Men, huyện Vân Hồ để tìm hiểu sự việc. Tại đây, hơn chục người dân ngồi chờ sẵn để cung cấp thông tin. Bà con cho biết Công ty CP tư vấn và xây dựng CT Thăng Long (gọi tắt là Công ty Thăng Long, có trụ sở tại tầng 8, số 78, toà nhà Sa Nam, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội), do ông Lê Ngọc Quang làm Giám đốc, được Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Vân Hồ lựa chọn là nhà thầu thi công một số dự án trên địa bàn xã Mường Men.

Phóng viên Báo Sơn La trao đổi với người dân xã Mường Men về việc Công ty Cổ phần tư vấn và xây dựng CT Thăng Long nợ tiền.

Trong thời điểm thi công, Công ty đã nợ tiền mua vật liệu, thuê nhân công và máy móc của nhiều người dân trên địa bàn xã, nhưng đến nay vẫn chưa thanh toán tiền, gây bức xúc cho nhân dân trong nhiều năm qua. Năm 2017, Công ty Thăng Long xây dựng các công trình: Trụ sở làm việc Đảng ủy, HĐND - UBND xã Mường Men (tổng mức đầu tư gần 7,5 tỷ đồng); nhà lớp học tiểu học bản Cóm, xã Mường Men (tổng mức đầu tư trên 1 tỷ đồng). Năm 2018, thi công công trình khắc phục bão lũ tuyến đường từ xã Chiềng Khoa - Mường Men (tổng mức đầu tư trên 5 tỷ đồng). Trong quá trình triển khai các dự án, ông Lê Ngọc Quang đã thuê 4 máy xúc san gạt đất sạt lở để thông tuyến; 6 xe ô tô tải vận chuyển đất, đá; 50 nhân công làm rọ đá và mua vật liệu của người dân.

Ông Hà Văn Toan cùng hơn chục người dân bức xúc chia sẻ câu chuyện: "Do đã "trót" bỏ máy móc, phương tiện và công sức để làm thuê cho Công ty Thăng Long, nhưng Công ty không thanh toán tiền, nên ngày 1/7/2019, tôi và nhiều người cho thuê máy móc tạm dừng thi công. Thời điểm đó, ông Nguyễn Trung Kiên, cán bộ Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Vân Hồ (Ban quản lý) đã gặp và vận động tôi và các công nhân tiếp tục thi công, nhưng không ai đồng ý".

Cũng lâm vào tình cảnh "nợ chồng nợ", ông Hoàng Văn Đức, bản Páng, xã Chiềng Khoa, được Công ty Thăng Long thuê để làm rọ đá kè phần đường bị sạt lở đoạn Chiềng Khoa - Mường Men. Sau đó, ông Đức đã thuê thêm 50 người dân ở các bản trên địa bàn xã cùng làm. Khi công trình hoàn thành, Công ty không thanh toán tiền công khiến ông Đức bỗng dưng trở thành "con nợ". Ngoài việc lao động để kiếm tiền thì ông Đức không biết lấy tiền đâu để trả cho người dân.

Ông Hoàng Văn Đức bức xúc: “Công ty thuê chúng tôi xếp 2.000 rọ đá, với mức tiền công 240.000 đồng/rọ, thế nhưng Công ty mới thanh toán cho tôi 30 triệu đồng, còn lại không trả. Do tôi không có tiền trả nhân công, nhiều người làm công đến đòi dỡ nhà, bắt trâu, bò của nhà tôi. Vì số tiền quá lớn, nên gia đình không xoay sở được". 

Một phần rọ đá kè phần đường bị sạt lở đoạn Chiềng Khoa - Mường Men.

   Ông Hoàng Văn Đức thông tin thêm: "Đợt thi công kè đá, do không đòi được tiền công, rất nhiều lần tìm đến lãnh đạo huyện Vân Hồ để giải quyết, nhưng không ai tiếp chúng tôi. Bức xúc quá nên chúng tôi đã đổ đất chặn đường không cho đơn vị thi công tiếp tục công việc. Biết làm như vậy là vi phạm, nhưng chúng tôi không còn cách nào khác. Hôm đó, lãnh đạo huyện đã hứa giải quyết cho chúng tôi, nhưng trước mắt yêu cầu chúng tôi giải phóng đường vào công trình”.

Ngày 10/12/2019, ông Lê Ngọc Quang đã gọi điện cho ông Hà Văn Toan hẹn gặp tại huyện Vân Hồ, có cả ông Nguyễn Trung Kiên, cán bộ Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Vân Hồ. Sau khi bàn bạc, 3 bên thống nhất lập Biên bản xác nhận công nợ vào cùng ngày với chữ ký của 3 bên, gồm các ông: Lê Ngọc Quang, Nguyễn Trung Kiên và hai ông: Hà Văn Toan, Hoàng Văn Đuyến, đại diện cho 13 người dân bị Công ty Thăng Long nợ tiền.

Biên bản xác nhận công nợ giữa các bên ngày 10/12/2019

Biên bản xác nhận công nợ giữa các bên nêu rõ: Ông Lê Ngọc Quang, đại diện Công ty Thăng Long xác nhận công nợ đối với 13 người dân cung cấp vật liệu và nhân công để phục vụ quá trình thi công các công trình, gồm: Trụ sở làm việc Đảng ủy, HĐND-UBND xã Mường Men; nhà lớp học tiểu học bản Cóm, xã Mường Men; công trình khắc phục bão lũ Chiềng Khoa - Mường Men bước 1 và 2, với danh sách công nợ cụ thể: Tổng số tiền là 1 tỷ 147 triệu đồng (trong đó, công trình lớp học 83 triệu đồng, trụ sở UBND xã 30 triệu đồng, công trình khắc phục lũ bão 1 tỷ 034 triệu đồng).

Công trình nhà lớp học tiểu học bản Cóm, xã Mường Men đã hoàn thành nhưng chưa được bàn giao đưa vào sử dụng.

Đồng thời, ông Lê Ngọc Quang cam kết sẽ "không thanh toán số tiền của dự án nhà lớp học bản Cóm và Trụ sở làm việc Đảng ủy, HĐND - UBND xã Mường Men vào việc khác, cam kết đề nghị Ban Quản lý dự án Đầu tư và xây dựng huyện Vân Hồ giữ lại số tiền của 2 dự án trên để chi trả công nợ cho 13 người dân ở xã Mường Men".

Đại diện 13 hộ dân cam kết tạo điều kiện cho Công ty Thăng Long hoàn thành công việc còn tồn đọng của các dự án để sớm thanh quyết toán và đề nghị Ban Quản lý giữ lại số tiền của Công ty Thăng Long để thanh toán cho 13 người dân ở xã Mường Men.

Tin vào lời hứa của những người có trách nhiệm, cùng với cam kết sẽ trả tiền của Nhà thầu thi công, những người dân lại bỏ công, bỏ sức, tiếp tục hoàn thành các hạng mục còn lại của các công trình. Nhưng kết quả lại không như họ mong đợi, nợ cũ không được trả, nợ mới lại chồng thêm. Người dân đã viết đơn kiến nghị gửi UBND xã Mường Men, nhiều lần lên gặp UBND huyện Vân Hồ, Ban Quản lý.

Ngày 11/5/2020, UBND huyện Vân Hồ có văn bản số 1415/UBND-KTHT về việc trả lời đơn của công dân Hà Văn Toan, Hoàng Văn Đuyến, Vì Văn Phượng, trong đó có đoạn:"UBND huyện đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng, Phòng Kinh tế và hạ tầng gặp trực tiếp ông Lê Ngọc Quang yêu cầu chi trả nợ cho nhân dân, đồng thời yêu cầu Ban Quản lý dự án giữ lại số tiền bảo hành và ngừng thanh toán cho đơn vị thi công, thường xuyên gọi điện đôn đốc ông Quang phải khẩn trương trả tiền cho dân như đã cam kết nhưng không liên lạc được"...

Cửa nhà lớp học tiểu học bản Cóm luôn trong tình trạng bị khóa.

Ông Toan buồn rầu: Chủ đầu tư gọi mà còn không liên lạc được thì chúng tôi biết gọi đi đâu. Cực chẳng đã, chúng tôi mới phải giữ chìa khóa công trình nhà lớp học tiểu học bản Cóm, mặc dù công trình đã hoàn thành vào 7/2020. Từ đó đến nay, chúng tôi cũng chẳng được trả thêm chút tiền nào.

Cần sự vào cuộc nghiêm túc, trách nhiệm

           

Sau cuộc làm việc với người dân, Báo Sơn La đã có công văn đề nghị UBND huyện Vân Hồ phối hợp trao đổi thông tin liên quan đến sự việc. Ngày 27/4/2021, trong Công văn số 851/UBND-KTHT của UBND huyện Vân Hồ trả lời Báo Sơn La, có nêu: "Đối với công nợ của Công ty Thăng Long ở 2 dự án: Nhà lớp học tiểu học bản Cóm, xã Mường Men, huyện Vân Hồ; Trụ sở làm việc Đảng ủy, HĐND - UBND xã Mường Men do Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng huyện làm Chủ đầu tư, qua xác minh xác định số tiền nợ khoảng 200 triệu đồng. Ngay sau khi nắm bắt được tình hình doanh nghiệp nợ tiền của nhân dân, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng huyện đã giữ lại toàn bộ số tiền bảo hành của dự án Trụ sở làm việc Đảng ủy, HĐND - UBND xã Mường Men và không làm thủ tục thanh toán cho đơn vị thi công số tiền khoảng 200 triệu đồng. Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng huyện rất nhiều lần mời Giám đốc doanh nghiệp đến làm việc để tìm cách tháo gỡ cho nhân dân xã Mường Men, Ban đã cử cán bộ kỹ thuật xuống làm việc trực tiếp với doanh nghiệp để sớm trả tiền cho nhân dân, nhưng đến nay Giám đốc doanh nghiệp không hợp tác và cũng không liên lạc được. Hiện tại, số tiền bảo hành trên Ban Quản lý đang giữ..."

Nói về số tiền 2 dự án cam kết giữ lại để trả cho người dân như Biên bản đã ký ngày 10/12/2019 giữa 3 bên, qua trao đổi điện thoại với phóng viên ngày 28/5/2021, ông Nguyễn Trung Kiên, cán bộ Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng huyện Vân Hồ, cho biết: Thời điểm viết biên bản xác nhận công nợ chỉ còn 200 triệu đồng chưa thanh toán cho Công ty Thăng Long (???). Ông Kiên còn khẳng định đã thông tin cho người dân biết. Nhưng ông Hà Văn Toan lại phủ nhận: Ông Kiên không hề nói đến số tiền 200 triệu đồng, vì tiền Công ty nợ chúng tôi là hơn một tỷ đồng, nếu biết chỉ còn 200 triệu đồng thì làm gì chúng tôi ký biên bản. Hơn nữa, nhà lớp học lúc đó còn chưa xong, làm sao đã thanh toán hết tiền cho bên thi công được...

Để giải đáp những băn khoăn của người dân, ngày 2/6, phóng viên Báo Sơn La đã trao đổi qua điện thoại, đề nghị Ban Quản lý dự án cung cấp tiến độ thanh toán 2 công trình vì liên quan đến Biên bản cam kết ký ngày 10/12/2019 giữa 3 bên, nhưng ông Kiên nói phải xin ý kiến của ông Nguyễn Mạnh Thắng, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Vân Hồ. Phóng viên đã gọi nhiều cuộc điện thoại, nhưng ông Nguyễn Mạnh Thắng không nghe máy.

Cũng theo Công văn số 851/UBND-KTHT của UBND huyện Vân Hồ, để giải quyết triệt để, UBND huyện đã giao cho các cơ quan đơn vị hướng dẫn các hộ gia đình hoàn thiện hồ sơ, thủ tục khởi kiện Công ty Thăng Long ra Tòa... Nhưng ngày 3/6, ông Hà Văn Toan khẳng định: Không có ai hướng dẫn, hay giúp đỡ chúng tôi trong việc khởi kiện Công ty này. Số tiền cả tỷ đồng, không biết bao giờ chúng tôi mới đòi được.

Một phần phía trên cống nước phía trước sân nhà lớp học tiểu học bản Cóm đang xuống cấp...

Đã có 2 công trình được đưa vào sử dụng, một công trình còn nằm đó, một số hạng mục đã bắt đầu hư hỏng. 13 hộ dân xã Mường Men vẫn đang mòn mỏi chờ đợi được thanh toán tiền mồ hôi, công sức của mình từ lời hứa của những người có trách nhiệm. Người dân đang rất cần sự vào cuộc nghiêm túc, trách nhiệm của các cơ quan chức năng huyện Vân Hồ để giải quyết dứt điểm vụ việc, bảo vệ quyền lợi cho người dân.

Vũ Tuấn - Duy Tùng

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Vận hành thông suốt mô hình chính quyền địa phương

    Vận hành thông suốt mô hình chính quyền địa phương

    Cải cách hành chính -
    Sau mười ngày chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, những lo ngại về tình trạng quá tải, gây chậm trễ việc giải quyết thủ tục hành chính đã được giải tỏa. Bộ máy chính quyền cơ sở đã triển khai nhiều giải pháp linh hoạt, hiệu quả, hoạt động ổn định, thông suốt, đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân, doanh nghiệp.
  • 'Nâng cao chất lượng công tác nội chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp

    Nâng cao chất lượng công tác nội chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 10/7, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 và quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp.
  • 'Xuân Nha chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Xuân Nha chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Kinh tế -
    Xuân Nha là xã được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai xã Xuân Nha và Tân Xuân, có diện tích tự nhiên 263,37 km², dân số 10.110 người. Phát huy lợi thế, UBND xã chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, vận động nhân dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.
  • 'HTX kết nối tiêu thụ nông sản địa phương

    HTX kết nối tiêu thụ nông sản địa phương

    Kinh tế -
    Với mong muốn thay đổi tư duy làm nông nghiệp và tìm hướng đi bền vững cho nông sản, HTX Nông nghiệp Mạnh Khôi, xã Mường Bú, tích cực đổi mới hoạt động, đã chủ động liên kết sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản địa phương.
  • 'Hạt nhân thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

    Hạt nhân thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

    Kinh tế -
    Sơn La là tỉnh được tham gia Đề án thí điểm “Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) triển khai thực hiện từ năm 2022. Sau gần 3 năm, đề án đã góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững tại địa phương.
  • 'Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

    Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

    Xã hội -
    Dưới tác động của biến đổi khí hậu, những năm gần đây, tại tỉnh Sơn La xảy ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, nhiều đợt nắng nóng kéo dài, cùng với nhiều trận mưa lớn kèm theo gió lốc, mưa đá, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất... gây thiệt hại lớn đến đời sống và sản xuất. Chủ động ứng phó, các cấp, các ngành toàn tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp, nhằm giảm thiểu tác động xấu của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân.
  • 'Bảo vệ quyền, lợi ích cho người cao tuổi

    Bảo vệ quyền, lợi ích cho người cao tuổi

    Xã hội -
    Toàn tỉnh hiện có hơn 118.300 hội viên người cao tuổi, chiếm 10% dân số. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người cao tuổi, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh truyền thông, nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý, nhất là với người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ pháp lý miễn phí theo quy định.
  • 'Nâng cao đời sống tinh thần hội viên

    Nâng cao đời sống tinh thần hội viên

    Văn hóa - Xã hội -
    Thời gian qua, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã vận động hội viên tham gia các câu lạc bộ văn nghệ, thể thao, dân vũ, chăm sóc sức khỏe, xây dựng gia đình hạnh phúc..., góp phần nâng cao đời sống tinh thần và thu hút hội viên tham gia phong trào hội.